Bệnh trĩ ngoại độ 2 là giai đoạn 2 của bệnh trĩ, ở thời điểm này triệu chứng đã xuất hiện rõ ràng nên người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết được. Tuy nhiên nhiều người chủ quan không đi khám khiến triệu chứng thêm nghiêm trọng và tiến triển giai đoạn nặng hơn. Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh trĩ ngoại giai đoạn 2 mà người bệnh cần biết để sớm thăm khám và điều trị.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 là như thế nào ?
Bệnh trĩ ngoại đặc trưng với búi trĩ xuất hiện bên dưới đường lược, rìa hậu môn và hoàn toàn có thể phát hiện bằng cảm quan ngay từ đầu. Trĩ ngoại không phân độ mà sẽ thường được chia thành 4 giai đoạn, trong đó bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 là giai đoạn trung bình, phát triển sau giai đoạn đầu của bệnh.
Triệu chứng bệnh trĩ ngoại cấp độ 2
Búi trĩ ngoại giai đoạn 2 đã phát triển kích thước lớn hơn giai đoạn 1, cùng với đó vùng rìa mép hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác nên thường sẽ gây đau hơn. Các triệu chứng bệnh trĩ ngoại độ 2 mà người bệnh có thể nhận biết bao gồm:
- Hậu môn đau rát: Trĩ ngoại gây đau rát hậu môn ngay từ giai đoạn đầu, do búi trĩ nằm ở vị trí nhiều dây thần kinh cảm giác. Cơn đau sẽ tăng lên khi đi đại tiện, ngồi xuống hoặc đi lại.
- Sa trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại gia tăng kích thước, kèm theo đó là các đường tĩnh mạch ngoằn ngoèo được bao quanh gây khó khăn, cộm vướng khi đi đại tiện hoặc trong sinh hoạt hàng ngày.
- Ngứa ngáy hậu môn: Búi trĩ ngoại tiết dịch ẩm ướt khiến hậu môn rất dễ bị sưng đỏ, viêm nhiễm khó chịu.
- Đi ngoài ra máu: Số lượng máu không nhiều, búi trĩ ma sát với phân khi đại tiện dễ bị tổn thương dẫn đến chảy máu.
Hình ảnh chi tiết bệnh trĩ ngoại cấp độ 2
Cùng với các triệu chứng nhận biết thì hình ảnh về bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 cũng rất quan trọng. Nhận biết sớm hình ảnh trĩ ngoại ở giai đoạn 2 giúp bệnh nhân nhận biết tình trạng bệnh của mình để thăm khám sớm và tiến hành điều trị y tế ngay từ đầu.
Bệnh trĩ ngoại độ 2 có tự khỏi được không ?
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 không thể tự khỏi được mà cần phải điều trị y tế để khắc phục triệu chứng bệnh. Đây là giai đoạn trung bình của bệnh nên chưa gây ra quá nhiều nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Nếu phát hiện các triệu chứng trĩ ngoại độ 2, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chỉ định cách điều trị phù hợp. Việc chậm trễ điều trị có thể khiến bệnh nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn nặng hơn với nguy cơ biến chứng cao hơn:
- Viêm nhiễm hậu môn: Búi trĩ càng phát triển và sa ra ngoài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm khu vực hậu môn. Viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng với nguy cơ hoại tử.
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Búi trĩ ngoại độ 2 gây cộm vướng mỗi khi đại tiện. Thậm chí khiến bệnh nhân mất tự tin trong đời sống tình dục, suy giảm ham muốn.
- Thiếu máu: Búi trĩ chảy máu kéo dài có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu, dễ mệt mỏi, xanh xao…
Cách điều trị bệnh trĩ ngoại độ 2 hiện nay
Các triệu chứng bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 xuất hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhiều bệnh nhân chấp nhận chịu đau, bỏ qua khó chịu và không đi thăm khám. Kết quả búi trĩ phát triển ngày càng lớn, cọ xát và gây tổn thương, tiến triển sang giai đoạn 3 gây sa nghẹt, tắc mạch, hoại tử đau đớn.
