Các giai đoạn của bệnh giang mai phát triển như thế nào là vấn đề được bệnh nhân cực kỳ quan tâm. Bởi căn bệnh xã hội nguy hiểm này không có triệu chứng thực sự rõ ràng. Đặc biệt thời gian ủ bệnh tương đối dài khiến người bệnh khó phát hiện giang mai từ giai đoạn đầu.
Nguyên nhân chính hình thành bệnh giang mai
Trước khi giải đáp các giai đoạn của bệnh giang mai, mọi người cần hiểu giang mai là bệnh do vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra, lây truyền qua đường tình dục không an toàn.
Nam giới dễ nhiễm bệnh giang mai hơn nữ giới. Độ tuổi có khả năng mắc bệnh cao là từ 15-39 tuổi.
Thực tế, thuốc kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, phát hiện giang mai muộn có thể dẫn tới phát ban, tổn thương não, tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai
Các giai đoạn của bệnh giang mai phát triển như thế nào? Đối với câu hỏi này, bác sĩ CKI Ngoại tổng hợp Đỗ Quang Thế cho biết, giang mai có thể phát triển qua 4 giai đoạn khác nhau. Đôi khi không phải tất cả 4 giai đoạn đều có triệu chứng rõ ràng.
1. Biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ giai đoạn sơ cấp
Giai đoạn sơ cấp bắt đầu bằng vết loét tại vị trí nhiễm trùng. Vết loét thường xuất hiện ở dạng tổn thương không đau trên bộ phận sinh dục nam hoặc nữ. Bất cứ ai chạm vào vết loét này đều có thể nhiễm bệnh.
Vết loét này phát triển 2 – 3 tuần sau khi nhiễm trùng và tự lành sau 3 – 6 tuần khiến bệnh nhân tưởng bệnh không còn nữa. Tuy nhiên, giang mai đã tiến vào giai đoạn thứ cấp.
2. Giai đoạn thứ cấp
Giai đoạn thứ cấp bắt đầu trong khoảng 4 – 10 tuần sau khi nhiễm xoắn khuẩn ở giai đoạn sơ cấp. Giai đoạn này có rất nhiều triệu chứng khiến bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh khác.
- Sốt
- Đau khớp, đau cơ
- Viêm họng, triệu chứng giống cúm
- Phát ban toàn thân
- Đau đầu
- Giảm thèm ăn
- Rụng tóc
- Sưng hạch bạch huyết
Thực tế, các triệu chứng này có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh đang chuyển sang giai đoạn 3.
3. Giai đoạn tiềm ẩn (không hoạt động)
Các giai đoạn của bệnh giang mai không thể không nhắc tới giai đoạn tiềm ẩn. Được chia thành giai đoạn tiềm ẩn sớm và muộn.
Giang mai tiềm ẩn sớm được xác định sau gần 2 năm lây nhiễm ban đầu. 25% người bệnh ở giai đoạn này có thể tái phát triệu chứng của giai đoạn 2, xoắn khuẩn nhân lên nhanh chóng và dễ dàng lây nhiễm.
75% còn lại là giang mai tiềm ẩn muộn. Rơi vào khoảng 2 năm sau khi nhiễm vi khuẩn ban đầu. Người bệnh không có triệu chứng, khả năng lây nhiễm thấp (tuy nhiên vẫn có thể lây qua truyền máu hoặc mẹ sang thai nhi). Thời kỳ này có thể kéo dài vài năm.
4. Giai đoạn cấp ba – Giai đoạn cuối
Giang mai giai đoạn cuối xảy ra trong khoảng 3 – 15 năm sau lần lây nhiễm ban đầu. Được chia thành 3 dạng khác nhau:
Giang mai lành tính (15%) :
Xảy ra sau 1 – 46 năm nhiễm vi khuẩn, trung bình 15 năm. Triệu chứng điển hình là u nướu mãn tính. Có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trong cơ thể.
Giang mai thần kinh muộn (6.5%) :
Gây viêm động mạch vừa và nhỏ của hệ thần kinh trung ương. Nguy cơ đột quỵ, liệt dây thần kinh sọ, viêm tủy sống.
