Chụp tử cung vòi trứng có làm rối loạn kinh nguyệt là câu hỏi nhiều chị em chưa tìm được câu trả lời. Vô sinh là căn bệnh ám ảnh nhiều nữ giới. Để kiểm tra vô sinh nữ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chụp tử cung vòi trứng. Đây là kỹ thuật có giá trị cao và độ chính xác tuyệt đối trong chẩn đoán vô sinh.
Chụp tử cung vòi trứng là gì ?
Trước khi giải đáp vấn đề chụp tử cung vòi trứng có làm rối loạn kinh nguyệt. Chúng ta hãy tìm hiểu chụp tử cung vòi trứng là gì? Đây là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh để quan sát bên trong tử cung, vòi trứng, cấu trúc xung quanh. Kỹ thuật này được thực hiện ở nữ giới khó thụ thai (còn gọi là vô sinh).
Nguyên lý hoạt động: Một chất cản quang được bơm vào thông qua một ống nhỏ đặt tử âm đạo tới tử cung. Vì tử cung và vòi trứng thông nhau nên chất cản quang sẽ chảy vào cả vòi trứng. Bác sĩ tiến hành chụp hình bằng cách dùng chùm tia X khi chất cản quang đi qua cả tử cung và vòi trứng.
Hình chụp cho thấy nhiều vấn đề, chẳng hạn chấn thương hay bất thường cấu trúc tử cung, vòi trứng. Hoặc có chỗ tắc nghẽn ngăn cản trứng đi qua để tới tử cung, ngăn tinh trùng đi vào trứng để kết hợp với trứng.
Chụp tử cung vòi trứng còn giúp tìm ra các vấn đề bất thường của tử cung gây cản trở trứng đã thụ tinh bám vào (làm tổ) trong thành tử cung.
Chụp tử cung vòi trứng có gây rối loạn kinh nguyệt ?
Chụp tử cung vòi trứng có làm rối loạn kinh nguyệt? Đối với câu hỏi này, bác sĩ CKI Sản phụ khoa của Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
Sau khi chụp tử cung vòi trứng, chị em được dùng kháng sinh 5 – 7 ngày để chống nhiễm trùng. Bởi việc kiểm tra này có sự can thiệp của dụng cụ y tế và chất cản quang vào buồng tử cung.
Thực tế, chụp cản quang tử cung vòi trứng là phương pháp an toàn với cơ quan sinh sản. Biến chứng xảy ra chỉ khoảng 1%. Vì vậy, phái đẹp hoàn toàn có thể yên tâm.
Nếu xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, phổ biến là chậm kinh sau khi chụp tử cung vòi trứng. Có thể do tác dụng phụ của thuốc cản quang và thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt chỉ diễn ra vài ngày của 1 – 2 chu kỳ kinh tiếp theo và sẽ chấm dứt ngay, phái đẹp hãy yên tâm.
Trường hợp rối loạn kinh nguyệt kéo dài, tình trạng có vẻ nghiêm trọng, có thể do bệnh lý phụ khoa bạn mắc phải chứ không phải do chụp tử cung vòi trứng.
Rối loạn kinh nguyệt sau chụp tử cung vòi trứng cần làm gì ?
Ngoài việc quan tâm chụp tử cung vòi trứng có làm rối loạn kinh nguyệt. Rất nhiều chị em thắc mắc cần làm gì nếu rối loạn kinh nguyệt sau chụp tử cung và vòi trứng. Hãy lưu ý các vấn đề dưới đây:
1. Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc
Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, tăng hoặc giảm cân đột ngột, tập thể dục quá sức, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài,… nguy cơ rối loạn kinh nguyệt rất cao.
Vì vậy, cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt rau xanh, trái cây tươi,… Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Thực hiện vài động tác nhỏ mỗi sáng 15 – 30 phút giúp đẩy lùi rối loạn kinh nguyệt.
2. Giữ tâm lý thoải mái
Làm việc, sinh hoạt trong môi trường trong lành, sạch sẽ, ít căng thẳng. Bởi tâm lý không ổn định, thường xuyên âu lo là nguyên nhân làm rối loạn kinh nguyệt.
