Tiểu gắt buốt gây ra sự phiền toái và vô cùng khó chịu đối với người mắc phải. Hiện tượng này không hiếm gặp, có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ ở mọi độ tuổi, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới thường có tỷ lệ mắc tiểu gắt tiểu buốt cao hơn nam giới. Vậy tiểu gắt buốt là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị thế nào?
Hiện tượng đi tiểu gắt buốt là gì?
Tiểu gắt buốt là một trạng thái bất thường, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau buốt, đau gắt, khó chịu và nóng rát mỗi khi đi tiểu. Một số trường hợp bị buốt gắt kể từ khi bắt đầu tiểu tiện đến khi kết thúc đi tiểu.
Tiểu gắt tiểu buốt thường không xuất hiện đơn đơn mà sẽ kèm theo một số rối loạn tiểu tiện khác như tiểu rắt, tiểu són, hay mót tiểu liên tục…Bên cạnh đó, các triệu chứng khác có thể đi kèm theo tiểu buốt gắt bao gồm:
- Nước tiểu đục màu kèm mùi hôi, tiểu ra mủ, thậm chí là tiểu ra máu
- Đau bụng dưới rốn
- Đau buốt khi quan hệ tình dục
- Khi bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị sốt cao, ớn lạnh nếu nguyên nhân xuất phát từ nhiễm trùng đường tiểu.
Nguyên nhân gắt tiểu buốt tiểu
Tiểu gắt tiểu buốt kéo dài lâu ngày, đồng thời kèm theo những triệu chứng viêm nhiễm khác thì có đến 90% do bệnh lý gây ra. Vậy đi tiểu gắt buốt là bệnh gì?
1. Buốt tiểu gắt tiểu do nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh lý này có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên do đặc trưng cấu tạo mà ở nữ giới sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do sự tấn công xâm nhập của vi khuẩn E.coli, ngoài ra nấm hay lậu cầu cũng là tác nhân nhiễm trùng đường tiểu.
Một số triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Tiểu gắt buốt, cảm giác đau buốt, nóng rát khi tiểu tiện
- Mót tiểu thường xuyên, nước tiểu mùi hôi nồng và đôi khi có lẫn máu
- Đau vùng bụng dưới râm ran, cảm giác đau sẽ tăng lên khi quan hệ
- Sốt nhẹ, ớn lạnh
- Vùng sinh dục bị ngứa ngáy, ở nữ giới sẽ thấy khi
2. Tiểu buốt gắt do viêm bàng quang
Sự tấn công của vi khuẩn vào bàng quang được cho là nguyên nhân gây viêm bàng quang. Người bệnh sẽ có cảm giác châm chích, đau rát khi đi tiểu, cảm giác tiểu lắt nhắt, không liền mạch. Nếu không sớm điều trị, vi khuẩn gây viêm bàng quang có thể tấn công ngược dòng lên niệu quản, thận, từ đó gây nhiễm trùng thận, viêm bể thận, viêm đài thận và nặng nhất là suy giảm chức năng của thận.
3. Đi tiểu gắt buốt là bệnh gì? - Viêm niệu đạo
Tiểu gắt tiểu buốt cũng là triệu chứng điển hình bệnh viêm niệu đạo. Nguyên nhân gây bệnh có thể do người bệnh không vệ sinh sạch sẽ vùng kín, quan hệ không an toàn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại xâm nhập & tấn công niệu đạo.
Các triệu chứng viêm niệu đạo thường gặp nhất bao gồm: Tiểu buốt rát, tiểu gắt, tiểu ra mủ hoặc có lẫn máu, sưng đỏ niệu đạo…
4. Tiểu gắt buốt ở nam do viêm tuyến tiền liệt
Bệnh thường xảy ra ở những nam giới trong độ tuổi trung niên, được chia thành 3 dạng bệnh: viêm tuyến tiền liệt cấp tính, viêm tuyến tiền liệt mãn tính (đều do vi khuẩn) và viêm tiền liệt tuyến không do vi khuẩn.
Khi mắc viêm tiền liệt tuyến, người bệnh sẽ cảm thấy thường xuyên mót tiểu, hay đi tiểu đêm, đau gắt mỗi khi đi tiểu kèm cảm giác đau buốt âm ỉ phần hạ bộ…
5. Tiểu gắt buốt ở nữ do viêm âm đạo
Đây là bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất ở nữ giới, nhất là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến do thói quen vệ sinh chưa đúng cách sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn hay do không vệ sinh sạch vào ngày kinh nguyệt…
Người bệnh viêm âm đạo sẽ thường xuyên thấy ngứa ngáy, sưng đau ở âm đạo, kèm theo đó là cảm giác buốt rát, chảy máu vùng kín dù không phải ngày kinh.
