Cách trị tiểu buốt cho bà bầu vừa an toàn vừa hiệu quả, không ảnh hưởng đến thai nhi là vấn đề được đa số mẹ bầu quan tâm. Tiểu buốt khi mang thai có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Do vậy, mẹ bầu cần hết sức chú ý theo dõi và đi thăm khám kịp thời, từ đó có cách trị tiểu buốt cho phụ nữ sau sinh hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây tiểu buốt khi mang thai
Trước khi đi tìm cách trị tiểu buốt cho bà bầu, chị em nên tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao mình bị tiểu buốt. Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, hiện tượng tiểu buốt khi mang thai thường phát sinh từ 2 nhóm nguyên nhân.
Nguyên nhân sinh lý: Phụ nữ có thai thường sẽ đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường do lượng hormone hCG tăng cường đào thải. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ, hơn nữa khi tử cung càng lớn gây chèn ép lên bàng quang, kích thích co bóp nhiều hơn và gây nên chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần.
Với nguyên nhân này thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt kéo dài không đỡ hay kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì mẹ bầu cần đi thăm khám sớm, xác định nguyên nhân và có cách chữa tiểu buốt cho bà bầu phù hợp và an toàn nhất.
Chứng tiểu buốt ở phụ nữ mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm nhiễm nào đó.
1. Mắc viêm nhiễm phụ khoa
Trong thai kỳ, do miễn dịch suy yếu nên mẹ bầu rất dễ bị tác nhân gây hại tấn công, điển hình là nấm, vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa. Một số bệnh lý phụ khoa mà mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vùng chậu…
2. Viêm đường tiết niệu
Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ có thai mà tác nhân chủ yếu do vi khuẩn E.coli. Trên thực tế, có đến 60% phụ nữ có thai bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu (niệu đạo, bàng quang, niệu quản hay thận).
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây nên, tấn công vào niệu đạo qua hậu môn và xâm nhập khắp hệ tiết niệu để gây bệnh.
Bà bầu bị viêm đường tiết niệu thường xuất hiện những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, nước tiểu sậm màu, đau bụng dưới…
3. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số bệnh xã hội như giang mai, lậu, sùi mào gà…có thể gây ra hiện tượng tiểu buốt khi mang thai.
Phụ nữ mang thai do miễn dịch suy yếu nên rất dễ lây nhiễm các bệnh xã hội nếu người chồng/ bạn tình đã nhiễm bệnh.
Những triệu chứng mắc bệnh xã hội thường gặp nhất bao gồm: tiểu buốt, tiểu ra mủ, khí hư bất thường, mọc mụn vùng kín,...
4. Viêm bàng quang
Viêm bàng quang do sự tấn công của vi khuẩn từ niệu đạo lên bàng quang gây nên. Triệu chứng viêm bàng quang phổ biến nhất là tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu, nước tiểu đục màu và có mùi khai nồng, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít.
Nhận biết các triệu chứng tiểu buốt khi mang thai
Cách trị tiểu buốt cho bà bầu sẽ phụ thuộc vào mức độ hay triệu chứng mẹ bầu đang gặp phải. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu có thể nhận biết bản thân đang bị tiểu buốt thông qua những triệu chứng dưới đây:
- Bà bầu đi tiểu buốt và đau bụng dưới
- Cảm giác buồn tiểu liên tục, dù mới tiểu xong
- Nước tiểu đục màu, thậm chí có lẫn máu
- Đau buốt vùng kín, có cảm giác ớn lạnh khi tiểu tiện
- Đau tức bàng quang, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu ít
- Sốt nhẹ đến sốt cao…
Khi gặp những triệu chứng kể trên, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và chỉ định cách chữa tiểu buốt khi mang thai hiệu quả nhất. Tình trạng này để lâu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiết niệu, tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.
Cách trị tiểu buốt cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất
Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm, đối với bất kỳ bệnh lý nào các bác sĩ cũng lưu ưu tiên điều trị nội khoa đồng thời hạn chế tối đa kháng sinh cần dùng. Tuy nhiên, việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất. Vậy cách trị tiểu buốt cho bà bầu nào thì an toàn và hiệu quả?
