Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay

June 30, 2023
Hậu môn - trực tràng
Mục lục chính [Ẩn]

    Bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 là gì, có nguy hiểm và có chữa được không” là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất Google thời gian vừa qua. Chính vì vậy việc nắm bắt thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa và địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của căn bệnh là vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi người. Mời bạn đọc tiếp tục tham khảo các thông tin dưới đây.

    Bị trĩ hỗn hợp độ 1 là như thế nào? Có nguy hiểm không?

    Có lẽ tên gọi căn bệnh “trĩ hỗn hợp độ 1” còn xa lạ đối với nhiều người bởi  hai phân loại phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoại được biết đến nhiều hơn. Vậy trĩ hỗn hợp là gì?

    Trĩ hỗn hợp là một dạng phức tạp của bệnh trĩ khi đó bệnh nhân có xuất hiện đồng thời cả các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại xen kẽ với nhau.

    Tương tự như các bệnh trĩ đơn khác bệnh trĩ hỗn hợp chia làm 4 cấp độ và trĩ hỗn hợp độ 1 là giai đoạn khởi phát - cấp tính của trĩ hỗn hợp.

    Trĩ hỗn hợp độ 1 là giai đoạn các búi trĩ nội bên trong lòi ra ngoài hậu môn cùng với các búi trĩ ngoại phát triển khiến người bệnh có biểu hiện chảy máu ở hậu môn khi đi đại tiện.

    Bệnh trĩ hỗn bởi sự phát triển đồng thời của cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại nên khó theo dõi và nguy hiểm hơn, tuy nhiên ở giai đoạn 1 trĩ hỗn hợp có thể được phát hiện qua các triệu chứng bộc lộ rõ ràng trên người bệnh.

    Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng trĩ hỗn hợp độ 1

    Vì đặc thù của bệnh là sự kết hợp giữa các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại xuất hiện đồng thời và xen kẽ với nhau nên trĩ hỗn hợp cấp 1 có xuất hiện cả triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại.

    Trĩ hỗn hợp độ 1 là giai đoạn hình thành búi trĩ, búi trĩ nội bên trong ảnh hưởng đến hậu môn gây ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Đồng thời, búi trĩ ngoại phát triển bên ngoài gây cho bệnh nhân cảm giác ngứa ngáy, cộm và khó chịu ở vùng hậu môn.

    Người bị trĩ hỗn hợp cấp độ 1 sẽ có những dấu hiệu thường gặp sau:

    • Đi đại tiện ra máu
    • Xuất hiện dịch nhầy bất thường chảy ra từ hậu môn
    • Ngứa, đau rát hậu môn
    • Sưng nề vùng hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài, có thể tự co hoặc phải lấy tay đẩy vào
    • Đau rát hậu môn bất thường, đau nhiều về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ
    • Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt

    Trĩ hỗn hợp thường được phát hiện khi trĩ nội đã phát triển đến giai đoạn mãn tính 3 hoặc 4, các triệu chứng rõ rệt hơn và làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy, những nguyên nhân nào khiến 1 người mắc trĩ hỗn hợp và có biện pháp phòng tránh căn bệnh khó chịu này không?

    Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp độ 1

    Cũng như các bệnh lý khác, bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 có các nguyên nhân đến từ chính chế độ sinh hoạt- ngủ nghỉ chưa hợp lý và các yếu tố khách quan khác như:

    • Chế độ ăn uống, vận động thiếu khoa học nên thường xuyên bị táo bón: Khi bị táo bón nhiều cơ thể sẽ sản sinh các búi trĩ trong và ngoài hậu môn tạo nên thể trĩ hỗn hợp
    • Phụ nữ mang thai: Do cấu tạo cơ thể của phái nữ khác nam giới, khi mang bầu vùng tử cung dễ gây áp lực lên vùng trực tràng hậu môn nên rất hay bị táo bón – từ đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp cấp 1
    • Bệnh nhân bị trĩ nội, trĩ ngoại lâu năm không chữa trị: Do sự chủ quan của bệnh nhân không đi khám chữa để hai loại trĩ này liên kết với nhau tạo nên trĩ hỗn hợp
    • Xuất hiện khối u ở khu vực hậu môn - trực tràng: Do khối u vùng trực tràng gây tổn thương hệ tĩnh mạch đường lược từ đó tạo điều kiện thuận lợi hình thành búi trĩ hỗn hợp
    • Người cao tuổi: Theo thời gian khối cơ và hệ tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ bị thoái hóa chèn ép xuống phần hậu môn và hình thành trĩ hỗn hợp

    Cũng chính vì vậy mà điều trị dứt điểm trĩ hỗn hợp khó khăn và phức tạp hơn so với các loại trĩ khác, nên nếu chưa mắc bệnh trĩ, chúng ta có thể phòng tránh bằng cách thay đổi lịch sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ và thể thao một cách khoa học:

    • Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, ăn cân bằng hai loại thực phẩm chứa đạm và chất xơ. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho đường tiêu hóa và đại tràng giúp việc đại tiện dễ dàng hơn
    • Ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày: Để các cơ quan tiêu hóa được hoạt động hiệu quả cơ thể cần >6 tiếng nên để giữ gìn sức khỏe nên tránh thức đêm và ngủ đủ giấc
    • Tập luyện thể thao thường xuyên: Cố gắng hoạt động thể chất như chạy bộ, đánh cầu, đá cầu ít nhất 15 phút mỗi ngày để hệ tiêu hóa cũng được hoạt động. Tránh ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu một tư thế. Đối với những người làm văn phòng cần đứng lên di chuyển vận động nhẹ nhàng sau 1-2 tiếng ngồi
    • Đi vệ sinh đều đặn, không nhịn khi buồn đại tiện: Khi mắc táo bón không nên cố rặn mà nên sử dụng thuốc và nghe theo chỉ định từ bác sĩ. Nếu táo bón quá thường xuyên cần đi khám ngay lập tức tránh để các búi trĩ phát triển.

    Những biến chứng nguy hiểm khi không chữa trĩ hỗn hợp dứt điểm, kịp thời

    Trĩ hỗn hợp độ 1 chỉ hình thành khi cùng lúc xuất hiện 2 loại trĩ,  khi trĩ nội đã sa ra ngoài hậu môn không co lên được tạo điều kiện cho búi trĩ nội-ngoại liên kết với nhau. Bệnh nhân trĩ hỗn hợp có biểu hiện phức tạp, khiến cho bệnh nhân đau đớn và gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày nên trĩ hỗn hợp cần có biện pháp chữa trị nhanh chóng, nếu không sẽ chuyển biến nguy hiểm:

    • Sa búi trĩ ra ngoài hậu môn: Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bệnh nhân ngay khi phát hiện các triệu chứng trĩ hỗn hợp cần được thăm khám và có phương án xử lý ngay trước khi búi trĩ lòi ra hẳn ngoài hậu môn không thể tự co vào (thậm chí không thể lấy tay ấn vào được)
    • Gây mất khả năng của hậu môn - trực tràng: Khi búi trĩ sưng to và viêm nhiễm sẽ gây viêm nhiễm lây tới vùng hậu môn - trực tràng
    • Ngất do thường xuyên bị xuất huyết: Khi trở nặng, trĩ hỗn hợp khiến cho người bệnh chảy máu thành tia hoặc thành dòng khi đại tiện, bệnh nhân mất máu nhiều và đột ngột dễ dẫn tới tình trạng sốc và ngất
    • Có nguy cơ cao bị ung thư hậu môn: Trĩ hỗn hợp làm mất đi những tế bào ở thành hậu môn do đó tế bào phải tự sản sinh bù đắp cho cơ thể. Trong quá trình sản sinh đó rất dễ sinh ra những tế bào ác tính gây ung thư.

    Các cách điều trị triệt để trĩ hỗn hợp độ 1 `

    Bệnh trĩ hỗn hợp cần được chữa trị nhanh chóng và triệt để bởi nếu không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh lý và sức khỏe tâm lý của người bệnh. Khi xuất hiện các biểu hiện, trĩ hỗn hợp cấp 1 vẫn có thể chữa khỏi dứt điểm nếu có phác đồ điều trị đúng đắn, khoa học và trình độ kỹ thuật cao.

    Thông thường khi mắc bệnh trĩ hỗn hợp cấp tính giai đoạn 1 sẽ có hai phương pháp điều trị là sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ, mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm và phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.

    Sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1

    Trong trường hợp búi trĩ chưa lòi ra ngoài quá nhiều và vẫn có thể tự co lại được vào trong hậu môn bác sĩ sẽ chỉ định điều trị trĩ hỗn hợp bằng các loại thuốc chuyên khoa nhằm co búi trĩ, kháng viêm, giảm sưng để búi trĩ tự tiêu biến.

    Ưu điểm:

    • Không cần nhập viện, điều trị tại nhà
    • Ít tốn kém hơn các cách điều trị khác
    • Chỉ áp dụng được với các trường hợp bệnh nhẹ

    Hạn chế:

    • Hiệu quả chậm hoặc rất chậm
    • Trong trường hợp bệnh nhân không uống thuốc và vệ sinh đúng cách thuốc sẽ không có tác dụng, có thể bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn do không có sự giám sát sát sao của đội ngũ y bác sĩ
    • Bệnh nhân dễ bỏ liều khi đỡ khiến bệnh không được điều trị dứt điểm, tái đi tái lại nhiều lần

    Do đặc thù có xuất hiện cả búi trĩ nội và ngoại nên hầu như các bệnh nhân phát hiện ra bệnh trĩ hỗn hợp độ 1 đều chuyển biến nặng và sẽ cần chữa trị bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật.

