Dấu hiệu trĩ ngoại là một yếu tố giúp mọi người phát hiện nguy cơ bệnh lý kịp thời, để từ đó có cách điều trị phù hợp. Vậy những biểu hiện nào của trĩ ngoại là dễ nhận biết, người bệnh nên xử trí ra sao khi gặp phải các triệu chứng đó? Đối với thắc mắc này, các chuyên gia sẽ đưa ra cho bạn đọc những lời giải đáp thấu đáo thông qua bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!
Khám phá 4 dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ ngoại
Về cơ bản, việc nhận biết dấu hiệu trĩ ngoại thường dựa vào những triệu chứng có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Trong giai đoạn đầu, trĩ ngoại có thể không có những dấu hiệu rõ ràng, và chỉ khi bệnh trở nặng thì những triệu chứng xuất hiện rõ rệt.
1. Da thừa ở hậu môn
Đây là triệu chứng phổ biến ở bệnh trĩ ngoại, khi búi trĩ teo hoặc giảm kích thước tạm thời, điều này có thể để lại các mảnh da thừa ở hậu môn, gây vướng víu khi ngồi.
2. Đau rát hậu môn
Sự xuất hiện của một hay nhiều búi trĩ ở rìa hậu môn sẽ gây cảm giác khó chịu, đau nhức và khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngồi. Khi búi trĩ lớn dần, các cục máu đông có thể chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn, gây đau đớn kể cả khi đứng hay nằm.
3. Sa búi trĩ
Tình trạng này hình thành khi búi trĩ ngoại trồi lên bên ngoài hậu môn. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng diễn biến của bệnh, búi trĩ ngoại có thể bị sa xuống ít hoặc nhiều. Sa búi trĩ không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
4. Chảy dịch nhầy hậu môn
Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng sa búi trĩ ngoại. Dịch nhầy tiết ra từ hậu môn thường có màu trắng đục hoặc trong, đôi khi kèm theo máu tươi. Nếu triệu chứng này không thuyên giảm, thì các loại vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội tấn công và phát triển, dẫn đến viêm nhiễm nghiêm trọng.
Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại theo từng cấp độ diễn biến
Dấu hiệu trĩ ngoại có thể được phán đoán dựa vào sự xuất hiện của các búi trĩ nằm dưới đường lược hậu môn, tạo nên cảm giác không thoải mái hoặc đau rát khi vệ sinh cá nhân, tiếp xúc với những tác động từ bên ngoài. Bệnh trĩ ngoại đặc trưng ở dấu hiệu sưng đau và ngứa búi trĩ, điều này tác động không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Táo bón, tiêu chảy hoặc căng thẳng khi đại tiện sẽ làm cản trở lưu thông, gây tích tụ máu và làm giãn tĩnh mạch, khiến mô đệm hậu môn bị phình to, căng phồng quá mức, khi đó sẽ xuất hiện lớp da mỏng bao bọc búi trĩ.
Khi đi nặng, lượng máu chảy ra từ búi trĩ dù nhiều hay ít thì cũng khó có thể kết luận chính xác mức độ bệnh là nặng hay nhẹ. Trĩ ngoại không được phân biệt theo cấp độ, tiêu chí này chỉ được áp dụng với trĩ nội. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo hai giai đoạn phát triển chính của trĩ ngoại dưới đây:
1. Trĩ ngoại mức độ nhẹ
Vào thời kỳ bệnh mới khởi phát, trĩ ngoại thường chỉ có hình dạng như một khối u nhú hoặc nốt mụn thịt rất nhỏ, mọc ở bên rìa hậu môn và chưa gây ra bất tiện gì cho người bệnh. Một số người có thể cảm thấy hơi châm chích ở hậu môn nhưng không thường xuyên.
Búi trĩ ngoại khi có kích thước nhỉnh hơn một chút, sẽ sa ra ngoài khi người bệnh đi tiêu nhưng sau đó có thể tự co lên. Các triệu chứng phát sinh lúc này có thể bao gồm những cơn ngứa âm ỉ, hậu môn sưng đỏ và đôi khi chảy một chút máu.
2. Trĩ ngoại mãn tính
Trĩ ngoại ở giai đoạn mãn tính phát triển tới kích thước khá lớn và dày, có thể sa xuống khi người bệnh rặn đại tiện hoặc hoạt động mạnh. Búi trĩ ngoại lúc này hoàn toàn không tự co lên được nữa, khiến cho các triệu chứng ngứa rát, chảy máu, sưng đau xuất hiện thường trực.