1. Thuốc trị tiểu buốt cho bà bầu
Trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu buốt do viêm nhiễm phụ khoa hay viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh & điều trị ngoại trú.
- Thuốc kháng sinh được chỉ định thuộc nhóm beta-lactam, phụ nữ mang thai có thể sử dụng mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Tăng cường bổ sung rau củ quả, vitamin C và cần uống đủ nước.
Việc chữa đi tiểu buốt cho bà bầu bằng thuốc Tây y cần hết sức cẩn trọng bởi thuốc Tây có thể gây nhiều tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà, thay vào đó cần đi khám và điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
2. Cách trị tiểu buốt cho bà bầu tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định thì mẹ cầu có thể tham khảo một số cách chữa tiểu buốt cho bà bầu tại nhà bằng một số mẹo dân gian dưới đây.
Bí đao :
Bí đao vốn tính mát, lợi tiểu, nhuận tràng, giải độc đồng thời giúp điều chỉnh cơ bàng quang rất tốt. Hơn nữa, bí đao rất an toàn cho phụ nữ có thai, do đó mà mẹ bầu có thể dùng bí đao để chữa tiểu buốt khi mang thai.
Cách thực hiện: Khá đơn giản, mẹ bầu có thể luộc bí ăn hoặc nấu bí đao thành nước uống, vừa giúp giải khát vừa hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rát hiệu quả.
Bột sắn dây :
Sắn dây tính mát, thanh nhiệt, dưỡng khí và bổ huyết. Nhất là với tình trạng nóng trong của mẹ bầu thì sẵn dây có khả năng điều hòa khí huyết vô cùng tốt.
Cách thực hiện:
- Pha 30g sắn dây cùng 1 cốc nước lọc, có thể uống trực tiếp hoặc nấu 30g bột sắn và ăn trực tiếp.
- Nên uống nước bột sắn 3 lần mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị tiểu buốt như mong muốn.
Rau mồng tơi :
Theo Y học cổ truyền, rau mồng tơi có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón, tiểu buốt hay tiểu rắt. Chất nhầy có trong rau mồng tơi còn giúp nhuận tràng, trị táo bón đồng thời đào thải lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Không những vậy, trong rau mồng tơi còn chứa hàm lượng vitamin C đáng kể giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ chống lại viêm nhiễm hiệu quả.
Cách sử dụng:
Rửa sạch rau mồng tơi và đun lấy nước uống. Pha phần nước đã đun cùng nước lọc và uống hàng ngày.
Phượng vĩ thảo :
Phượng vĩ thảo có vị ngọt nhạt, tính lạnh, có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, lương huyết, được sử dụng trong điều trị tiểu buốt vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 30g phượng vĩ thảo, đem rửa sạch và đun cùng 500ml nước vo gạo (nước đã được vo 2 lần), đun sôi trong lửa nhỏ.
- Đun đến khi lượng nước còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước và uống trong ngày.
Bà bầu bị tiểu buốt phải làm sao?
Ngoài việc thăm khám và tuân thủ cách trị tiểu buốt cho bà bầu từ bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cải thiện chứng tiểu buốt hay tiểu rát khi mang thai nhờ việc thay đổi thói quen sinh hoạt & ăn uống. Cụ thể:
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, đủ 1,5-2 lít nước, có thể uống nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…Tuy nhiên, mẹ bầu nên chia nhỏ lượng nước uống và không nên để quá khát mới uống nước.
- Bổ sung rau củ quả giàu chất xơ, trái cây giàu vitamin A, C, E…
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, đồ dầu mỡ, mặn.
- Tránh xa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga…
- Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, luôn giữ vùng kín khô thoáng đồng thời hạn chế dùng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh.
- Mặc quần áo, nhất là đồ lót rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Khám sức khỏe định kỳ, tối thiểu 3 tháng/ lần.
Trên đây là những chia sẻ về cách trị tiểu buốt cho bà bầu an toàn mà hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo. Trong mọi trường hợp, các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo mẹ bầu gặp vấn đề về sức khỏe thì nên đi thăm khám, điều trị theo chỉ định. Tránh trường hợp tự ý điều trị tại nhà hay tự mua thuốc, dẫn đến những hệ lụy không đáng có cho bản thân và thai nhi.