Top 5 dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp nhất hiện nay (Bác sĩ giải đáp thắc mắc)

May 10, 2019
Bệnh Trĩ
Mục lục chính [Ẩn]

    Dấu hiệu bệnh trĩ có dễ nhận biết không ? làm cách nào để biết mình bị trĩ hay không ? Đây là câu hỏi được nhiều người đưa ra . Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu . Khi thấy những triệu chứng , biểu hiện bệnh trĩ này , bạn nên đi khám càng sớm càng tốt !

    Dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết

    Trĩ là bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Nó khiến cuộc sống của người bệnh trở thành chuỗi ngày dài ám ảnh, đau đớn và khổ sở. Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu, thành tĩnh mạch bị giãn ra, xung huyết. Những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở trực tràng và hậu môn tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh trĩ.

    Theo nghiên cứu của Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35 – 50% trong đó tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%).

    Bệnh diễn biến âm thầm nên nhiều người chủ quan hoặc biết nhưng giấu bệnh. Chỉ đến khi biến chứng xảy ra như choáng, mất nhiều máu, nhiễm trùng do búi trĩ thòi ra không co lên được, người bệnh mới đến bệnh viện.

    Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ:

    Chảy máu khi đi ngoài

    Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, cho thấy việc chảy máu khi đại tiện là triệu chứng phổ biến nhất khi bệnh trĩ ghé thăm, chiếm 69%. Máu có màu đỏ tươi, xuất hiện trong lúc đi ngoài và ngưng khi ngừng đại tiện. Hiện tượng này ít gây khó chịu nên người bệnh biết nhưng thường bỏ qua.

    Đau, sưng và ngứa hậu môn

    Nhiều chuyên gia y tế cho biết, tình trạng đau và sưng vùng hậu môn chiếm 43% trong các triệu chứng của bệnh trĩ. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

    Sa búi trĩ

    Ban đầu búi trĩ sa xuống rồi có thể tự co lên được (trĩ độ 2), đến độ 3 trĩ sa xuống không tự co lên được mà phải dùng tay nhét vào mới được, khi đến độ 4 trĩ sa hoàn toàn không thể dùng tay nhét vào được nữa. Ở mức độ sa búi trĩ thì phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng cho trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ

    Bên cạnh các dấu hiệu điển hình, bệnh trĩ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn… Tuy nhiên không phải người mắc bệnh trĩ nào cũng xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên mà nó còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh.

    Nhiều người bệnh chỉ xuất hiện từ 1 – 2 triệu chứng như không bị chảy máu khi đại tiện mà chỉ thấy đau rát và sa búi trĩ, một số khác chỉ thấy dấu hiệu đau rát hoặc chỉ bị đại tiện ra máu hoặc chỉ thấy sa búi trĩ.

    Dấu hiệu trĩ nội

    Ở trĩ nội, những búi trĩ do các cụm tĩnh mạch ở phần niêm mạc ống hậu môn phía trên đường lược bị giãn căng và phồng lên, bạn sẽ cảm thấy:

    Dấu hiệu bệnh trĩ nội lúc này là đại tiện và tiểu tiện ra máu, đây là biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất.

    • Giai đoạn 1: Búi trĩ nhỏ và mềm, không gây đau, mỗi lần đi đại tiện búi trĩ sa xuống và có hiện tượng chảy máu từng giọt hoặc theo tia.

    • Giai đoạn 2: Búi trĩ lớn hơn và hiện tượng chảy máu giảm rõ rệt, khi đại tiện búi trĩ có khi lòi hẳn ra ngoài hậu môn nhưng có thể co vào được.

    • Giai đoạn 3: Búi trĩ cứng và rất to, khi đại tiện không thể cho vào được mà phải dùng tay ấn vào, máu chảy thành giọt.

    • Giai đoạn 4: Các búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, không thể dùng tay ấn vào được nữa, gây đau đớn, tắc nghẽn hậu môn, máu chảy thành giọt hoặc thành tia. Chỉ cần ho, đi bộ nhanh, đứng lên ngồi xuống cũng có thể tác động đến búi trĩ sa xuống nhiều hơn.