Một số chị em do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, khói bụi, áp lực công việc,… Hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, nghĩ đến điều vui vẻ, tích cực, trò chuyện với bạn bè, người thân nhiều hơn để thư giãn.
3. Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai. Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc tránh thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Phái đẹp nên sử dụng bao cao su hoặc theo dõi thời gian rụng trứng của mình để quan hệ tránh ngày đó.
Lạm dụng nhiều thuốc kháng sinh dù bệnh nhỏ hay bệnh nặng cũng là điều không nên. Tốt nhất hạn chế lại, tham khảo thêm các loại thuốc từ thiên nhiên như lá cây, rễ cây, hoa,… độ an toàn, lành tính cao hơn.
4. Hạn chế sử dụng chất kích thích
Hạn chế dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… có lẽ là việc hơi khó đối với chị em làm việc tại cơ quan, văn phòng, đặc biệt bộ phận thường xuyên phải tiếp khách.
Tuy nhiên, chị em nên biết, lạm dụng chất kích thích sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố. Không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt, còn ảnh hưởng làn da của chị em.
Một số câu hỏi trước khi chụp tử cung vòi trứng
Như vậy, đối với vấn đề chụp tử cung vòi trứng có làm rối loạn kinh nguyệt đã được giải quyết xong. Dưới đây là một số câu hỏi trước khi chụp tử cung và vòi trứng được nhiều chị em quan tâm.
1. Trước khi chụp tử cung vòi trứng cần làm gì?
Có 3 điều chị em cần làm trước khi chụp tử cung và vòi trứng là:
- Trước khi chụp tử cung vòi trứng, bác sĩ sẽ thăm khám âm đạo của bạn. Nếu không viêm nhiễm đường sinh dục mới có thể chụp.
- Kiêng quan hệ tình dục trước khi chụp tử cung vòi trứng, ít nhất 1 ngày. Tốt nhất nên kiêng quan hệ trong tháng chụp tử cung vòi trứng.
- Trước thời điểm chụp tử cung vòi trứng 1 tiếng, bạn có thể uống thuốc giảm đau để hạn chế đau đớn.
2. Tại sao phải kiêng quan hệ trước khi chụp vòi trứng?
Chụp tử cung vòi trứng được bác sĩ chỉ định cho những cặp đôi lấy nhau 1 năm mà chưa có thai dù không sử dụng bất cứ biện pháp phòng tránh nào.
Lý do phải kiêng quan hệ trước khi chụp tử cung vòi trứng vì:
- Kiêng quan hệ trước khi tiến hành chụp tử cung và vòi trứng để có kết quả chính xác nhất.
- Thêm nữa, nếu chẳng may có thai nhưng không biết, chất cản quang khi thực hiện chụp tử cung vòi trứng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
3. Chụp tử cung vòi trứng an toàn khi nào?
Để chụp tử cung vòi trứng thật sự an toàn và cho kết quả chính xác, không xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, không gây tổn thương cơ quan sinh sản, đặc biệt vòi trứng, tử cung thì chị em cần lưu ý những lời khuyên sau:
- Quan trọng nhất là lựa chọn được đơn vị y tế sản phụ khoa uy tín. Có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm,… đảm bảo chính xác tất tần tật thao tác, không để xảy ra biến chứng. Nếu đang ở Hà Nội, chị em hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
- Nên thực hiện chụp tử cung và vòi trứng sau khi sạch kinh 2 – 5 ngày và trước ngày trứng rụng.
- Tuyệt đối không chụp tử cung và vòi trứng khi đang mang thai, đang bị viêm nhiễm phụ khoa. Hoặc bị dị ứng với chất cản quang, đang có dấu hiệu xuất huyết.
- Sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm trùng sau khi chụp tử cung vòi trứng theo đúng chỉ định, liều lượng mà bác sĩ kê đơn.
- Tuân thủ nguyên tắc điều trị tắc vòi trứng, bệnh viêm nhiễm phụ khoa và tình trạng bất thường tại buồng tử cung dựa trên kết quả của chụp tử cung vòi trứng từ bác sĩ.
Qua nội dung trong bài, chị em đã biết chụp tử cung vòi trứng có làm rối loạn kinh nguyệt. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc về vấn đề này hoặc bệnh phụ khoa liên quan, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để có những lời khuyên và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.