Đi tiểu buốt ra máu: Dấu hiệu mắc bệnh tiết niệu nguy hiểm

August 12, 2021
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Đi tiểu buốt ra máu thường gặp nhiều hơn ở nữ giới, ít gặp ở nam giới. Cho dù ai gặp phải triệu chứng này cũng đều cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt, đặc biệt đây còn là dấu hiệu nguy hiểm. Vậy đi tiểu buốt ra máu là bệnh gì, có phải mang thai không hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    Đi tiểu buốt ra máu là như thế nào?

    Đi tiểu buốt ra máu là dấu hiệu bất thường mà người bệnh gặp phải mỗi lần đi tiểu. Mỗi lần đi tiểu người bệnh sẽ thấy có cảm giác đau buốt như có kim châm, nhiều trường hợp không dám đi tiểu, nước tiểu ngắt quãng, màu sắc nước tiểu có màu đỏ hoặc có lẫn sợi máu đỏ.

    Thông thường mỗi lần đi tiểu, người bệnh sẽ thấy nước tiểu có màu vàng và nhạt dần về cuối ngày. Tuy nhiên với những trường hợp đi tiểu buốt và ra máu sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc xét nghiệm.

    Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì tiểu buốt ra máu có thể là dấu hiệu các bệnh viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, đi tiểu buốt ra máu ở nữ giới có thể là do viêm nhiễm nên gây ra hiện tượng này.

    Bạn có thể thấy kèm theo các triệu chứng như: nước tiểu có màu đỏ, màu hồng có cục máu đông, có lẫn tia máu trong nước tiểu, đau lưng dưới, đau bụng dưới… Tốt nhất bạn nên đi thăm khám các bác sĩ khi thấy có dấu hiệu bất thường.

    Đi tiểu bị buốt ra máu là bệnh gì?

    Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đi tiểu buốt ra máu, trong đó có nguyên nhân do sinh lý hoặc nguyên nhân do bệnh lý. Bạn cần theo dõi những triệu chứng kèm theo để xác định nguyên nhân, mỗi nguyên nhân đi tiểu buốt rát ra máu lại kèm theo những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau buốt và ra máu khi đi tiểu mà bạn có thể mắc phải.

    Do các vấn đề ở thận

    Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nên tình trạng đi giải buốt ra máu. Vì thận là nơi bài tiết nước tiểu ra bên ngoài nên nếu thận có vấn đề sẽ gây nên những triệu chứng khó chịu ở đường tiểu. Một số bệnh lý ở thận có thể kể đến như:

    • Sỏi thận: Các khoáng chất có trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận, nếu kích thước ở sỏi lớn có thể tới vài cm. Khi có sỏi trong thận, quá trình bài tiết nước tiểu bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng cọ xát làm tổn thương thận và dẫn đến tiểu buốt và ra máu.
    • Thận đa nang: Là tình trạng xuất hiện các khối u tại hố thận, các khối u này thường gây nên triệu chứng khó chịu như tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau vùng thắt lưng, nồng độ ure trong máu tăng cao.
    • Lao thận: Đi tiểu buốt ra máu cũng có thể là do nguyên nhân bị lao thận. Thông thường tình trạng này sẽ ra máu vi thể, kèm theo viêm bàng quang. Các triệu chứng như: đi tiểu són, tiểu ra mủ, đi xong có cảm giác đau, máu ở trong nước tiểu ở cuối bãi.
    • Viêm thận bể thận: Căn bệnh này không chỉ gây nên tình trạng tiểu buốt ra máu mà còn kèm theo dấu hiệu sốt cao, rét run, đau vùng thắt lưng, đau bụng dưới rốn.
    • Ung thư thận: Đây cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu buốt ra máu phổ biến. Các biểu hiện thường gặp là có khối u ở thận, đi tiểu đau rát, lượng máu ra nhiều và máu có màu đỏ đậm.

    Do các vấn đề ở bàng quang

    Các vấn đề ở bàng quang cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu buốt ra máu ở nữ giới và nam giới. Bàng quang là nơi chứa nước tiểu nên những vấn đề mà bàng quang gặp phải cũng gây bất thường khi đi tiểu.

