Bệnh trĩ có lây không là câu hỏi thắc mắc và lo lắng của rất nhiều người khi trong gia đình có nhiều thành viên cùng bị mắc bệnh trĩ. Đây là bệnh lý phổ biến có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao. Việc tìm hiểu các biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất giúp mọi người có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Vậy bệnh trĩ có bị lây không và lây qua đường nào? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ là đáp án chính xác nhất cho mọi người về câu hỏi này.
Bệnh trĩ có lây không?
Đối với câu hỏi “Bệnh trĩ có lây không?” PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm chuyên gia hậu môn trực tràng, phụ trách tư vấn chuyên môn tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng nhận định là “KHÔNG”! Bởi vì:
Trên thực tế: Bệnh trĩ (bao gồm cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp) không phải là căn bệnh có khả năng lây lan hay di truyền từ người này sang người khác qua các con đường như sử dụng chung đồ dùng cá nhân bồn tắm, quần áo, ngồi chung ghế, ngủ chung giường…
Việc trong một gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh trĩ là do có cùng một chế độ ăn uống và sinh hoạt giống nhau. Ngoài ra, nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh thì mới có khả năng di truyền bệnh trĩ, vì khuyết van tĩnh mạch là bệnh lý có tính di truyền và có nguy cơ gây ra bệnh trĩ.
Vậy, bệnh trĩ có lây lan không? Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hậu môn trực tràng khẳng định: Bệnh trĩ không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây lan trong tập thể cộng đồng qua việc tiếp xúc cá nhân.
Hầu hết các trường hợp bị mắc bệnh trĩ là do các nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau. Để có thể phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, mọi người cần phải nắm được các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì, từ đó có biện pháp bảo vệ bản thân tránh khỏi các nguy cơ có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ không đau hiệu quả nhất hiện nay [BẬT MÍ]
Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành của bệnh trĩ
PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm chia sẻ: Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến hay gặp nhất trong các bệnh lý xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng do sự căng giãn của hệ thống tĩnh mạch trong ống hậu môn vì thường xuyên phải chịu áp lực quá lớn nên bị căng giãn và phồng rối, gãy gập tạo thành các búi trĩ nội hoặc trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp làm cho vùng da xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm sưng đỏ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trĩ trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân chính phổ biến sau:
Thứ nhất: Chế độ ăn uống sinh hoạt chưa đúng
Nhiều người có thói quen ăn uống theo sở thích, ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ hay thức uống có gas, trong khi đó lại quên bổ sung nước và rau xanh khiến cơ thể thiếu hụt chất xơ, gây cản trở quá trình tiêu hóa, tăng nguy cơ bị táo bón lâu ngày, tạo thành bệnh trĩ.
Thứ hai: Duy trì thói quen không lành mạnh
Nhiều người có thói quen nhịn đi vệ sinh nặng khiến phân tích tụ lâu ngày trong cơ thể bị đại tràng hút nước làm cho phân trở nên khô và cứng khó đào thải ra ngoài hơn, gây ra tình trạng táo bón.
- Việc ngồi lâu trong nhà vệ sinh đọc báo chơi game xem điện thoại khiến các tĩnh mạch trong hậu môn phải chịu sức ép quá lớn, gây ra bệnh trĩ.
- Thói quen vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm hậu môn, tổn thương các tĩnh mạch, dây chằng trong hậu môn gây căng giãn và tạo thành búi trĩ.
- Giới trẻ ngày nay thường có sở thích quan hệ bằng “cửa sau” để tìm cảm giác mới mẻ khi yêu, đặc biệt là tình trạng quan hệ đồng giới, nhưng theo các chuyên gia, hậu môn không phải để quan hệ, không có khả năng đàn hồi như âm đạo và không tiết dịch bôi trơn được nên dễ bị tổn thương, gây ra bệnh trĩ và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Thứ ba: Do đặc trưng công việc
Những người thường xuyên ngồi lâu một chỗ, ít vận động như tài xế, thợ may, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng khiến trọng lượng cơ thể dồn ép xuống ổ bụng và vùng hậu môn, các tĩnh mạch trong hậu môn phải chịu sức ép quá lớn, tạo thành búi trĩ.
Những người thường xuyên phải mang vác nặng, làm việc quá sức cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ nhất.
Công việc căng thẳng và áp lực tâm lý gây stress, mệt mỏi
Thứ tư: Do bệnh lý khác
Người bệnh mắc một số bệnh lý như kiết lị, rối loạn tiêu hóa, thói quen đi vệ sinh không ổn định, lúc táo bón, lúc tiêu chảy khiến hậu môn bị tổn thương tạo thành các búi trĩ.
Hệ thống dây chằng nâng đỡ lớp niêm mạc hậu môn bị suy yếu
Thứ năm: Do mang thai hoặc sinh nở
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh là đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ do trọng lượng thai nhi dồn xuống vùng xương chậu và hậu môn, hoặc do khi sinh nở phụ nữ phải dùng sức rặn mạnh để đẩy thai ra ngoài dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch hậu môn.
Ngoài ra, người cao tuổi và trẻ nhỏ cũng là đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ rất cao.
