Biến chứng của nứt kẽ hậu môn không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng bệnh nhân. Thực tế, nam hay nữ bị nứt kẽ đều khổ sở với việc đại tiện. Nội dung dưới đây giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan về căn bệnh này để chủ động giải quyết hợp lý, hiệu quả.
Tìm hiểu về nứt kẽ hậu môn là gì?
Trước khi nhắc đến những biến chứng của nứt kẽ hậu môn, mọi người cần nắm rõ về căn bệnh hậu môn – trực tràng này. Bệnh hình thành do niêm mạc da ống hậu môn xuất hiện vết rách. Vết nứt kẽ thường nằm ở đường lược, đi kèm co thắt của cơ thắt hậu môn, gây đau dữ dội khi đại tiện.
Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn điển hình: Táo bón kéo dài, ngồi đại tiện quá lâu một chỗ khiến máu bị dồn ứ tại trực tràng, tính chất công việc phải ngồi nhiều như dân lái xe, nhân viên văn phòng, do bệnh trĩ hoặc polyp hậu môn gây ra, do quan hệ đường hậu môn,...
Các triệu chứng của nứt kẽ hậu môn: Đau, nóng rát hậu môn khi đại tiện, máu lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh khi đại tiện. Tình trạng đau có thể dao động từ nhẹ đến đau dữ dội sau đại tiện. Bệnh nhân có thể đau vài phút đến vài giờ, tùy thuộc mức độ bệnh.
Nứt kẽ hậu môn được thể hiện qua từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Bề mặt da ống hậu môn chỉ có tổn thương nhẹ, xuất hiện vài vết xước nhỏ. Lúc đại tiện hoặc tiểu tiện có cảm giác xót nhẹ.
- Giai đoạn 2: Hình thành vết nứt lớn tại ống hậu môn, bệnh nhân đại tiện khó khăn
- Giai đoạn 3: Nứt kẽ hậu môn nặng, biến chứng thành bệnh trĩ. Triệu chứng ở giai đoạn này: Hậu môn chảy máu bất thường dù không đại tiện. Hậu môn luôn ngứa rát, chảy dịch nhiều, ẩm ướt, khó chịu,...
Mức độ nguy hiểm của bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn khiến bệnh nhân đau nhức, ngứa, chảy máu vô cùng khó chịu, đặc biệt mỗi lần đại tiện là ám ảnh. Trường hợp chủ quan không chữa trị sớm, người bệnh phải đối mặt với những biến chứng của nứt kẽ hậu môn như sau:
- Vết nứt, rách lặp đi lặp lại: Nhiều trường hợp khối phân cứng đi qua hậu môn liên tục làm rách, tổn thương niêm mạc hậu môn. Vết thương chưa lành lại cọ xát thêm nên bệnh càng nặng và khó lành. Đe dọa nghiêm trọng sinh hoạt, sức khỏe bệnh nhân.
- Nhiễm trùng hậu môn: Vết nứt kẽ là môi trường thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi, phát triển, từ đó tăng khả năng nhiễm trùng. Không chữa kịp thời, hại khuẩn có thể ngược lên ruột và gây polyp hậu môn.
- Nhiễm trùng máu: Hậu môn tập trung nhiều mạch máu, hại khuẩn xâm nhập mạch máu gây nhiễm trùng. Đường máu bị tấn công, cơ thể bệnh nhân sẽ rất yếu, hệ thống tuần hoàn, hô hấp cũng suy yếu theo.
- Hoại tử và ung thư hậu môn: Bệnh nhân nứt kẽ kéo dài khiến tế bào bị hoại tử, dễ xâm lấn đến vùng da lành tính xung quanh. Một số tế bào biến tính, hình thành khối u ác tính ở hậu môn.
- Nguy cơ thiếu máu cao: Nứt kẽ hậu môn khiến bệnh nhân chảy máu mỗi lần đại tiện, nguy cơ thiếu máu trong cơ thể. Không khắc phục kịp thời hoặc bổ sung thêm dinh dưỡng để tái tạo máu sẽ dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu,... thậm chí đe dọa trực tiếp tính mạng.
- Bệnh nhân đau đớn: Thường xuyên đại tiện phân cứng khiến hậu môn tổn thương và rách, nơi có vết rách thì rách sâu hơn. Không chữa trị kịp thời bệnh thường xuyên tái phát và chuyển thành mãn tính. Điều này khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi, ảnh hưởng tâm lý, công việc.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Chất dịch tiết ra từ hậu môn sẽ kích thích da hậu môn. Chị em không chú ý vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, đưa tay lên gãi, cọ xát khiến viêm nhiễm lan rộng. Tạo điều kiện cho hại khuẩn ở ống hậu môn xâm nhập vùng kín và viêm nhiễm.