Đến khi búi trĩ sưng lớn và gây ra cảm giác vô cùng đau đớn, đó là lúc mô trĩ đã sa hẳn ra ngoài, treo lủng lẳng. Tình trạng này khiến cơ vòng hậu môn căng giãn, kèm theo hiện tượng rạn nứt hậu môn, dẫn đến mất máu ồ ạt kèm theo chảy dịch mủ.
Dấu hiệu nào cho thấy trĩ ngoại đã phát sinh biến chứng nguy hiểm ?
Đâu là những dấu hiệu trĩ ngoại cảnh báo bệnh đã trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hại đối với sức khỏe, vấn đề này cũng được người bệnh hết mực quan tâm. Các chuyên gia cảnh báo, bệnh trĩ ngoại nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách thì sớm muộn người bệnh
- Nhiễm khuẩn búi trĩ: Tình trạng này xảy ra khi búi trĩ bị tổn thương và hại khuẩn có cơ hội xâm nhập. Biến chứng này có nhiều biểu hiện đặc trưng như đau rát, ẩm ướt, ngứa ngáy do chảy dịch, các nếp gấp hậu môn bị viêm loét, có màu đỏ và sưng tấy.
- Hoại tử: Người bị trĩ ngoại nếu cứ để mặc cho bệnh tiến triển, hậu môn chảy máu liên tục có thể dần bội nhiễm hoặc hoại tử dần, thậm chí vi trùng, vi khuẩn từ búi trĩ xâm nhập vào máu sẽ đe dọa đến tính mạng.
- Tắc mạch trĩ: Khi đám rối tĩnh mạch bị tắc nghẽn, búi trĩ ngoại sẽ rất dễ bị tổn thương hoặc rách ra, gây đau rát và có nguy cơ hoại tử phần da xung quanh hậu môn, kèm theo mất nhiều máu.
- Nghẹt búi trĩ: Trĩ ngoại quá lớn sa xuống và sưng nề sẽ làm nghẹt lỗ hậu môn, khiến người bệnh phải chịu các cơn đau đớn dữ dội, đại tiện khó khăn, thậm chí khiến cả búi trĩ bị hoại tử, lở loét.
- Ung thư trực tràng: Mặc dù thuộc loại biến chứng rất hiếm gặp nhưng ung thư hậu môn - trực tràng được coi là bệnh lý có nguy cơ đe dọa tới tính mạng của người mắc trĩ ngoại.
Phát hiện dấu hiệu trĩ ngoại và điều trị hiệu quả bằng cách nào ?
Nhìn chung, khi phát hiện các dấu hiệu trĩ ngoại, điều mà bạn cần làm đầu tiên chính là tìm tới các cơ sở y tế đáng tin cậy để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Sau khâu khám và xét nghiệm (nếu cần thiết), người bệnh sẽ được tư vấn về cách chữa trị phù hợp với kết quả chẩn đoán.
Đối với một địa chỉ khám chữa bệnh trĩ uy tín như Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), quá trình chẩn đoán cho đến điều trị đều do đội ngũ bác sĩ ưu tú phụ trách. Các y bác sĩ được tuyển chọn từ những chuyên gia với tay nghề vững vàng, có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện công lập tuyến đầu cả nước.
Tại phòng khám, phương pháp được chú trọng đưa vào điều trị là kỹ thuật HCPT II. Đây là công nghệ hiện đại có điểm mạnh là giúp giảm thiểu các rủi ro biến chứng của các hình thức cắt trĩ cổ điển gây ra như chảy máu hậu môn, đau đớn lâu ngày, đại tiện không tự chủ....
Phương pháp HCPT II vận hành theo cơ chế áp dụng sóng cao tần để tác động làm đông mạch máu nuôi trĩ, sau đó cắt bỏ búi trĩ bằng dao điện. Kỹ thuật ít xâm lấn này có thể mang tới công dụng bảo toàn chức năng cơ vòng, cơ thắt hậu môn, do đó người bệnh bớt phải chịu đau đớn, thời gian hồi phục được rút ngắn, đồng thời phòng tránh hiệu quả di chứng hậu phẫu.
Sau khi kết thúc thủ thuật, đa số bệnh nhân được về nhà nghỉ ngơi và tự chăm sóc, rất ít trường hợp cần phải nhập viện theo dõi điều trị trong vòng 24 tiếng, quá trình này sẽ được chỉ dẫn cụ thể bởi bác sĩ chủ trị.
Vừa rồi là thông tin bạn cần biết về cách nhận biết dấu hiệu trĩ ngoại, hy vọng có thể giúp ích cho mọi người trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh. Mọi thắc mắc còn lại cần được chuyên gia hỗ trợ tư vấn, bạn đọc xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài 0243.9656.999.