    Điều trị dứt điểm bệnh trĩ hỗn hợp cấp độ 1 bằng thủ thuật

    Khi không thể sử dụng thuốc để chữa khỏi nhưng lại chưa quá nghiêm trọng cần can thiệp phẫu thuật thì phương pháp điều trị trĩ bằng thủ thuật là lựa chọn hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất. Các thủ thuật được áp dụng phổ biến tại Việt Nam:

    • Kỹ thuật thắt dây chun: Là thủ thuật an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. Kỹ thuật này sẽ thắt một dải cao su đặc biệt quanh gốc trĩ nhằm cắt nguồn cung cấp máu. Phần dải búi trĩ sẽ bị co lại và rụng trong khoảng một tuần
    • Liệu pháp xơ hóa (Tiêm xơ): Được thực hiện qua ống soi, búi trĩ nội được định vị và tiêm chất làm mềm, thường là dung dịch phenol trong dầu thực vật vào lớp dưới niêm mạc. Chất xơ xơ hóa cố định ống hậu môn và làm tiêu biến mô trĩ
    • Đốt laser: Bằng cách dùng carbon dioxide hoặc Nd Yag Laser búi trĩ sẽ được đốt teo hoặc cắt bỏ. Chùm tia Laser loại bỏ mô trĩ hỗn hợp chính xác, nhanh chóng, không gây đau

    Chữa dứt điểm trĩ hỗn hợp độ 1 bằng phẫu thuật

    Can thiệp phẫu thuật được chỉ định đối với các trường hợp mắc trĩ hỗn hợp cấp tính độ 1 vừa và nặng, khi đó các búi trĩ có nguy cơ viêm nhiễm thậm chí mưng mủ gây ảnh hưởng đến các cơ quan vùng dưới. Chính vì vậy để chữa trị tận gốc và hạn chế tái lại nhiều lần các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân sử dụng các cách phẫu thuật dưới đây:

    • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II đem lại hiệu quả vượt trội và toàn diện nhất hiện nay. Phương pháp HCPT sử dụng dòng điện cao tần thắt chặt các mạch máu để cố định búi trĩ rồi sử dụng dao điện để cắt bỏ chúng
    • Khâu treo triệt mạch THD dựa vào siêu âm Doppler để định vị vị trí của động mạch trĩ, từ đó khâu thắt động mạch trên đường lược an toàn và hạn chế tối đa biến chứng
    • Phương pháp PPH cải tiến sử dụng máy khâu nối để cắt triệt để cách mạch nuôi các búi trĩ, tiếp theo sẽ tiến lên phía trên đường lược và cắt bỏ phần niêm mạc.

    Xem thêm : [ Review ] 10+ cách chữa trĩ hỗn hợp tại nhà đơn giản dễ thực hiện nhất 2023

    Điều trị trĩ hỗn hợp độ 1 tận gốc ở đâu uy tín và hiệu quả?

    Vì trĩ hỗn hợp dễ chuyển biến phức tạp nên việc điều trị bệnh nên được thực hiện tại cơ sở có chuyên môn và uy tín. Do vậy, bệnh nhân cần có lựa chọn thông minh để chữa bệnh dứt điểm, hạn chế biến chứng và không tái phát.

    Tại Hà Nội, Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng là cơ sở y tế được nhiều người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh trĩ hỗn hợp nhất. Khi thăm khám và điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng bệnh nhân sẽ được hưởng dịch vụ chữa bệnh:

    • Thăm khám trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có thâm niên tới 40 năm kinh nghiệm chuyên khoa hậu môn - trực tràng
    • Sử dụng các thiết bị công nghệ tân tiến nhất nhập khẩu từ các nước đứng đầu thế giới về y tế: Mỹ, Anh, Nhật, Hàn,... đạt chuẩn Bộ Y Tế đảm bảo tỷ lệ chẩn đoán chính xác 99,99%
    • Chi phí khám chữa bệnh công khai, minh bạch và không vượt quá kinh phí dự trù trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật
    • Phác đồ điều trị riêng từng bệnh nhân, kết hợp can thiệp thủ thuật và sử dụng thuốc có chỉ định  
    • Phòng khám nằm ngay mặt đường, cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi đầy đủ và thuận lợi cho người nhà bệnh nhân đến thăm và ở lại chăm sóc

    Nếu có nhu cầu thăm khám và chữa khỏi hoàn toàn không tái lại bệnh trĩ hỗn hợp độ 1, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0243 9656 999 hoặc để lại số điện thoại để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tư vấn sớm nhất cho bạn.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status