Tiểu buốt là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở tất cả mọi người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng tình trạng đái buốt khiến người bệnh bứt rứt khó chịu không biết phải làm sao. Nếu để lâu kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Tìm hiểu về hiện tượng tiểu buốt là biện pháp giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây tiểu buốt là gì?
Các chuyên gia thận tiết niệu cho biết: Tiểu buốt là tình trạng người bệnh đi tiểu có cảm giác đau buốt giống như kim châm, nóng rát lỗ tiểu, kèm theo hiện tượng tiểu khó, tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít.
Triệu chứng tiểu buốt khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và khổ sở, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc. Nguyên nhân gây tiểu buốt được xác định chủ yếu là do:
- Viêm niệu đạo: Tiểu buốt nữ giới là bệnh gì? Viêm niệu đạo là bệnh lý phổ biến do các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm ống niệu đạo khiến người bệnh có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục có lẫn mủ hoặc máu.
- Bí tiểu: Là tình trạng bàng quang căng và chứa đầy nước tiểu, người bệnh có cảm giác buồn đi tiểu nhưng không đi được và phải dùng sức rặn nước tiểu mới ra nhưng rất ít, cảm giác tiểu đau buốt, tiểu khó. Nếu không chữa trị hiệu quả sẽ dẫn đến viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng và suy thận
- Viêm bàng quang: Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập từ niệu đạo lên bàng quang gây viêm nhiễm khiến người bệnh bị đau buốt khi đi tiểu, tiểu đau, tiểu rắt, căng tức ở bàng quang và vùng bụng dưới.
- Viêm thận: Bệnh viêm thận cũng là một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu đau. Nếu không điều trị kịp thời còn dẫn đến suy thận, suy giảm chức năng thận.
- Viêm tuyến tiền liệt: Đây là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh chia thành các cấp độ viêm tuyến tiền liệt cấp tính và viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn gây ra và không do vi khuẩn. Bệnh khiến cho nhiều người bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, đau mỏi thắt lưng và đau vùng bụng. nếu không chữa trị hiệu quả, bệnh có thể gây biến chứng sang nhiều bệnh về tiết niệu khác.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Đây cũng là một bệnh lý phổ biến xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ gây chèn ép lên niệu đạo khiến người bệnh bị tiểu khó, đái buốt nhiều lần, nước tiểu ít và lắt nhắt, tiểu buốt và ngứa ở nam giới…
- Bệnh lậu: là một trong những bệnh lý nguy hiểm lây qua đường tình dục do lậu cầu khuẩn xâm nhập và gây bệnh khiến người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, vùng kín tiết dịch mủ và có mùi hôi.
- Bệnh Chlamydia: Là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục và có biểu hiện giống bệnh lậu, người bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ.
Ngoài các nguyên nhân bệnh lý nêu trên thì tình trạng tiểu buốt còn do một số nguyên nhân khác như:
- Thói quen uống ít nước khiến cơ thể thiếu nước, bị nhiệt, nóng trong
- Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
- Nhạy cảm và kích ứng với các sản phẩm có chứa hóa chất như dung dịch vệ sinh, xà phòng, sữa tắm, giấy vệ sinh, bọt tránh thai, băng vệ sinh, bao cao su…
Tác hại khi bị tiểu buốt có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành cho biết: Hiện tượng tiểu buốt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau do đó người bệnh không nên chủ quan mà cần nhanh chóng thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chữa trị hiệu quả.
- Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, có thể gây mất ngủ, tâm lý bất ổn, cơ thể suy nhược mệt mỏi
- Nếu do viêm đường tiết niệu sẽ gây tác động đến chức năng của bàng quang và thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận
- Gây tổn thương tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, giảm khả năng thụ thai dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
- Nếu do bệnh lậu gây ra có nguy cơ gây vô sinh ở cả nam và nữ. Vi khuẩn lậu có thể tấn công vào máu gây viêm màng não hoặc viêm màng tim.
- Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, sỏi thận, sỏi bàng quang nguy hiểm tính mạng.
Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do tiểu buốt gây ra, khi có dấu hiệu bất thường xảy ra trên cơ thể, mọi người cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Bị tiểu buốt phải làm sao? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
ở một số trường hợp, tình trạng tiểu buốt sẽ tự khỏi nếu là do các nguyên nhân sinh lý gây ra. Người bệnh cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ khô thoáng, uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung dinh dưỡng hợp lý thì tình trạng này sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, nếu bị tiểu buốt kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường sau thì người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ ngay:
- Vùng kín tiết dịch mủ và có mùi hôi khó chịu
- Tiểu buốt kéo dài, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu đục và có mùi hôi
- Cơ thể sốt và ớn lạnh
- Đau mỏi thắt lưng, đau vùng xương chậu
- Bị tiểu buốt khi có dấu hiệu mang thai
- Tiểu ra máu hoặc mủ, nước tiểu đục
Tiểu đau, tiểu buốt là một triệu chứng bất thường và người bệnh cần chủ động trao đổi với bác sĩ khi về các vấn đề sau:
- Các triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu đau kéo dài và thời gian bị bệnh trong bao lâu.
- Về các bệnh lý mãn tính khác như đái tháo đường hoặc AIDS vì những điều này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể nếu bị nhiễm trùng.
- Vấn đề bất thường về đường tiết niệu.
- Tiểu buốt khi đang hoặc có thể mang thai.
- Sau khi phẫu thuật hoặc thủ thuật ở đường tiết niệu.
Người bệnh khi bị tiểu buốt kéo dài thì cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi các triệu chứng kéo dài dai dẳng, luôn buồn đi tiểu nhưng không đi được, tái phát nhiều lần, tiết dịch bất thường ở âm đạo, dương vật, tiểu ra máu, sốt, đau lưng…
Cách điều trị tiểu buốt an toàn, hiệu quả là gì?
Các chuyên gia thận tiết niệu đầu ngành cho biết: Việc điều trị tình trạng tiểu buốt muốn đạt hiệu quả cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh cụ thể. Sau khi thăm khám, bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
1. Tiểu buốt uống thuốc gì?
Nếu người bệnh bị tiểu buốt do nguyên nhân viêm nhiễm thì người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng phương pháp nội khoa. Thuốc tây y chữa tiểu buốt có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm chống nhiễm khuẩn, giảm triệu chứng. Thuốc Đông y chữa tiểu buốt có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải trừ độc tố và được đánh giá là an toàn, không gây ra tác dụng phụ khi chữa trị bệnh.
Nếu bị mắc các bệnh xã hội thì người bệnh cần có chế độ điều trị đặc biệt, và phải sử dụng kháng sinh liều cao nếu bị tiểu buốt do lậu.
2. Can thiệp ngoại khoa trị tiểu buốt
Nếu người bệnh bị tiểu buốt ra máu do bị sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang hoặc sỏi thận thì cần điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra vì nếu để sỏi phát triển to sẽ gây suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng quá trình lọc máu của thận, dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
3. Tiểu buốt nên uống gì giúp bệnh nhanh khỏi?
Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh nêu trên, người bệnh cần chú ý thêm các vấn đề sau:
- Uống nhiều nước, đảm bảo ít nhất 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
- Có thể áp dụng cách chữa tiểu buốt tại nhà bằng cách uống nước râu ngô, cây mã đề, nước ép rau má hoặc rau diếp cá hoặc nước ép hoa quả, bột sắn dây
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đủ chất giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục
- Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ, tuyệt đối không nên nhịn tiểu
- Điều trị song song với bạn tình nếu bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục
- Người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm lợi tiểu từ thảo dược thiên nhiên
Khi có dấu hiệu bị tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài người bệnh không nên lơ là chủ quan với các dấu hiệu của bệnh mà cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu còn chưa biết tiểu buốt khám ở đâu, người bệnh có thể đến một số cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như:
1. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
2. Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội 152 Xã Đàn, Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội
3. Khoa tiết niệu bệnh viện Bạch Mai Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
4. Bệnh viện nội tiết Trung ương (cơ sở 2) Số 215 Đường Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Hà Nội
5. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội
6. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Số 1 Trần Hưng Đạo – Phường Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nếu cần tìm hiểu thêm bất cứ thông tin gì về tình trạng tiểu buốt hay các bệnh lý liên quan, mọi người hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được giải đáp cụ thể hơn.
Tham khảo thêm các thông tin về tình trạng này:
Tiểu buốt ra dịch mủ
Bị tiểu buốt ra máu
Tiểu buốt đau rát
Tiểu xong buốt
Tiểu buốt nên ăn gì
Tiểu buốt cuối dòng
Tiểu buốt là hiện tượng gì
Tiểu hơi buốt
Tiểu buốt và tiểu rắt
Tiểu ê buốt
Tiểu buốt là bị làm sao