Như vậy, mọi người đã biết nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì và không còn lo lắng bệnh trĩ có lây không. Việc nắm được các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mọi người có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Nếu mọi người còn thắc mắc bệnh trĩ ngoại có lây không hay bệnh trĩ nội có lây không thì các chuyên gia khẳng định là KHÔNG, vì thế mọi người hoàn toàn có thể yên tâm không cần lo lắng bị lây bệnh trĩ qua tiếp xúc gần với người bệnh.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ là căn bệnh khó nói xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng nên người bệnh thường có tâm lý xấu hổ e ngại không chịu thăm khám dẫn đến việc bệnh để lâu kéo dài không được chữa trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Chảy máu hậu môn, đi ngoài ra máu dẫn đến mất máu và thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể suy nhược mệt mỏi
- Gây nhiễm trùng máu do bệnh trĩ hình thành nên các áp xe hậu môn, hiện tượng chảy mủ, nhiễm trùng lan rộng ra khu vực xung quanh, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
- Gây sa nghẹt búi trĩ khi bệnh chuyển nặng, búi trĩ phát triển to và bị cơ vòng hậu môn co bóp chèn ép khiến búi trĩ bị nghẹt, ngăn cản quá trình lưu thông máu đến búi trĩ, gây phù nề, búi trĩ to và cứng hơn, người bệnh cảm thấy đau đớn, vướng víu và khó chịu.
- Gây tắc mạch trĩ nội, tắc mạch trĩ ngoại
- Nguy cơ bội nhiễm, gây viêm nhiễm hậu môn.
- Chức năng hậu môn bị rối loạn, người bệnh đại tiện không tự chủ
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về da.
Bệnh trĩ gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù chúng ta không cần lo lắng bệnh trĩ có lây được không nhưng cần chủ động và tích cực hơn trong việc khám và điều trị bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ lây lan hiệu quả
Bệnh trĩ có lây không đã không còn là câu hỏi lo lắng đối với người bệnh. Tuy nhiên, những tác hại nguy hiểm mà bệnh trĩ gây ra đối với sức khỏe cơ thể là rất lớn. Vì vậy, việc điều trị bệnh là rất quan trọng. Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp.
1. Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa
Việc chữa trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa được chỉ định áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, búi trĩ còn nhỏ và chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Thuốc chữa bệnh trĩ được bào chế có thể là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau búi trĩ, và giảm đau, giúp cầm máu hiệu quả, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài ngày dùng thuốc.
Tuy nhiên, thuốc chữa bệnh trĩ thường gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Do đó người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Xem thêm: 10+ cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng
2. Cách chữa bệnh trĩ bằng biện pháp can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa là phương án cuối cùng mà bác sĩ buộc phải áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ nặng, búi trĩ phát triển to và lòi ra khỏi hậu môn. Việc phải cắt bỏ búi trĩ mới có thể bảo đảm an toàn được cho người bệnh và chữa trị bệnh triệt để.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa phổ biến nhất hiện nay là:
Cắt trĩ bằng phương pháp truyền thống :
Milligan Morgan, Ferguson, White Head là các phương pháp cắt trĩ truyền thống dành cho người mắc bệnh trĩ độ 3,4 hay trĩ hỗn hợp. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên sẽ gây đau đớn nhưng đạt hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, việc cắt trực tiếp búi trĩ sẽ làm cho lớp đệm ống hậu môn bị mất đi, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng bị són phân sau khi điều trị khỏi bệnh.
Cắt trĩ bằng phương pháp phẫu thuật Longo :
Phẫu thuật Longo là phương pháp cắt trĩ hiện đại mang lại kết quả khả quan cho người bệnh, giúp giảm cảm giác đau đớn sau mổ, rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn gây nhiều đau đớn và có thể biến chứng hẹp hậu môn, nhiễm trùng hậu môn.
Cắt trĩ không đau bằng phương pháp HCPT :
Hiện nay với sự tiến bộ và phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại thì người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn cách chữa bệnh trĩ tiên tiến để thay thế cách chữa bệnh truyền thống.
Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đã và đang áp dụng cách chữa bệnh trĩ cho bệnh nhân bằng phương pháp HCPT. Đây là phương pháp chữa bệnh được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về mức độ an toàn cũng như hiệu quả điều trị.
Bác sĩ không dùng dao mổ cắt trĩ mà sử dụng thiết bị y tế tạo ra dòng điện cao tần, với mức nhiệt hoạt động từ 80ºC - 900ºC sẽ làm đông và thắt nút các mạch máu, búi trĩ sẽ lập tức rụng đi mà không gây ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Hiệu quả điều trị an toàn cao, không tái phát, người bệnh không cảm thấy đau đớn nhiều, hạn chế chảy máu, rút ngắn thời gian điều trị.
Để phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh trĩ và việc điều trị đạt hiệu quả, mọi người nên chú ý:
- Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát
- Tập thể dục thường xuyên
- Tránh ngồi quá lâu
- Đi cầu vào một thời gian cố định
Những thông tin chia sẻ về bệnh trĩ có lây không sẽ giúp mọi người nhận biết được thủ phạm chính gây ra bệnh trĩ là gì, từ đó có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hiệu quả. Nếu còn có thắc mắc gì thêm về nguyên nhân gây bệnh trĩ hay các bệnh lý liên quan khác, mọi người hãy gọi điện thoại đến số máy: 0243.9656.999 để được các chuyên gia sẽ tư vấn và hỗ trợ miễn phí.