Triệu chứng: Sa sút trí tuệ, thay đổi tính cách, xuất hiện ảo giác, động kinh, rối loạn tâm thần, trầm cảm, đồng tử co lại, mù lòa, điếc,…
Giang mai tim mạch (10%) :
Khởi phát sau 10 – 30 năm sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Biến chứng phổ biến là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ.
Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ nguy cơ dị tật biến dạng mũi, miệng, ống chân, khớp, răng,…
Có thể thấy, các giai đoạn của bệnh giang mai diễn biến khá phức tạp. Thêm nữa, biến chứng giai đoạn cuối hoặc trên trẻ sơ sinh cực kỳ nghiêm trọng.
Thêm nữa, việc xác định các giai đoạn bệnh giang mai rất khó nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Bệnh nhân cần xét nghiệm máu hoặc kiểm tra trực tiếp bằng kính hiển vi.
Cách chữa bệnh giang mai ở nữ và nam giới
Đối với các giai đoạn của bệnh giang mai, điều trị càng sớm, khả năng chữa khỏi càng cao. Thực tế, giang mai phát hiện sớm có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh. Nếu nữ giới đang mang thai, hãy nói với bác sĩ bởi một số loại thuốc không được dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay ngừng thuốc.
Trường hợp giang mai giai đoạn 3, 4 việc điều trị bằng thuốc không có tác dụng. Lúc này, bệnh nhân cần được thực hiện hỗ trợ điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa.
Nếu đang ở Hà Nội, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là cơ sở y tế điều trị giang mai theo phương pháp: Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu vi sóng.
Kỹ thuật vi sóng có khả năng xâm nhập mạnh, thúc đẩy chuyển hóa tế bào trong mô sâu, tăng cường lưu thông máu, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Từ đó tiêu viêm, giảm đau, tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phục hồi niêm mạc, nhanh lành tổn thương.
Những câu hỏi về bệnh giang mai
Ngoài việc quan tâm các giai đoạn của bệnh giang mai, phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả nhất. Bệnh nhân còn thắc mắc giang mai có thể khỏi triệt để, giang mai có lây qua đường miệng, giang mai có gây chết người,…
1. Bệnh giang mai có chữa khỏi triệt để không?
Giang mai có thể chữa khỏi triệt để hay không còn phụ thuộc việc bệnh nhân phát hiện bệnh và chữa bệnh từ giai đoạn nào.
Đối với giai đoạn đầu, giang mai hoàn toàn có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh đặc trị.
Tuy nhiên, nếu giang mai phát triển tới giai đoạn cuối, việc điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa chỉ hỗ trợ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng, hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh.
2. Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?
Giang mai là bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không an toàn, kể cả quan hệ bằng đường miệng. Vì vậy, bệnh nhân hết sức chú ý trong “chuyện ấy”, nên sử dụng bao cao su, tấm lưới bảo vệ miệng,…
3. Bệnh giang mai có gây chết người không?
Bệnh giang mai có thể gây chết người, đặc biệt giai đoạn cuối. Lúc này, người bệnh gặp biến chứng nguy hiểm như mất ý thức, đột quỵ, suy tim, phình động mạch, nặng nhất là tử vong.
Đó là lý do vì sao bệnh giang mai được đánh giá là một trong những bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm, chỉ sau HIV-AIDS.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai như thế nào?
Để không phải trải qua các giai đoạn của bệnh giang mai. Hoặc sau quá trình điều trị muốn đạt hiệu quả cao, bệnh nhân lưu ý những vấn đề dưới đây để phòng ngừa bệnh tái phát.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ cho bản thân cũng như bạn tình. Tuyệt đối tránh xa tình 1 đêm, quan hệ đồng tính, quan hệ với gái mại dâm, quan hệ đường miệng,…
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt trước và sau quan hệ tình dục
- Không sử dụng đồ dùng cá nhân: Khăn tắm, bàn chải đánh răng, đồ lót, dao cạo râu,…
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm
- Thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh xã hội định kỳ 6 tháng hoặc 3 tháng/lần nếu cảm thấy có nguy cơ cao.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã nắm rõ các các giai đoạn của bệnh giang mai cũng như biết được căn bệnh xã hội này nguy hiểm như thế nào. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.