Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm phổ biến ở mọi độ tuổi. Bệnh không chỉ gây ra những phiền toái và khổ sở trong cuộc sống cũng như công việc của người bệnh mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, tìm hiểu về bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu là cách tốt nhất để mọi người có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là gì?
Bệnh viêm đường tiết niệu là gì? Các chuyên gia thận tiết niệu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Viêm nhiễm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiểu do sự xâm nhập của các loại vi trùng, vi khuẩn, nấm men khiến người bệnh rơi vào trạng thái tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu ít và có mùi hôi khó chịu.
Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu khiến người bệnh luôn lo lắng bất an, tinh thần suy sụp, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động chức năng khác trong cơ thể.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm phổ biến mà nhiều người có nguy cơ bị mắc phải nhưng không phải ai cũng có khả năng hiểu biết về căn bệnh này.
Các chuyên gia đầu ngành chia sẻ: Đường tiết niệu là một hệ thống bao gồm các cơ quan và bộ phận quan trọng như bàng quang, niệu đạo, thận, niệu quản….có chức năng bài tiết và đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi một trong các bộ phận của đường tiết niệu bị viêm nhiễm thì chức năng hoạt động của chúng cũng bị ảnh hưởng gây bất lợi cho cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm tiết niệu được xác định chủ yếu là do:
- Vệ sinh không sạch sẽ
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Sinh nở, nạo phá thai nhiều lần không an toàn
- Dị ứng với bột giặt, hóa chất, dung dịch vệ sinh, chất bôi trơn có trong bao cao su kém chất lượng
- Dị ứng với một số loại thuốc chữa bệnh có thành phần cyclophosphamide
- Phụ nữ bị mắc các bệnh tiểu đường, sỏi thận
- Cơ thể suy giảm miễn dịch và sức đề kháng
- Sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh…
- Nam giới bị hẹp niệu đạo, sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt
Để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu và có biện pháp chữa trị kịp thời, khi có dấu hiệu bất thường xảy ra người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời.
Viêm đường tiết niệu để lâu có sao không?
Các chuyên gia y tế đầu ngành cho biết: Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm, nhiễm trùng phổ biến do các loại tác nhân gây hại tác động và gây nên. Đường tiết niệu là một bộ phận trong hệ tiết niệu nằm trong cơ quan sinh dục của nam và nữ giới nên thường xuyên tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây hại, đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại có trong nước tiểu và từ hậu môn nhanh chóng xâm nhập gây viêm nhiễm từ niệu đạo xâm nhập lên bàng quang, thận, niệu quản…và gây viêm nhiễm.
Khi bị viêm tiết niệu người bệnh sẽ có các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khẩn cấp, buồn đi tiểu liên tục nhưng không đi được, lượng nước tiểu ít, nước tiểu màu trắng đục hoặc vàng đậm. Cảm giác như kim châm mỗi lần đi tiểu, âm hộ nóng rát khó chịu khiến người bệnh cảm thấy phiền toái và khổ sở.
Bệnh viêm ở đường tiết niệu nếu không khắc phục và chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Gây nhiễm trùng thận, suy thận dẫn đến nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng người bệnh.
- Là nguyên nhân gây viêm phần phụ, viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng..,ảnh hưởng khả năng sinh sản của nữ giới
- Gây tổn thương hệ tiết niệu, khi bệnh viêm đường tiết niệu chuyển sang mãn tính, người bệnh có thể bị tiểu ra mủ kèm theo máu
- Nhiễm trùng các cơ quan lân cận, vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm nhiễm và lan sang thận cùng các cơ quan khác gây hậu quả nghiêm trọng
- Đường tiết niệu bị viêm có thể là hệ quả của các bệnh lý lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà,…
- Do đó, khi có dấu hiệu bất thường xảy ra, chị em cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì tốt nhất?
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi và hiệu quả nhất hiện nay? Các chuyên gia y tế cho biết hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa viêm nhiễm đường tiết niệu. Bởi vì đây là bệnh lý viêm nhiễm nên phác đồ điều trị chính là sử dụng thuốc kháng sinh nhưng cụ thể là loại thuốc nào và liều lượng thuốc cũng như thời gian trong bao lâu thì cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viêm đường tiết niệu uống thuốc gì an toàn người bệnh không nên tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà mà cần thăm khám bác sĩ để có liệu pháp chữa trị cụ thể.
Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu như:
1. Thuốc Doxycycline
Doxycycline là thuốc kháng sinh được dùng để trị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn Chlamydia hoặc Mycoplasma gây ra. Thuốc được bào chế dưới dạng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
2. Trimethoprim
Thuốc kháng sinh Trimethoprim có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu như E. Coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter… ức chế enzym dihydrofolate- reductase của vi khuẩn, ngăn không cho chúng phát triển và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Thuốc có thể dùng dạng viên uống hoặc thuốc tiêm, tùy theo từng trường hợp của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Lưu ý: Các trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận, hoặc thiếu máu do thiếu acid folic, hoặc quá mẫn cảm với thành phần của Trimethoprim thì không thể sử dụng thuốc được.
3. Cephalexin
Cephalexin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1 có công dụng rất mạnh có thể tiêu diệt khuẩn gây viêm đường tiết niệu như khuẩn E. Coli, Proteus mirabilis… bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào của các vi khuẩn.