Nứt kẽ hậu môn tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế rất khó điều trị và nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, chủ động tới địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra, thăm khám, có phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn
Như vậy, những biến chứng của nứt kẽ hậu môn là vô cùng nguy hiểm, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Ngoài các phương pháp tự chăm sóc tại nhà, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân áp dụng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa để cải thiện triệu chứng đau rát, khó chịu do nứt kẽ gây ra.
1. Chăm sóc nứt kẽ hậu môn tại nhà
Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn xây dựng một số thói quen tốt trong ăn uống, sinh hoạt tại nhà có thể hỗ trợ giảm cơn đau hậu môn, giúp vết thương nhanh lành,... Cụ thể:
- Ngâm hậu môn với nước ấm: Tắm hoặc ngâm hậu môn với nước ấm giúp dịu vết nứt hậu môn, giảm đau, vết thương nhanh lành.
- Bổ sung chất xơ: Chất xơ như các loại đậu, rau xanh, trái cây tươi,... ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, giúp phân đi qua hậu môn không gây tổn thương,...
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước mỗi ngày giúp giảm táo bón, nhuận tràng, phân dễ dàng đi qua hậu môn,...
- Vệ sinh hậu môn: Người bệnh vệ sinh sạch mỗi lần đại tiện là cần thiết và quan trọng để chữa lành vết loét hậu môn.
2. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp nội khoa
Để tránh biến chứng của nứt kẽ hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc tây y nhằm tăng cường hiệu quả điều trị như thuốc giảm đau, thuốc huyết áp,... Cải thiện đau hậu môn mỗi lần đại tiện, nhanh lành tổn thương ở hậu môn, làm thư giãn cơ vòng hậu môn,...
Tuy nhiên, đối với phương pháp nội khoa là các bài thuốc kháng sinh, người bệnh cân nhắc thật kỹ. Bởi những bài thuốc này còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như tác dụng phụ nhờn thuốc, kháng thuốc, đau đầu, kích ứng da hậu môn,...
Tốt nhất khi dùng thuốc, bệnh nhân nứt kẽ hậu môn hãy tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm hay ngưng liều lượng giữa chừng kẻo dẫn tới hệ lụy khó lường.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Nứt kẽ hậu môn có đau không và phương pháp hiệu quả nhất
3. Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng ngoại khoa
Hầu hết biến chứng của nứt kẽ hậu môn đều nguy hiểm khi bệnh mức độ nặng. Tốt nhất bệnh nhân nên chủ động chữa trị càng sớm càng tốt. Điều quan trọng phải áp dụng đúng phương pháp và tại đơn vị chuyên khoa hậu môn - trực tràng uy tín, chất lượng.
Nếu đang ở Hà Nội, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, một đơn vị y tế tọa lạc tại 193c1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng. Tại phòng khám, bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm, nội soi hậu môn để biết chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh. Sau đó chỉ định phương pháp ngoại khoa là công nghệ HCPT II.
Đây là công nghệ tân tiến, hiện đại, khắc phục hoàn toàn nhược điểm của thủ thuật truyền thống: Hạn chế đau và chảy máu, hạn chế biến chứng viêm nhiễm trùng, thời gian hồi phục vết thương nhanh chóng,...
Bác sĩ của phòng khám còn chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc đông y có tác dụng nhuận tràng, phòng ngừa tái phát, tăng độ bền chắc thành tĩnh mạch hậu môn,...
Ngoài ra, bác sĩ của phòng khám còn tư vấn cho bệnh nhân cách phòng ngừa nứt kẽ hậu môn hiệu quả:
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm mềm phân
- Bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày giúp mềm phân, chống táo bón,...
- Không nhịn đại tiện, tránh rặn mạnh vì phân cứng có thể gây tổn thương hậu môn
- Tập luyện thể dục đều đặn, nhẹ nhàng để giảm táo bón và phòng nứt kẽ hậu môn
- Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu như đồ cay nóng, đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ,...
Bài viết đã tổng hợp các biến chứng của nứt kẽ hậu môn và phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn. Nếu còn câu hỏi liên quan tới bệnh lý ở khu vực hậu môn - trực tràng, vui lòng liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để chuyên gia hỗ trợ giải đáp miễn phí.