    • Viêm bàng quang: Bàng quang bị viêm nhiễm do một trong những nguyên nhân do vi khuẩn E.coli. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đi tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng đục, có lẫn máu trong nước tiểu.
    • Sỏi bàng quang: Sỏi bàng quang có thể lớn dần lên trong thận hoặc trong bàng quang. Thường người bệnh sẽ không thấy có triệu chứng, không gây đau nên không thấy có sự bất thường ở bàng quang. Tuy nhiên nếu có sự tồn tại của bàng quang sẽ có thể thấy sỏi, xuất hiện những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới.

    Do mắc bệnh tuyến tiền liệt

    Các bệnh ở tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt sẽ hoặc ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể khiến nam giới gặp những vấn đề bất thường ở đường tiểu. Đi tiểu ra máu và buốt ở nam giới có thể kèm theo tiểu rắt, tiểu sớn, khó tiểu, khi siêu âm thấy tuyến tiền liệt phình to hơn bình thường.

    Do rối loạn di truyền

    Một số trường hợp bị mắc các bệnh rối loạn di truyền cũng có thể gặp phải tình trạng đi tiểu buốt ra máu. Những căn bệnh di truyền có thể kể đến như: máu hồng cầu lưỡi liềm, hội chứng Alport

    Viêm nội mạc tử cung

    Triệu chứng đi tiểu buốt ra máu ở nữ cũng có thể gây viêm nhiễm nội mạc tử cung. Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến âm đạo, đường tiết niệu do đó chị ẹm sẽ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần.

    Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên đây, đi tiểu buốt ra máu còn có thể các bệnh như bệnh bạch cầu, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, vận động mạnh hoặc chấn thương. Do đó, để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe bạn nên đi khám và tư vấn các bác sĩ ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh.

    Đi tiểu buốt ra máu cần làm gì để cải thiện?

    Đi tiểu buốt ra máu do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Tùy từng đối tượng, nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể tham khảo:

    1. Dùng thuốc

    Thường áp dụng với những trường hợp bị viêm nhiễm hoặc một số nguyên nhân sử dụng thuốc khác. Nếu mất máu quá nhiều sẽ cần tiến hành truyền máu cho người bệnh. Một số loại thuốc bạn có thể được chỉ định như:

    • Thuốc cầm máu: Với những trường hợp bị đi tiểu ra máu quá nhiều có thể dùng thuốc cầm máu, thuốc cầm máu Transamin dùng cho đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch.
    • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp bị nhiễm trùng, viêm nhiễm

    Việc sử dụng các loại thuốc sẽ cần có chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ theo sự chỉ định mà các bác sĩ đưa ra. Mỗi tình trạng bệnh sẽ phối hợp điều trị một loại thuốc khác nhau, phác đồ điều trị cũng không giống nhau. Do đó người bệnh không nên tự ý sử dụng hoặc dùng chung thuốc với người khác.

    2. Phẫu thuật

    Với những trường hợp mắc các bệnh lý nguy hiểm, cục máu đông chèn ép gây tắc nghẽn hoặc hẹp đường tiết niệu sẽ cần tiến hành phẫu thuật hoặc làm thủ thuật loại bỏ cục máu đông.

    Trong trường hợp người bệnh bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang cũng cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sỏi, hạn chế tình trạng cản trở dòng chảy của nước tiểu.

    Cùng với các phương pháp chữa trị của bác sĩ người bệnh cũng cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

    • Uống đủ nước mỗi ngày để giúp tăng thận bài tiết nước tiểu, giúp bài tiết vi khuẩn ra bên ngoài, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ngược dòng để tránh viêm bể thận.
    • Không nên nhịn tiểu: Mặc dù đi tiểu buốt ra máu khiến bạn sợ đi tiểu nhưng chính hành động này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
    • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau mỗi lần quan hệ tình dục để hạn chế vi khuẩn xâm nhập
    • Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần tránh vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín từ đằng trước ra đằng sau, từ âm đạo ra hậu môn để hạn chế vi khuẩn từ hậu môn vào đường niệu quản.

    Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đi tiểu buốt ra máu. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị của bác sĩ, do đó để đảm bảo an toàn bạn nên khám các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status