[ TÌM HIỂU ] 3 Chữa viêm bàng quang với phác đồ điều trị tiên tiến hiện nay
Chữa viêm bàng quang sớm và đúng cách sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, đồng thời ngăn ngừa được tái phát và những biến chứng của bệnh gây ra. Tuy nhiên, việc chữa trị như thế nào để an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp các cách điều trị viêm bàng quang tốt nhất, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.
Tổng quan về bệnh viêm bàng quang
Viêm bàng quang là một dạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là ở nữ giới. Theo thống kê, số người mắc viêm bàng quang chiếm đến 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ tái phát, về lâu dài có thể gây biến chứng viêm đài bể thận và suy thận.
Cách chữa viêm bàng quang chủ yếu là dùng kháng sinh, ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Một số nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm bàng quang phải kể đến bao gồm:
- Viêm bàng quang do vi khuẩn (E.coli, chlamydia, mycoplasma, Proteus,...)
- Viêm bàng quang kẽ
- Viêm bàng quang do dùng thuốc hóa trị cyclophosphamide, ifosfamide
- Viêm bàng quang do xạ trị hay do đặt ống thông tiểu
- Viêm bàng quang do di chứng của bệnh sỏi thận, đái tháo đường, tủy sống tổn thương hay phì đại tuyến tiền liệt.
- Viêm bàng quang do hóa chất: tắm bồn với xà phòng tạo bọt, dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng xịt hay thuốc bôi diệt tinh trùng.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi phát hiện các triệu chứng như tiểu buốt rắt, tiểu ra máu/ mủ, nước tiểu đục, buồn tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít, tiểu gấp, đau hai bên lưng...thì nên đi khám ngay. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân bệnh lý, từ đó chỉ định cách chữa dứt điểm bàng quang cho từng trường hợp.
Viêm bàng quang có chữa được không?
Câu trả lời là có. Bệnh viêm bàng quang có thể được chữa khỏi bằng phương pháp thích hợp, tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ bệnh. Theo đó, một cách chữa viêm bàng quang hiệu quả phải đáp ứng được những nguyên tắc dưới đây.
- Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, dựa vào đó mà chỉ định phác đồ phù hợp nhất.
- Điều trị triệu chứng: Giảm đau, chống viêm bằng thuốc Non Steroid hay Acetaminophen.
- Sử dụng kháng sinh được kê đơn nhằm tiêu viêm, kháng khuẩn.
- Uống nhiều nước, đủ lượng nước khuyến cáo để đào thải vi khuẩn trong đường tiết niệu ra ngoài, ngăn ngừa tái phát.
Tuy nhiên, việc điều trị viêm bàng quang ngày nay đang càng gặp nhiều khó khăn, bởi tình trạng người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan, không thăm khám, không theo đơn dẫn đến lờn thuốc, kháng thuốc. Do đó, trong mọi trường hợp, người bệnh cần chủ động đi khám khi có triệu chứng và tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách chữa viêm bàng quang an toàn và hiệu quả nhất
Điều trị viêm bàng quang như thế nào? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh cụ thể, cấp tính hay tái phát mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định hướng chữa bệnh viêm bàng quang phù hợp. Dưới đây là tổng hợp một số cách chữa viêm bàng quang hiệu quả, đang được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.
Điều trị viêm bàng quang cấp thông thường
Thuốc kháng sinh chữa viêm bàng quang là phương pháp được chỉ định với đa số các trường hợp viêm bàng quang cấp do vi khuẩn. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn cũng như các yếu tố bệnh lý sẵn có mà bác sĩ sẽ cân nhắc một số loại nhóm thuốc sau:
- Trimethoprim-Sulfamethoxazole: Liều lượng 5 ngày, mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần 1 viên.
- Nhóm beta - lactam (amoxicillin 500mg…): Liều lượng 5 ngày, mỗi ngày uống 4 lần và mỗi lần 1 viên.
- Nhóm sát khuẩn (Nitrofurantoin 50mg): Liều lượng 5 ngày, mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 viên.
- Nhóm cefalosporin (Cephalexin 500mg…): Liều lượng 5 ngày, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Fluoroquinolon: Khi việc dùng các nhóm kháng sinh khác bị thất bại hoặc bệnh viêm bàng quang tái phát, các bác sĩ sẽ xem xét lựa chọn nhóm thuốc này. Thuốc được chọn là norfloxacin 400mg, liều lượng 3-5 ngày, mỗi ngày uống 2 lần (nên cách nhau 12 giờ) và mỗi lần uống 1 viên.
Lưu ý: Đơn thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, việc điều trị bệnh viêm bàng quang bằng kháng sinh nhất thiết phải có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ, dựa trên kết quả thăm khám cụ thể. Người bệnh tuyệt đối không nên tự mua về điều trị tại nhà để tránh gây ra những tai biến không mong muốn.
Điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai
Các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ kê đơn những kháng sinh an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi:
- Nhóm cefalosporin như Cephalexin 500mg, uống trong 5 ngày, mỗi ngày 3 lần với một viên.
- Nhóm beta - lactam như amoxicillin + acid clavulanic...
Lưu ý: Phụ nữ có thai cần chữa viêm bàng quang cấp càng sớm càng tốt để ngăn ngừa biến chứng viêm thận - viêm bể thận cấp, vì tình trạng này có thể tăng nguy cơ sinh non hay sẩy thai. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng nhóm Fluoroquinolon cho phụ nữ mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương sụn của trẻ về sau.
Cách chữa trị viêm bàng quang tái phát
Một người bị viêm bàng quang tái phát nếu tần suất tái phát từ 4 lần trở lên trong 1 năm. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tấn công trước khi tiếp tục điều trị duy trì. Các phác đồ thường được bác sĩ áp dụng chữa viêm bàng quang tái phát bao gồm:
- Dùng kháng sinh liều thấp, uống vào buổi tối trước lúc đi ngủ, liều lượng kéo dài 3-6 tháng (Norfloxacin, Cephalexin, Nitrofurantoin..)
- Dùng kháng sinh trước hoặc sau khi quan hệ với trường hợp nhiễm khuẩn bàng quang liên quan đến việc quan hệ tình dục. Ví dụ phối hợp Trimethoprim-Sulfamethoxazole và Norfloxacin.
- Uống đủ nước
Cách chữa viêm bàng quang tại nhà đơn giản
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ chính, người bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và kết hợp một số cách chữa viêm bàng quang tại nhà nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao hiệu quả đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Uống nước ép nam việt quất: Có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng và viêm nhiễm đường tiết niệu. Bệnh nhân có thể uống tối thiểu 2 ly nước ép việt quất mỗi ngày để ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn E.coli ký sinh trong hệ tiết niệu.
- Dùng gừng tươi: Gừng chứa nhiều chất chống viêm nên được dùng trong hỗ trợ điều trị viêm bàng quang rất tốt. Bệnh nhân có thể dùng gừng ép nước uống nhằm loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng viêm bàng quang.
- Thực phẩm chứa probiotic: Bổ sung các thực phẩm giàu probiotic hoặc chứa nhiều lợi khuẩn trong chế độ ăn hàng ngày có khả năng lafmgiarm viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Một số loại thực phẩm giàu probiotic bao gồm cải muối kiểu Đức, kem chua, sữa chua…
- Tỏi: Chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng nấm, chống lại sự tấn công của vi khuẩn có hại hiệu quả. Ngoài ra, tỏi còn chứa hoạt chất allicin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn E.coli - tác nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Thường xuyên ăn tỏi, khoảng 3-4 nhánh hàng ngày có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh viêm bàng quang.
Mẹo chữa viêm bàng quang không cần thuốc?
- Uống đủ nước hàng ngày: Nên uống ít nước 2 lít nước/ ngày để đảm bảo lượng nước tiểu đạt từ 1,5l/ ngày. Cụ thể, nên uống một ly nước vào buổi sáng sớm thức dậy, mỗi lần uống trong ngày trung bình cách nhau từ 2-3 tiếng, nếu phải hoạt động thể lực hay làm việc ngoài trời nắng nóng thì nên uống thêm nhiều nước.
- Không nhịn tiểu quá 6 giờ
- Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, với nữ giới cần chú ý vệ sinh vùng kín nhất là vào ngày kinh.
- Xây dựng thói quen vệ sinh trước và sau khi quan hệ, nên đi tiểu khi giao hợp xong để tránh viêm nhiễm ngược dòng. Và đừng quên nên quan hệ tình dục an toàn, có dùng biện pháp phòng ngừa.
- Mặc đồ rộng rãi, tránh quần áo bó sát; nên lựa chọn đồ chất cotton, thấm hút mồ hôi tốt.
Chữa viêm bàng quang muốn an toàn, hiệu quả cần được thực hiện đúng thời điểm và đúng cách. Tốt hơn hết, khi nghi ngờ mắc bệnh, hãy đi khám sớm, xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó điều trị phác đồ chỉ định của bác sĩ, hiệu quả cao, ngăn ngừa bệnh tái phát. Để được tư vấn trực tiếp, bệnh nhân vui lòng bấm chọn đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ của chúng tôi giải đáp sớm nhất.