Cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo rất quan trọng giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh và nếu bạn đã bị mắc nấm âm đạo sẽ tránh nguy cơ tái phát và giúp quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Thế nhưng không phải chị em nào cũng nắm vững cách vệ sinh vùng kín đúng cách. Bạn có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách vệ sinh vùng kín khi bị nấm âm đạo đúng cách.
Nấm âm đạo là bệnh gì?
Nấm âm đạo là một trong những căn bệnh phổ biến và thường gặp ở chị em phụ nữ. Thế nhưng thực tế cho thấy, nhiều chị em chưa nắm rõ thông tin về căn bệnh này cũng như cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo khiến bệnh diễn biến phức tạp và khó chữa trị dứt điểm.
Thông thường âm đạo của nữ giới thường có sự cân bằng giữa vi khuẩn và nấm men giúp âm đạo khỏe mạnh. Nhưng khi có 1 yếu tố mất cân bằng nào đó sẽ khiến vùng kín bị xáo trộn và khiến nấm âm đạo phát triển quá mức gây nên tình trạng viêm nhiễm, kích ứng.
Thống kê cho thấy có tới 75% chị em từng bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong đời. Mặc dù đây không phải căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục những căn bệnh này có liên quan đến việc quan hệ tình dục trong đó có quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Khi bị nhiễm nấm âm dạo bạn sẽ thấy có những triệu chứng khó chịu như: vùng âm đạo và âm hộ bị sưng tấy, nóng đỏ, đau rát và khó chịu mỗi lần đi tiểu, đau và khó chịu khi quan hệ tình dục, dịch âm đạo đặc hoặc thay đổi về màu sắc, lượng dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn...
Nhiễm nấm âm đạo có triệu chứng tương tự như những tình trạng viêm nhiễm phụ khoa khác do đó bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Nguyên nhân gây nấm âm đạo phổ biến và thường gặp
Nguyên nhân gây nấm âm đạo chủ yếu là sự mất cân bằng trong âm đạo khi lượng nấm Candida albicans tăng cao hơn bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố gây nấm âm đạo trong đó có cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo.
Bạn có thể gặp phải tình trạng nhiễm nấm âm đạo do những nguyên nhân dưới đây:
- Lượng hormone bị thay đổi: Đó là những thay đổi khi mang thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai dẫn đến sự mất cân bằng ở âm đạo.
- Mắc bệnh tiểu đường: Khi mắc bệnh tiểu đường, nếu bạn không kiểm soát tốt sẽ làm tăng lượng đường trong màng nhầy, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Sử dụng thuốc kháng sinh phát triển: Các loại thuốc này sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở trong âm đạo làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.
- Thụt rửa âm đạo: Cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo này là thói quen, hành động làm mất cân bằng môi trường âm đạo, ảnh hưởng đến sự thay đổi của môi trường âm đạo.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Thường gặp ở những người bị dương tính với bệnh HIV, rối loạn hệ thống miễn dịch... cũng tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển mất cân bằng và không kiểm soát được.
- Quan hệ tình dục không an toàn: mặc dù nấm âm đạo không được xem là căn bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục nhưng vẫn có thể lây từ người này sang người khác nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn.
Có thể thấy một trong những nguyên nhân gây nấm men là vệ sinh khi bị nấm âm đạo không đúng cách. Do đó bạn nên chú ý đến việc vệ sinh vùng kín khi mắc bệnh.