Viêm âm đạo tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu bệnh có thể lây lan và tổn thương sâu bên trong cổ tử cung hay phần phụ, từ đó giảm khả năng thụ thai. Do đó, chị em chớ nên chủ quan khi gặp hiện tượng bị gắt tiểu ở nữ.
6. Tiểu gắt buốt sau khi quan hệ do bệnh lậu
Bệnh lậu là một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục và nằm trong top những bệnh xã hội nguy hiểm nhất. Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh nếu lây nhiễm lậu cầu từ người mắc bệnh, có thể qua quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với dịch mủ lậu hay dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh.
Một số triệu chứng bệnh lậu điển hình dễ nhận biết nhất bao gồm:
- Đi tiểu buốt tiểu gắt, tiểu ra mủ, nhất là sau khi quan hệ tình dục
- Bộ phận sinh dục tiết dịch mủ nhầy, có màu xanh vàng và mùi hôi
- Đau bụng dưới sau khi quan hệ, khu vực niệu đạo sưng đau, nóng rát
7. Tiểu gắt tiểu buốt do sỏi đường tiết niệu
Sỏi tiết niệu là sự hình thành của cặn bẩn, chất dư thừa như canxi, axit uric tích tụ lâu ngày. Sỏi có thể hình thành ở nhiều vị trí trong đường tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản hay sỏi thận.
Sỏi hình thành sẽ gây cản trở dòng tiểu khi đào thải ra ngoài, khi đó sẽ gây cảm giác buốt gắt, tiểu xót và tiểu rắt mỗi khi đi tiểu…
Cách chữa bệnh đi tiểu dắt, tiểu gắt buốt
Các bệnh lý gây đi tiểu gắt buốt không được chữa trị sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Nhiễm trùng đường niệu có thể dẫn đến viêm đài bể thận, nhiễm trùng thận và thậm chí là suy thận. Ngoài ra, tiểu buốt tiểu gắt còn khiến sinh hoạt & cuộc sống người bệnh gặp phiền toái, khó chịu, gây suy giảm chất lượng cuộc sống.
Do đó, khi gặp hiện tượng đi tiểu buốt gắt, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Tiểu gắt buốt uống thuốc gì?
Dùng kháng sinh chữa gắt tiểu buốt tiểu: Các loại kháng sinh như trimethoprim, Fosfomycin, sulfamethoxazole, Nitrofurantoin hay nhóm thuốc quinolon, cyclin, macrolid giúp kháng viêm hiệu quả, được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu - nguyên nhân điển hình gây tiểu gắt tiểu buốt.
Ngoài thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể được kê đơn cùng thuốc giảm đau như paracetamol để loại bỏ nhanh chóng cơn đau khi đi tiểu và cảm thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý: Kháng sinh chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Bởi kháng sinh vốn là con dao 2 lưỡi, nếu không điều trị đúng và đủ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Cách chữa tiểu gắt buốt tại nhà bằng dân gian
- Cây rau má: Xay rau má lấy nước uống, có thể cho thêm đường để dễ uống, nên sử dụng hàng ngày để cảm nhận hiệu quả.
- Râu ngô: Đun nước râu ngô và uống thay nước hàng ngày.
- Bí xanh: Xay bí xanh lấy nước, cho muối vào để uống.
Lưu ý: Phương pháp dân gian chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng nhưng không thể chữa trị dứt điểm các bệnh lý gây tiểu gắt tiểu buốt. Do đó, tốt hơn hết người bệnh nên đi thăm khám, nếu muốn sử dụng thêm biện pháp dân gian thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chữa tiểu gắt buốt bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp
Phương pháp Đông Tây y kết hợp vật lý trị liệu được áp dụng đối với các trường hợp nhiễm khuẩn đường niệu, những viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục. Tùy vào từng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cơ chế của phương pháp này giúp tác động trực tiếp đến vùng viêm nhiễm, tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây viêm, nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng tiểu gắt tiểu buốt khó chịu và ngăn ngừa tái phát bệnh.
Phương pháp Đông - Tây y kết hợp hiện đang được các bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu - ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng áp dụng thành công. Phương pháp mang lại hiệu quả đạt tới 99%, hạn chế biến chứng, giảm tỷ lệ tái phát xuống còn dưới 1%.
Nếu đang gặp phải tình trạng đi tiểu gắt buốt, hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng theo đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.