    Trĩ ở giai đoạn cuối gây rất nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh. Đại tiện vô cùng khó khăn và dễ bị thiếu máu, cơ thể suy nhược…

     Dấu hiệu trĩ ngoại

    Bệnh trĩ ngoại nằm bên dưới bao da quanh hậu môn, dễ nhận thấy hơn trĩ nội khi chúng bị sưng.

    • Giai đoạn 1: Có búi trĩ xuất hiện ngoài rìa lỗ hậu môn với kích thước nhỏ như hạt đậu, dùng tay sờ vào có cảm giác cộm, ngứa và đau rát hậu môn.

    • Giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển to hơn, da vùng hậu môn tiết dịch ẩm ướt, gây khó chịu, ngứa ngáy.

    • Giai đoạn 3: Búi trĩ phát triển ngoằn ngoèo, lộn xộn, gây đau rát kèm theo hiện tượng đi cầu ra máu.

    • Giai đoạn 4: Xuất hiện thêm nhiều búi trĩ mới, phát triển phức tạp hơn, hậu môn tiết dịch gây viêm nhiễm, sưng đau. Tình trạng đi cầu ra máu thường xuyên và chảy máu nhiều hơn.

    Trường hợp nữ giới mắc bệnh trĩ ngoại thì nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa rất cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

    Bốn động tác hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh trĩ

    Dưới đây là một số bài tập lấy co thắt hậu môn làm trung tâm, giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh trị, cũng có thể tập hằng ngày để phòng căn bệnh khó nói này.

    Bài tập 1: Hô hấp bằng bụng

    Nằm ngửa, thả lỏng cơ bắp toàn thân, hai tay đặt chồng lên nhau và để lên bụng. Hít sâu bằng bụng, lúc hít vào phồng bụng lên, lúc thở ra hóp bụng vào.

    Lặp lại động tác từ 10-20 lần. Tập hằng ngày vào những lúc rảnh rỗi.

    Tranh mô phỏng cách hô hấp bằng bụng. (Nguồn Internet).

    Bài tập 2: Co thắt hậu môn

    Đứng thẳng, thả lỏng toàn thân, kẹp chặt mông và đùi. Sau đó hít sâu vào, lưỡi áp vào vòm họng, đồng thời thít chặt vùng hậu môn lại. Thở ra từ từ sau đó và thả lỏng cơ thể.

    Lặp lại động tác này từ 10-20 lần trong mỗi lần tập. Có thể áp dụng bài tập hằng ngày.

    Động tác co thắt hậu môn còn có thể thực hiện trong tư thế nằm.

    Bài tập 3: Nâng xương chậu

    Nằm ngửa, gập đầu gối lại, cố gắng để vùng gót chân chạm mông. Hai tay đặt sau đầu, lấy lòng bàn chân và vai làm trọng tâm, từ từ nâng vùng xương chậu lên và hít vào, cùng lúc đó thực hiện thít hậu môn lại. Sau đó thở ra chậm rãi và thả lỏng thân thể. Mỗi ngày tập 1-3 lần, mỗi lần thực hiện 20 cái.

    Động tác nâng xương chậu hoàn toàn có thể luyện tập tại nhà.

    Bài tập 4: Massage quanh rốn

    Nằm ngửa trên giường, thả lỏng thắt lưng, gập hai đầu gối lại. Chà xát hai tay vào nhau cho đến khi tay nóng lên, tay trái đặt trên rốn, tay phải đặt lên lưng bàn tay trái, lấy rốn làm trung tâm, massage theo chiều kim đồng hồ.

    Bắt đầu động tác một nhẹ nhàng, sau đó từ từ gia tăng thêm lực. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần massage 20 vòng.

    Massage quanh rốn vừa có lợi cho tiêu hóa lại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. (Ảnh minh họa: Nguồn Intenret).

