Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là tình trạng chúng ta đều có khả năng mắc phải cảnh báo những bệnh lý tại vùng hậu môn - trực tràng. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày và chủ quan không điều trị sẽ khiến cơ thể bị mất máu, nhanh mệt mỏi và sức khỏe suy kiệt. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ thông tin nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra máu và cách khắc phục hiệu quả.
Biểu hiện đại tiện ra máu tươi cuối bãi
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là sự xuất hiện của máu dính ở cuối phân hoặc xuất hiện chảy máu sau khi đi đại tiện. Tùy theo hiện tượng máu nhiều hay ít, tần suất xuất hiện mà hiện tượng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi được chia thành các cấp độ khác nhau:
- Cấp độ nhẹ: Lượng máu ra ít, chỉ dính chút máu cuối bãi phân và phải quan sát rất kỹ mới có thể nhìn thấy. Tần suất máu xuất hiện sau khi đi đại tiện chỉ vài lần rồi tự hết.
- Cấp độ trung bình: Lượng máu xuất hiện ở cuối bãi sau khi đi đại tiện có tăng lên so với cấp độ nhẹ. Máu lúc này bị dính ngoài hậu môn và bạn có thể nhìn thấy khi dùng giấy vệ sinh. Tần suất đi đại tiện trong ngày phát sinh nhiều bất thường, quan sát thấy phân có dính chất nhầy màu trắng đục. Ngoài ra, số lần ra máu cuối bãi phân khi đi ngoài nhiều hơn trước.
- Cấp độ nặng: Sau mỗi lần đi ngoài đều thấy máu xuất hiện ở cuối bãi phân. Bạn có thể cảm nhận máu chảy thành từng giọt hay thậm chí phun thành tia. Để lâu có thể khiến mất máu nguy hiểm đến tính mạng.
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi cảnh báo bệnh gì?
Đại tiện ra máu tươi cuối bãi là hiện tượng ai cũng có nguy cơ gặp phải. Có những trường hợp thi thoảng đại tiện ra máu cấp độ nhẹ không gây nguy hiểm tới sức khỏe và có thể tự hết
Nhưng cũng có những trường hợp đi đại tiện bị chảy máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hậu môn - trực tràng nguy hiểm. Cụ thể:
1. Táo bón lâu ngày
Nếu bạn đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần kèm theo tình trạng phân khô cứng, phải rặn mạnh khi đại tiện thì tình trạng này gọi là táo bón. Việc ma sát mạnh giữ phân với niêm mạc hậu môn trong quá trình đại tiện có thể làm tổn thương tới các tĩnh mạch tại đó và gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu. Tình trạng chảy máu khi đi ngoài lúc táo bón có thể dễ dàng nhìn thấy khi bạn dùng giấy vệ sinh.
2. Mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ (lòi dom) xảy ra khi các tĩnh mạch tại hậu môn bị giãn căng quá mức và tạo thành các búi trĩ. Bệnh được chia ra 3 loại phổ biến nhất là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Và cả 3 loại trĩ này đều gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu.
Hiện tượng chảy máu khi đại tiện có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn bệnh trĩ khởi phát. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng đi kèm như: ngứa và ẩm ướt hậu môn, sờ thấy có búi trĩ mềm như cục thịt thừa ở đường lược hoặc từ ống hậu môn sa ra ngoài, cảm giác vướng víu mỗi khi đại tiện, táo bón kéo dài,...
Bệnh trĩ là căn bệnh tại hậu môn - trực tràng dễ gặp phải. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em, phụ nữ đang mang thai hay những người có công việc phải ngồi hoặc đứng lâu trong một thời gian dài. Dẫn đến những áp lực đè xuống vùng hậu môn trực tràng, khiến các tĩnh mạch căng phồng quá mức và tạo ra các búi trĩ.
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện một vết rách nhỏ hoặc vết loét ở niêm mạc hậu môn. Thường xảy ra sau khi người bệnh cố rặn phân cứng.
Ngoài gây chảy máu khi đại tiện, nứt kẽ hậu môn còn khiến người bệnh thường có cảm giác đau rát tại vùng hậu môn, nhất là khi ngồi xổm. Đa số trường hợp bị nứt kẽ hậu môn có thể tự lành lại trong vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón. Một số trường hợp bệnh sẽ thành mãn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
4. Viêm hậu môn
Vệ sinh hậu môn không đúng cách, mặc quần bó sát, mắc bệnh trĩ lâu ngày,… là những điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
Hại khuẩn sẽ gây viêm nhiễm lớp mô quanh hậu môn và khiến cho khu vực này dễ bị nứt, rách khi phân đi qua. Và đại tiện chảy máu là hậu quả tất yếu.
5. Viêm loét dạ dày - tá tràng
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu ruột non). Nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra còn do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ; căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), hút thuốc lá, uống rượu bia…
Xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, các cơn đau bụng xoắn vặn,...
6. Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già chủ yếu do vi trùng amip gây nên. So với người trưởng thành thì trẻ em, nhất là trong độ tuổi từ 2 - 4 là đối tượng dễ mắc bệnh này. Vì thế các bậc phụ huynh nên chú ý cẩn thận cho con em mình.
Bệnh lây truyền qua phân, nên nếu bạn không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và chạm ngay vào đồ ăn sẽ khiến vi khuẩn lây lan. Hay tiếp xúc với đồ vật xung quanh rồi vô tình cầm thức ăn lên miệng cũng khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nếu nhà xuất hiện ruồi từng đậu vào những nơi có vi khuẩn rồi đậu lên thức ăn khiến chúng ta ăn phải.
Xem thêm : Đại tiện ra máu nên ăn gì ? Tổng hợp 10 thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh
Biện pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng đi đại tiện ra máu tươi cuối bãi
Ngay khi xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra máu tươi cuối bãi người bệnh nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám tìm nguyên nhân gây ra. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể từng trường hợp. Có thể là dùng thuốc hỗ trợ điều trị hoặc phải can thiệp bằng thủ thuật ngoại khoa.
Đặc biệt, sử dụng sóng cao tần HCPT II là phương pháp điều trị ngoại khoa kiểu mới có khả năng điều trị các bệnh lý tại hậu môn - trực tràng mang lại kết quả tối ưu. Khác với các biện pháp truyền thống phải dùng đến dao kéo, chữa bệnh bằng HCPT II thực hiện bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu giúp loại bỏ nhanh chóng triệu chứng khó chịu tại vùng hậu môn với vết thương thực hiện rất nhỏ, ít gây đau. Kết hợp nhiệt sóng cao tần giúp khắc phục viêm nhiễm, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tích cực tình trạng đi ngoài ra máu.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian khi chưa có sự tham vấn ý kiến với bác sĩ. Tự chữa bệnh tại nhà tưởng chừng tiết kiệm chi phí nhưng bạn lại không thể lường trước được những tác dụng phụ hay biến chứng mà bệnh ảnh hưởng tới bạn.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và hỗ trợ cho quá trình giải quyết chứng đại tiện ra máu cải thiện tích cực bằng cách tuân thủ những thói quen lành mạnh sau:
- Chế độ ăn uống cố gắng bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, rau xanh, củ quả và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ cùng các vitamin tuyệt vời tốt cho sức khỏe và cả hệ tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, đồ uống có ga… vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh nguy cấp hơn.
- Nhớ uống nước và đảm bảo ít nhất 2 lít mỗi ngày.
- Sau đi đại tiện cần lau hậu môn nhẹ nhàng bằng giấy mềm, vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm. Khi rửa, cố gắng không rửa ngược về đằng trước vì có thể gây viêm nhiễm đường sinh dục.
- Thiết lập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày. Không nên nhịn đại tiện quá lâu để tránh tình trạng táo bón, căng thẳng mỗi khi đại tiện.
- Quan hệ tình dục an toàn, tránh mạnh bạo để hạn chế nguy cơ gây tổn thương hậu môn.
- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao hàng ngày vừa có công dụng tăng cường sức khỏe lại vừa giúp duy trì cân nặng cơ thể, tránh áp lực lên vùng hậu môn trực tràng.
- Giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, hạn chế lo lắng, stress vì những điều này có thể khiến bệnh bị tiêu cực theo.
Trên đây là những thông tin cung cấp hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ hiện tượng đi đại tiện ra máu tươi cuối bãi là bị bệnh gì và cách khắc phục hiệu quả. Dù tình trạng này xảy ra do nguyên nhân nào thì nếu để lâu không có biện pháp điều trị thì bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe hay nghiêm trọng hơn là tính mạng. Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia sức khỏe qua số điện thoại 0243 9656 999 nếu bạn đang lo lắng khi mắc phải vấn đề này.