Việc điều trị trĩ ngoại giai đoạn 2 cần thực hiện càng sớm càng tốt. Ở giai đoạn này, việc điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt thường được bác sĩ ưu tiên chỉ định.
Cách điều trị trĩ ngoại giai đoạn 2 bằng thuốc
Thuốc trị trĩ ngoại cấp độ 2 thường là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt…có công dụng giảm sưng, kháng viêm, giảm đau, làm chậm sự phát triển của búi trĩ. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Thuốc uống: Tác động vào tĩnh mạch trĩ, làm bền thành mạch. Ngoài ra còn gồm các loại thuốc kháng khuẩn, giảm sưng viêm, có tác dụng nhuận tràng và giảm đau.
- Kem bôi hoặc viên đặt hậu môn: Công dụng giảm nhanh chóng các triệu chứng đau đớn hậu môn do trĩ gây ra, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm bớt mức độ triệu chứng. Thuốc chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua ngoài hiệu thuốc về sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 có cần phẫu thuật không ?
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ quyết định người bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 có cần thực hiện phẫu thuật điều trị không. Thông thường, trĩ ngoại giai đoạn 2 chưa cần phẫu thuật cắt trĩ mà sẽ ưu tiên điều trị nội khoa và các biện pháp chăm sóc tại nhà. Các bác sĩ cho biết, phẫu thuật cắt trĩ sẽ được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:
- Búi trĩ kích thước lớn sa ra ngoài quá nhiều.
- Bệnh nhân đã dùng thuốc theo đơn nhưng không có chuyển biến tích cực.
- Bệnh trĩ ngoại bắt đầu đi kèm với các biến chứng nguy hiểm.
Với việc can thiệp ngoại khoa, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện tiêm xơ búi trĩ, cắt trĩ, thắt vòng cao su…Tuy nhiên, phương pháp được khuyến cáo vì mang lại hiệu quả tốt nhất là phẫu thuật cắt trĩ.
Phương pháp HCPT II đang được áp dụng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho hiệu quả đạt đến 99%, búi trĩ ngoại được loại bỏ triệt để giúp giảm tối đa tỷ lệ tái phát.
Sóng cao tần ít xâm lấn nên bệnh nhân thấy ít đau (hoặc không đau), khả năng cầm máu cực tốt và hạn chế được các biến chứng hậu phẫu.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 tại nhà
Ngoài việc thăm khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý chăm sóc, điều chỉnh chế độ sinh hoạt - ăn uống hàng ngày để hỗ trợ khắc phục các triệu chứng bệnh.
- Uống nhiều nước: giúp cơ thể luôn được cung cấp đủ nước duy trì hoạt động sống, giúp làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Ăn nhiều rau xanh: Bổ sung hàm lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp phòng ngừa táo bón, tăng cường hoạt động đường ruột, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng: Ăn nhiều thức ăn cay nóng có thể gây kích thích, gia tăng áp lực đường ruột làm tăng nguy cơ bệnh trĩ. Người mắc bệnh trĩ trong quá trình điều trị bệnh cần hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ chiên rán, đồ ăn cay nóng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tránh rặn mạnh khi đại tiện: Rặn quá mạnh sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do đó, hạn chế rặn mạnh đi đại tiện để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
- Hạn chế mang đồ vật quá nặng: Mang vác vật nặng thường xuyên sẽ làm tăng áp lực lên khu vực hậu môn.
Hy vọng rằng, thông tin về triệu chứng, hình ảnh cụ thể và cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 đã giúp người bệnh phòng ngừa bệnh tốt nhất. Để đặt lịch khám bệnh trĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, liên hệ trực tiếp về ngay hotine 0243.9656.999 hoặc nhấp chọn TẠI ĐÂY.