Hướng dẫn cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo đúng cách
Âm đạo là bộ phận nhạy cảm trong cơ thể do đó bạn cần chú ý chăm sóc đúng cách để đảm bảo an toàn, đặc biệt là cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo đúng cách. Với những cách này, bạn cũng có thể áp dụng sau khi chữa khỏi bệnh nấm âm đạo.
Bước 1: Rửa xung quanh vùng âm đạo
Xung quanh âm đạo có rất nhiều mồ hôi, hơi ẩm tích tụ trong ngày dài do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại nấm men sinh sôi và phát triển. Do đó bạn nên tiến hành vệ sinh xung quanh âm đạo ít nhất ngày 1 lần.
Nếu bạn quan hệ tình dục thì nên vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. Nếu bạn đang có kinh nguyệt nên rửa nhiều lần để loại bỏ máu kinh.
Bước 2: Sử dụng dung dịch vệ sinh an toàn không mùi
Bạn có thể sử dụng nước ấm và các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không mùi để rửa vùng kín. Không nên sử dụng xà phòng tắm và có mùi hương sẽ làm âm đạo bị kích ứng, ngứa ngáy, làm mất cân bằng độ pH tự nhiên dẫn đến viêm nhiễm.
Trong trường hợp bạn bị dị ứng hoặc kích ứng với dung dịch vệ sinh thì nên dùng tay và khăn mềm để rửa vùng âm đạo nhưng không nên dùng các loại khăn cứng hoặc xơ mướp sẽ khiến vùng kín bị khô rát.
Bước 3: Kéo môi âm đạo và rửa các nếp quanh âm vật
Cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo được thực hiện bằng cách: Bạn nhẹ nhàng làm sạch các nếp gấp ở xung quanh âm đạo và nhẹ nhàng kéo môi âm đạo (mảnh da lớn bên ngoài âm hộ) một cách nhẹ nhàng rồi lau xung quanh các nếp gấp da bên trong. Bạn cũng có thể vệ sinh các nếp gấp da bên trong, vùng da trên âm vật và ngoài cửa âm đạo.
Chú ý: không nên để xà phòng lọt vào âm đạo sẽ dễ gây khô và kích ứng âm đạo.
Bước 4: Rửa phần hậu môn
Để vệ sinh vùng kín khi bị nấm âm đạo sau khi rửa xong âm hộ bạn nên chú ý vệ sinh tầng sinh môn (vùng giữa bộ phận sinh dục và hậu môn). Sau đó bạn rửa hậu môn và khe mông từ đằng trước ra đằng sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn và âm đạo.
Bước 5: Rửa lại vùng kín bằng nước ấm
Sau khi làm sạch vùng kín bằng dịch vệ sinh bạn nên rửa lại bằng nước ấm từ đằng trước ra đằng sau. Bạn nên rửa nhẹ nhàng, sạch bọt vì nếu xà phòng còn sót lại sẽ làm khô, kích ứng vùng da nhạy cảm ở vùng kín.
Bước 6: Thấm khô vùng kín bằng khăn sạch
Cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo bạn cần chú ý là thấm khô vùng kín bằng khăn sạch sau khi đã rửa sạch khu vực này. Bạn thấm hết nước vùng kín bằng khăn khô sạch và không nên chà xát mạnh sẽ gây đau rát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc ở nhiệt độ thấp và mát để làm khô vùng kín.

Cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo cần lưu ý những gì?
Để cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo hiệu quả và đạt kết quả tốt trong và sau quá trình thực hiện bạn cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Sử dụng nước ấm, nhẹ nhàng vệ sinh vùng kín. Nếu dùng vòi sen cầm tay cần tránh để tia nước xịt vào âm đạo vì dòng nước mạnh sẽ làm đau rát, mất cân bằng độ pH tự nhiên hoặc đưa vi khuẩn có hại vào tử cung.
- Sau mỗi lần đi vệ sinh bạn nên lau nhẹ nhàng vùng kín từ đằng trước ra đằng sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo hoặc niệu đạo. Chú ý không nên dùng giấy vệ sinh có hương thơm, phẩm màu, lotion vì sẽ làm kích ứng âm đạo, âm hộ.
- Thay băng vệ sinh hoặc tampon thường xuyên trong những ngày có kinh nguyệt. Tốt nhất nên thay băng vệ sinh ít nhất từ 3 – 4 tiếng 1 lần kể cả khi kinh nguyệt không nhiều. Bạn cũng không nên chọn băng vệ sinh hoặc tampon có mùi hương.
- Trước và sau khi quan hệ tình dục bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín, hãy đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
- Nên cởi quần áo ướt ra ngay sau khi tắm hoặc tập thể dục
- Giặt quần lót mới mua về trước khi sử dụng, sau khi giặt quần lót nên phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
- Sử dụng quần lót được làm bằng chất liệu vải cotton để ngăn ngừa kích ứng và thấm hút mồ hôi tốt.

Cách vệ sinh khi bị nấm âm đạo trên đây giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như tái phát. Tuy nhiên, cùng với những lưu ý về cách vệ sinh này, bạn cần tuyệt đối tuân thủ với các bác sĩ chuyên khoa về phương pháp chữa trị nấm phụ khoa để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả.