Đi tiểu ra máu ở nam giới : Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

August 7, 2021
Mục lục chính [Ẩn]

    Đi tiểu ra máu ở nam giới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng tiểu, các vấn đề ở thận hoặc tuyến tiền liệt. Một số rất ít các trường hợp xuất phát từ ung thư đường tiết niệu hoặc một bộ phận trong hệ thống sinh sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề tiểu ra máu ở nam giới, bạn có thể tìm hiểu thông tin bài viết sau.

    Hiện tượng đi tiểu ra máu ở nam giới là như thế nào?

    Hiện tượng đi tiểu ra máu ở nam giới rất thường gặp, nó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là tình trạng trong máu có sự xuất hiện của nước tiểu, quan sát sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ tươi, màu hồng nhạt hoặc trong nước tiểu có lẫn các sợi máu tươi…

    nam giới bị đi tiểu ra máu có thể không cần điều trị nhưng đa số những trường hợp gặp phải tình trạng này là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm cần sớm điều trị để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Tiểu ra máu ở nam giới cũng như những trường hợp bị đi tiểu ra máu khác được chia thành 2 dạng là tiểu ra máu đại thể (nước tiểu có hồng cầu mà mắt thường có thể quan sát được) và tiểu ra máu vi thể (lượng hồng cầu trong nước tiểu ít nên phải quan sát nhìn dưới kính hiển vi hoặc tình cờ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu thường quy)

    Đa số các trường hợp bị tiểu ra máu ở nam giới sẽ ít thấy kèm theo triệu chứng, tuy nhiên cũng có thể kèm theo tiểu ra cục máu đông, tiểu buốt, tiểu rắt…

    Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới?

    Có rất nhiều nguyên nhân đi tiểu ra máu ở nam giới, trong đó có cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Bạn cần theo dõi các triệu chứng kèm theo để xác định được nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tiểu ra máu ở nam giới là bệnh gì?

    1. Do sỏi thận và sỏi bàng quang

    Sỏi thận nếu có kích thước nhỏ thường sẽ theo dòng nước tiểu để đi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước quá lớn sẽ bị kẹt lại thận, bàng quang hoặc những bộ phận khác trong ống dẫn nước tiểu gây nên tình trạng chảy máu khiến nước tiểu có lẫn máu.

    Triệu chứng kèm theo đáng chú ý: đau lưng dưới, đau hai bên hông, buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh, nước tiểu có mùi hôi, nước tiểu đục…

    2. Do nhiễm trùng đường tiết niệu

    Nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường tiểu chính là do vi khuẩn. Vi khuẩn từ niệu đạo theo dòng nước tiểu lan rộng sang những bộ phận khác. Đây là căn bệnh gây tiểu ra máu ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

    Triệu chứng kèm theo đáng chú ý: Ngoài triệu chứng đi tiểu ra máu ở nam giới bạn còn thấy có những triệu chứng nh: buồn tiểu liên tục mặc dù lượng nước tiểu không nhiều, đau ở niệu đạo, nước tiểu đục và có mùi mạnh. Nếu ảnh hưởng đến thận có thể gây đau lưng, đau vùng chậu, nôn, buồn nôn, sốt,…

    3. Phì đại tuyến tiền liệt

    Tuyến tiền liệt là bộ phận có kích thước nhỏ nằm dưới cơ bàng quang, bàng quang chỗ nối niệu đạo với cổ bàng quang. Khi bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ khiến việc đi tiểu gặp nhiều khó khăn, bàng quang sẽ co bóp để giải phóng nước tiểu dẫn đến những triệu chứng khó chịu.

    Triệu chứng kèm theo đáng chú ý: tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm, buồn tiểu đột ngột, tiểu khó, rặn mới ra nước tiểu, tiểu ngắt quãng, tiểu són, tiểu xong nhưng nước tiểu vẫn rỉ ra, căng tức vùng bụng dưới…

    4. Thận bị tổn thương

    Đi tiểu ra máu ở nam giới không loại trừ nguyên nhân do nam giới bị tổn thương thận. Tình trạng này thường gặp ở những trường hợp không tự loại bỏ chất thải ra bên ngoài cơ thể dẫn đến viêm cầu thận. Viêm cầu thận nếu không được điều trị có thể dẫn đến suy thận.