    Lưu ý: Nếu sở hữu quỹ thời gian hạn hẹp, bạn không nhất thiết phải thực hiện tất cả các phương pháp trên. Hãy xem xét tình hình cơ thể và cố gắng luyện tập đều đặn ít nhất từ 1-2 động tác mỗi ngày.

    Tuy nhiên, những người bị sa búi trĩ nặng hoặc bị viêm nhiễm, sưng phù, nứt kẽ hậu môn không thích hợp luyện tập các động tác trên.

    Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ

    Ngồi lâu một chỗ

    Có tới 73% những người thường xuyên ngồi lâu khi làm việc mắc phải bệnh trĩ. Điều này cũng mắc phải rất nhiều ở các bạn trẻ hiện nay, nhất là khi các bạn sử dụng máy tính, xem tivi, chơi điện tử…

    Ngồi lâu là một trong những nguyên nhân dẫn đến trĩ.

    Nguyên nhân là do việc ngồi lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Không những thế, nó cũng khiến cho bệnh trĩ mắc phải sẽ nặng hơn.

    Chế độ ăn uống gây hại

    Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ hay những đồ uống có cồn như rượu, bia là các đồ ăn có thể gây nóng, làm tắc nghẽn xoang hậu môn, dẫn đến chảy máu khi đi ngoài, táo bón kinh niên và nhất là bệnh trĩ.

    Đi vệ sinh chưa đúng cách

    Thói quen đi tiêu (đại tiện) không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

    Vừa đi vệ sinh vừa đọc báo, chơi điện tử… sẽ khiến bạn phân tâm, làm tăng gánh nặng hậu môn, rối loạn chức năng đường ruột, thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

    Mắc bệnh táo bón kinh niên

    Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm trong một thời gian dài sẽ khiến cho các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài.

    Nó khiến cho áp lực trong ổ bụng, trực tràng và ống hậu môn tăng cao, khiến tĩnh mạch bị phình, giãn, gây nên trĩ. Đồng thời, chúng ta cũng có thể bị viêm nhiễm, giãn cơ hậu môn do quá trình đi tiêu khó khăn. Điều này cũng có thể dẫn đến trĩ.

    Các chuyên gia khuyên, để phòng tránh bệnh trĩ nên lưu ý những điều sau:

    Không nên quá lo lắng, giấu bệnh hay tự ý điều trị vì dễ gây biến chứng hẹp hậu môn, nhiễm trùng, phải phẫu thuật rất tốn kém.

    Tránh ăn các thực phẩm cay hoặc bia, rượu.

    Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

    Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, trái cây, khoai lang, chuối, đu đủ, bồ ngót, bông cải xanh.

    Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Nếu công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn nên hẹn thời gian để có thể đứng dậy đi lại, vận động 5-10 phút sau khi ngồi khoảng 45-60 phút.

    Tập thể dục như chạy bộ, yoga, cầu lông, tennis, bơi lội 2-3 lần mỗi tuần.

    Các tìm kiếm liên quan đến dấu hiệu bệnh trĩ

    dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

    dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

    dấu hiệu bệnh trĩ ngoại

    dấu hiệu bệnh trĩ và cách điều trị

    dấu hiệu bệnh trĩ nội

    dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu

    chữa bệnh trĩ

    nguyên nhân bệnh trĩ

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    CKI Đỗ Quang Thế

    Chuyên khoa: Ngoại tổng hợp

    Chức vụ:

    • Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại tổng hợp tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Quá trình học tập:

    • 1971 – 1977: Học Đa khoa tại Đại học Y Hà Nội.
    • 1988: Bổ túc chứng chỉ chuyên khoa 1 ngoại khoa.

    Quá trình công tác:

    • Hơn 43 năm trong nghề (Sinh năm 5/2/1953)
    • 1977 - 1980: Công tác tại ban Bảo vệ,chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
    • 1980 – 2013: Công tác chuyên khoa ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô 
    • 1988:  Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Hữu Nghị.

    Sở trường chuyên môn:

    • Thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa - tiết niệu.
    • Tư vấn và điều trị các bệnh lý ở bao quy đầu, thực hiện cắt bao quy đầu theo phương pháp hiện đại.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status