4. Mictasol Bleu
Mictasol Bleu là loại thuốc kháng sinh chuyên được dùng để điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có tác dụng sát khuẩn nhẹ, tiêu diệt vi khuẩn ở đường tiết niệu. Các thành phần có trong thuốc sẽ ngấm qua thành ruột và đi vào máu sau đó sẽ được thận bài tiết qua nước tiểu và giúp tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do viêm niệu đạo gây ra.
Để việc chữa trị viêm đường tiết niệu đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh tại nhà bằng cách:
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian chữa bệnh
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, uống đủ nước mỗi ngày.
- Sử dụng nước râu ngô, bông mã đề, lá ngải cứu, lá chè xanh, lá diếp cá đun nước uống giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải trừ độc tố, đào thải nhanh các loại vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể.
Viêm đường tiết niệu uống nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, làm tan sỏi thận, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và thanh lọc thận hiệu quả.
Cách làm: Dùng khoảng 100g râu ngô tươi, rửa sạch rồi đun với 100ml nước trong khoảng 10-15 phút thì dùng để uống vào 2 bữa sáng và tối.
Thực hiện đều đặn liên tục sẽ thấy các triệu chứng viêm ở đường tiết niệu được cải thiện nhanh chóng.
Người bệnh bị viêm đường tiết niệu kiêng gì?
Viêm đường tiết niệu nên kiêng gì để không ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chữa bệnh thì mọi người cần chú ý kiêng một số yếu tố sau:
Thứ nhất: Kiêng đồ ăn không có lợi
Thực phẩm là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể, tuy nhiên có một số loại không thích hợp với người mắc bệnh, đặc biệt là bệnh viêm đường tiết niệu. Vì vậy, người bệnh khi bị mắc bệnh cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm như:
Không ăn hải sản: Đồ ăn hải sản chứa nhiều chất tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến vùng kín luôn ẩm ướt ngứa ngáy gây khó khăn cho việc chữa trị bệnh.
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt: các loại đồ ăn này khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến vùng kín tăng dịch tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh, tình trạng viêm đường tiết niệu càng nặng hơn.
Đồ ăn chế biến sẵn: Các loại đồ ăn chế biến sẵn thường chứa chất béo không hòa tan, gây cản trở tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải chú ý kiêng các sản phẩm như socola, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas.
Cũng theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, bên cạnh việc kiêng đồ ăn không phù hợp thì khi bị viêm đường tiết niệu mọi người cũng cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước lọc kết hợp nước ép hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi mọi bệnh tật.
Thứ hai: Kiêng quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn là con đường ngắn nhất khiến nhiều người bị mắc các bệnh viêm nhiễm nam phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục trong đó bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai là nguyên nhân trực tiếp gây viêm đường tiết niệu.
Bên cạnh đó, đường tiết niệu bị viêm sẽ xuất hiện tình trạng xung huyết, nếu phát sinh quan hệ sẽ xảy ra sự cọ xát gây khó chịu, đau buốt ở niệu đạo và bàng quang. Mặt khác, khi quan hệ cảm xúc lên cao trào khiến bàng quang co bóp mạnh gây bất lợi cho hệ tiết niệu.
Quan hệ tình dục cũng là con đường khiến cho đối tác bị lây nhiễm bệnh
Quan hệ tình dục khi đang bị viêm đường tiết niệu sẽ khiến vi khuẩn lây lan rộng và viêm nhiễm ngược dòng lên tử cung, vòi trứng, buồng trứng, làm cản trở quá trình thụ thai và sinh con của phụ nữ, thậm chí dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Như vậy, việc thực hiện tốt các khuyến cáo do bác sĩ đưa ra sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Viêm đường tiết niệu khám ở đâu uy tín an toàn, hiệu quả?
Đường tiết niệu bị viêm là bệnh lý viêm nhiễm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời, khi có dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám.
Tuy nhiên, đi khám viêm đường tiết niệu ở đâu an toàn và chất lượng luôn là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm lo lắng. Để giúp mọi người có thể dễ dàng tìm được địa chỉ chữa bệnh uy tín, các chuyên gia y tế gợi ý danh sách một số cơ sở nổi tiếng người bệnh có thể tham khảo khi cần:
1. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng
Địa chỉ: 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
2. Khoa Thận - Tiết niệu - Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Tầng 5 nhà P - Số 78 Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội
3. Khoa Ngoại tiết niệu - Bệnh viện Trung ương quân đội 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo - Hai Bà Trưng - Hà Nội
4. Khoa Phẫu thuật tiết niệu - Bệnh viện Việt Đức
Vị trí: Tầng 4, 5 nhà B1 - Phòng khám: 239 nhà C2 khu Khám bệnh/ Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội
5. Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Thanh Nhàn
Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
6. Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Hữu Nghị
Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư - Hai Bà Trưng - Hà Nội
7. Bệnh viện đa khoa An Việt
Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh - Hà Nội
8. Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn
Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội
Việc lựa chọn địa chỉ chữa viêm đường tiết niệu uy tín chất lượng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả bệnh có được chữa khỏi hoàn toàn hay không. Mỗi cơ sở y tế sẽ có những ưu điểm và thế mạnh khác nhau, vì vậy, người bệnh cần cân nhắc và tìm hiểu trước khi lựa chọn. Nếu còn thắc mắc hãy gọi ngay đến số máy 0243.9656.999 để được giải đáp cụ thể hơn.