    Triệu chứng kèm theo đáng chú ý: có máu ở trong nước tiểu, sưng mặt vào buổi sáng, khó thở, lượng nước tiểu giảm mặc dù bạn vẫn uống nhiều nước, huyết áp cao, ho…

    5. Ung thư tuyến tiền liệt

    Ung thư tuyến tiền liệt rất thường gặp ở nam giới, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu được phát hiện sớm thì vẫn có thể chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc căn bệnh này thời gian đầu thường ít có triệu chứng điển hình.

    Triệu chứng kèm theo đáng chú ý: đau vùng chậu, vùng lưng dưới, đùi, hông trên, máu trong tinh dịch, đau khi xuất tinh, tụt cân không rõ nguyên nhân, ăn không ngon miệng, đau xương…

    6. Ung thư bàng quang

    Khác với ung thư tuyến tiền liệt chỉ gặp ở nam giới thì ung thư bàng quang có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Dấu hiệu sớm của ung thư bàng quang chính là đi tiểu buốt ra máu ở nam giới, các vệt máu chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm nước tiểu.

    Triệu chứng kèm theo đáng chú ý: tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu đầu dòng yếu, khó đi tiểu, đau rát khi đi tiểu, bí tiểu, sưng phù ở chân, chán ăn, đau xương, tụt cân không rõ nguyên nhân, đau lưng dưới 1 bên…

    Đi tiểu ra máu ở nam giới do nguyên nhân nào?

    Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên đây thì dấu hiệu đi tiểu ra máu ở nam giới còn có thể do các nguyên nhân khác gây nên. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ giúp đưa ra cách điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng.

    • Do tập thể dục quá sức: Đây còn gọi là tình trạng tiểu ra máu sau gắng sức sau khi nam giới tập thể dục với cường độ mạnh. Thống kê năm 2014 ở 491 người trưởng thành thì có 12% bị tiểu ra máu sau chạy 5km bị giới hạn thời gian. Nguyên nhân này có thể tự khỏi sau 3 ngày mà không cần điều trị trừ trường hợp kéo dài hơn 2 tuần.
    • Đặt ống thông tiểu: Sau khi phẫu thuật nam giới sẽ cần đặt ống thông tiểu để giúp đẩy nước tiểu ra bên ngoài. Ống dẫn nước tiểu sẽ lưu lại ở bàng quang vài ngày thậm chí vài tuần nên tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
    • Tác dụng phụ của thuốc: Nếu nam giới sử dụng một số loại thuốc dưới đây cũng có thể gây tiểu ra máu như: thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không chứa steroid, hoặc NSAID, thuốc Cyclophosphamide và ifosfamide, thuốc nhuận tràng Senna.
    • Quan hệ tình dục thô bạo: Nam giới quan hệ quá thô bạo, quan hệ không đúng cách sẽ làm tổn thương niệu đạo, xây xát niệu đạo dẫn đến chảy máu ở niệu đạo, có thể chảy máu khi xuất tinh.

    Cách chữa đi tiểu ra máu ở nam giới hiệu quả

    Để khắc phục triệu chứng đi tiểu ra máu ở nam giới cần được thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân đi tiểu ra máu là do đâu. Tùy từng nguyên nhân đái ra máu mà bác sĩ sẽ có biện pháp thăm khám và điều trị phù hợp.

    Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc giãn cơ, thuốc ức chế hormone để điều trị viêm tuyến tiền liệt, thuốc điều trị viêm cầu thận…

    Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật với những trường hợp mắc bệnh sỏi thận, ung thư hoặc các khối u lành tính. Riêng với những trường hợp viêm cầu thận nặng sẽ cần tiến hành lọc máu.

    Việc điều trị sẽ do các bác sĩ chuyên khoa quyết định, bạn không nên tự ý thay đổi phác đồ mà các bác sĩ đưa ra sẽ khiến tình trạng đi tiểu ra máu khó điều trị hơn.

    Để quá trình chữa tiểu ra máu hiệu quả, nam giới cần chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, không nên nhịn tiểu, bổ sung nhiều rau củ quả, nghỉ ngơi và làm việc phù hợp. Hạn chế ăn đồ ăn chữa nhiều Protein, đồ uống có cồn và chất kích thích.

    Đi tiểu ra máu ở nam giới rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó để đảm bảo an toàn bạn nên có kế hoạch thăm khám các bác sĩ và đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ. Nếu bạn cần được bác sĩ hỗ trợ có thể liên hệ tới số 0243 9656 999.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Xem Thêm

    No items found.

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status