Đau tinh hoàn thường gặp ở cả bên trái và bên phải. Tình trạng này nếu không sớm chữa trị có thể gây những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Do đó khi thấy tinh hoàn bị đau bạn nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp can thiệp, chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau tinh hoàn là do bệnh gì?
Đau tinh hoàn là một trong những dấu hiệu mà nhiều nam giới gặp phải. Tuy nhiên, đa số các dấu hiệu này đều mơ hồ, khó xác định nguyên nhân là do đâu. Không những thế, tinh hoàn là cơ quan nhạy cảm và quan trọng do đó việc xác định nguyên nhân tinh hoàn bị đau do đâu là hết sức cần thiết.
1. Do bệnh giãn tinh hoàn
Giãn tinh hoàn là tình trạng tĩnh mạch thừng tinh không kiểm soát được tình trạng chống trào dẫn đến trào ngược vào tĩnh mạch và gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch. Lúc này lượng máu ứ đọng ở quanh tinh hoàn quá nhiều.

Bệnh giãn tinh hoàn ở giai đoạn nhẹ người bệnh thường không gây đau tinh hoàn. Nhưng nếu giãn tinh hoàn nặng người bệnh sẽ thấy đau tinh hoàn trái hoặc đau tinh hoàn phải, bìu nặng... Với những trường hợp bệnh giãn tinh hoàn nặng sẽ cần tiến hành mổ tinh hoàn nội soi nhằm giữ được kích thước và khả năng sản xuất tinh trùng.
2. Do mắc bệnh viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau tinh hoàn. Khi bị viêm mào tinh hoàn người bệnh thường thấy có những cơn đau liên tục, vùng da bìu đỏ, sốt, tinh hoàn sưng to, nắn nhẹ thấy đau. Ngoài những triệu chứng điển hình này người bệnh còn thấy đau khi quan hệ tình dục nhất là khi xuất tinh, đau khi đứng, đi bộ.
3. Do bệnh xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh cấp tính do tinh hoàn tự xoay quanh trục khiến tắc nghẽn thừng tinh đột ngột. Lượng máu đến tinh hoàn bị giảm dẫn đến sưng đau tinh hoàn bên phải hoặc trái.
Khi bị xoắn tinh hoàn người bệnh sẽ thấy kèm theo các dấu hiệu như: xuất tinh những cơn đau đột ngột và dữ dội ở phần hạ bộ, cơn đau đột ngột và thường xuyên, thời gian đau kéo dài hơn 6 giờ, một bên tinh hoàn bị xoắn sẽ to hơn, cao hơn bên còn lại, đau bụng dưới, nôn và buồn nôn.

4. Do bệnh viêm tuyến tiền liệt
Bệnh viêm tuyến tiền liệt có giai đoạn cấp tính và mãn tính. Đau tinh hoàn thường gặp ở viêm tuyến tiền liệt mãn tính và tinh hoàn bên trái. Căn bệnh này, xuất hiện chủ yếu ở những nam giới trong độ tuổi thanh niên, ít gặp ở người cao tuổi.
Triệu chứng kèm theo thường là đau 1 bên tinh hoàn, cơn đau âm ỉ và kéo dài liên tục.
5. Do nang mào tinh hoàn
Nam mào tinh hoàn là tình trạng xuất hiện khối u nang ở trong ống dẫn tinh. Thông thường, các khối u nang này thường lành tính và ít nguy hiểm vì nó do sự tích lũy lâu ngày của tinh trùng. Tuy nhiên, nếu để lâu nang tinh hoàn phát triển to sẽ dẫn đến đau tinh hoàn trái hoặc phải, căng tức.
6. Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây nên triệu chứng đau tinh hoàn. Các khối ung thư trong tinh hoàn thường phát triển trong thời gian dài thành những cục cứng. Nếu phát triển to, người bệnh có thể sờ thấy cứng, đau nhức, nặng ở vùng bẹn và bìu, sốt...
Ung thư tinh tinh hoàn thường gặp chủ yếu là ung thư tuyến tinh, nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn.

7. Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là một trong những căn bệnh thường gặp ở nam giới, nguyên nhân là do tinh hoàn nối với cơ thể bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường đã được giới hạn.
Khi bị thoát vị bẹn người bệnh sẽ thấy vùng bẹn bìu bị đau tức, bìu sưng to thành các khối phồng ở trên ruột dồn xuống. Vùng bìu càng ngày càng to hơn nếu đi lại hoặc chạy nhảy. Nếu người bệnh nằm nghỉ các khối sưng này sẽ xẹp xuống hoặc có khi mất hẳn.
Ngoài những nguyên nhân đau tinh hoàn do bệnh lý trên đây, tình trạng đau tinh hoàn còn có thể do những nguyên nhân khác như: do bị chấn thương, thực hiện phẫu thuật ở niệu đạo, sử dụng chất kích thích quá nhiều, quan hệ tình dục sai tư thế, áp lực tâm lý...
Đau tinh hoàn khi nào cần khám các bác sĩ
Đa số nam giới khi thấy có dấu hiệu đau tinh hoàn đều e ngại, không dám khám các bác sĩ chuyên khoa vì đây là căn bệnh ở vùng kín. Tuy nhiên, nếu không thăm khám sớm người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đau tinh hoàn đau kèm theo những dấu hiệu dưới đây thì nên khi khám bác sĩ ngay.

- Ở bìu xuất hiện những khối u bất thường
- Sốt, đặc biệt là từ 38 độ trở lên
- Vùng da bìu bị sưng đỏ, khi sờ vào thấy mềm nhũn hoặc bị nóng rát
- Có tiếp xúc với người bị quai bị trong thời gian gần đây
- Tình trạng đau diễn ra đột ngột và ngày càng trở nên nặng hơn
- Có dấu hiệu đau kèm theo buồn nôn hoặc nôn mửa
- Bị chấn thương ở bìu hoặc ở cơ quan sinh dục
- Đau ở cơ quan sinh dục và không giảm sau 1 giờ đồng hồ
Đa số những nam giới bị đau tinh hoàn đều có thể được khắc phục và chữa trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm. Nếu để lâu không điều trị có thể gây tổn thương vùng tinh hoàn vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng đồng thời làm suy giảm đời sống tình dục.
Cách giảm đau tức tinh hoàn hiệu quả, an toàn
Đau tức tinh hoàn có thể để lại những ảnh hưởng, khó chịu cho nam giới. Do đó, bạn cần tìm những biện pháp can thiệp và chữa trị kịp thời. Ngay khi có dấu hiệu tinh hoàn đau tức bạn nên đến các phòng khám chuyên nam khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và hỗ trợ tìm ra nguyên nhân. Sau đó sẽ có biện pháp chữa trị kịp thời.
Tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay, có 2 phương pháp chính đó là dùng thuốc chữa nội khoa hoặc áp dụng các phương pháp ngoại khoa.
Một số loại thuốc chống viêm, giảm đau có thể được chỉ định với những trường hợp nam giới bị đau tinh hoàn giai đoạn nhẹ. Các loại thuốc này sẽ làm giảm và hạn chế tình trạng đau nhức tinh hoàn tăng cao hơn. Khi sử dụng thuốc bạn nên dùng đúng theo chỉ định với liều lượng phù hợp, không nên tự ý mua thuốc về mà chưa có sự chỉ định tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Áp dụng các phương pháp ngoại khoa, vật lý trị liệu với những trường hợp bị đau vùng tinh hoàn do viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt... nhằm tác động vào khu vực bị viêm nhiễm nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc, tăng cường hấp thu thuốc
Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau tức tinh hoàn bằng các cách như sau:
- Chườm đá lạnh lên bìu: bạn chỉ cần bọc 1 viên đá lạnh vào khăn mềm sau đó đặt lên bìu để chườm trong khoảng 30 phút sẽ hạn chế triệu chứng sưng đỏ, tinh hoàn sẽ bớt đau. Lưu ý bạn không nên chườm quá lâu sẽ khiến vùng da bìu bị tổn thương nặng hơn.
- Nâng đỡ vùng kín: Bạn chỉ cần nghỉ ngơi sau đó dùng 1 chiếc khăn để gấp gọn lại sau đó kê dưới mông, các triệu chứng sẽ giảm đi nhanh chóng.
- Sinh hoạt hợp lý: đi lại thường xuyên sẽ khiến tình trạng sưng đau tinh hoàn gia tăng nhiều hơn nhất là với những trường hợp bị thoát vị bẹn. Do đó bạn nên tránh đi lại, vận động mạnh, hoạt động thể thao để tránh tổn thương tinh hoàn.
Đau tinh hoàn nếu được phát hiện sớm đều có thể điều trị hiệu quả, thành công và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp bạn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn kỹ hơn.