[ Giải đáp ] Bệnh trĩ giai đoạn đầu có nguy hiểm không ?

May 21, 2019
Bệnh Trĩ
Mục lục chính [Ẩn]

    Thực tế, bệnh trĩ giai đoạn đầu rất dễ điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh bỏ qua các biểu hiện của bệnh ngay từ giai đoạn đầu thì rất dễ gây ra nhiều biến chứng khó lường khác như: nứt kẽ hậu môn, ung thư đại trực tràng,...

    Chính vì thế, việc phát hiện sớm các triệu chứng, dấu hiệu bệnh trĩ độ 1 là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Có như vậy, bệnh nhân mới chủ động hơn trong việc lựa chọn phương pháp điều trị như: thay đổi thói quen sinh hoạt, điều trị bằng thuốc tây y, đông y hay điều trị bằng bài thuốc dân gian,...

    Top 9 nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu

    Top 9 nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn đầu là những nguyên nhân nào? Thực tế, trĩ là một căn bệnh tế nhị, thuộc vùng “nhạy cảm” nên không dễ dàng chia sẻ với những người khác. Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc trĩ giai đoạn đầu xuất phát từ nguyên nhân nào, dưới đây là các nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến bệnh trĩ.

    1. Do căng thẳng

    Khi bị căng thẳng, não sẽ sản sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất đó làm bạn thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

    2. Do lười vận động

    Khi ngại vận động, cơ thể trở nặng nề, không hoạt bát. Các cơ trên toàn bộ cơ thể không được massage làm lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không được bơm đủ máu liên tục dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém suy yếu lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.

    3. Do cung cấp không đủ chất xơ trong bữa ăn

    Những người ăn ít chất xơ nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Trong các bữa ăn cần cung cấp đủ rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Các chất này giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn, tránh tình trạng ăn ít chất xơ dẫn đến bệnh trĩ.

    4. Do uống nước ít

    80% cơ thể là nước. Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi người mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể không những gây ra các bệnh về da mà còn gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, sự co bóp của hậu môn yếu lâu dần hình thành nên bệnh trĩ .

    5. Do mang thai và sinh con

    Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ trọng lượng thai nhi rất lớn sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu, vùng hậu môn, các tĩnh mạch trĩ bị chèn ép quá lớn gây ra bệnh trĩ.

    Đến ngày sinh em bé, các bà mẹ phải dùng hết sức để đưa em bé ra ngoài làm cho các tĩnh mạch,mao mạch... ở vùng xương chậu, vùng hậu môn bị tác động một lực mạnh khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

    6. Do tuổi cao

    Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa kém, các cơ dọc theo ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.

    7. Do đứng, ngồi quá lâu

    Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều đó gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ.

    Những đối tượng thường gặp phải có thể kể đến như lái xe, công nhân may mặc, công nhân điện tử, những người chơi game thường xuyên, nhân viên văn phòng, giáo viên...

    8. Do táo bón, tiêu chảy kéo dài

    Những người bị bệnh táo bón và tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục làm cho các tĩnh mạch, thành ruột bị tổn thương gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn. Những người mắc các bệnh liên quan đến đường ruột là nguyên nhân của bệnh trĩ chiếm đến 80%.

    9. Do thường xuyên làm việc nặng

    Những người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, bị ho nhiều. Người thường xuyên làm việc nặng gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu lâu dần là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

    Những biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu

    Những biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu là gì? Có thể nói, đối với trĩ giai đoạn đầu, là cấp độ nhẹ nhất trong 4 cấp độ của bệnh trĩ. Do đó, người bệnh thường khó phát hiện các triệu chứng bất thường, chính vì thế, bệnh thường tiến triển rất nhanh. Vì vậy, việc theo dõi các triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn này để có phương pháp điều trị kịp thời, nhanh chóng là điều vô cùng quan trọng.

    Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Bên trong đường ống hậu môn trực tràng là các búi tĩnh mạch nhưng vì một số nguyên nhân khiến cho chúng bị căng giãn quá mức gây viêm, sưng, chảy máu và hình thành nên trĩ.

    Đối với bệnh trĩ giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ dễ phát hiện bệnh với các triệu chứng sau:

    1. Chảy máu khi đi đại tiện

    Là triệu chứng sớm được nhận biết nhất của căn bệnh trĩ. Nếu như đại tiện thường xuyên bị phân lỏng, có tia máu, thậm chí máu có thể thành giọt thì người bệnh có nguy cơ mắc bệnh trĩ khá cao.

    Hiện tượng này là do các tĩnh mạch bị sưng phồng, cọ xát với phân trong quá trình đại tiện, khiến hậu môn tổn thương, gây đau, rát và dẫn đến chảy máu.

    Người bệnh dễ dàng nhận ra dấu hiệu này qua quan sát bằng mắt thường. Nhưng nếu không ngăn chặn ngay bệnh sẽ khiến cho tình trạng này ngày càng nghiêm trọng hơn.

    2. Khó chịu vùng hậu môn

    Ngoài việc đại tiện khó khăn thì người bệnh luôn có cảm giác nóng rát, khó chịu vùng hậu môn. Có hiện tượng dịch nhầy tiết ra ở hậu môn. Đây là tình trạng thường xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ và thường xuyên khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

    3. Ẩm ướt vùng hậu môn

    Hậu môn có hiện tượng ẩm ướt do các dịch nhầy được tiết ra ngày càng nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc chứng bệnh trĩ giai đoạn đầu phổ biến.

    4. Sưng đỏ rìa hậu môn

    Hiện tượng này thường xảy ra đối với những trường hợp trĩ ngoại. Người bệnh có cảm giác xung quanh rìa hậu môn có dấu hiệu sưng tấy, khi sờ vào có biểu hiện như những bọng máu. Ngoài ra còn có cảm giác gây viêm, tấy và cực kì khó chịu nhất là khi đứng lên và ngồi xuống.

    5. Sa búi trĩ

    Trong quá trình đại tiện người bệnh phát hiện khối thịt nhỏ bị trồi ra khỏi hậu môn và có thể tự thu trở lại thì đó chính là búi trĩ. Búi trĩ có thể tự co lại chứng tỏ trĩ mới hình thành.

    Chính vì vậy, phải điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ. Nếu không khắc phục ngay càng lâu búi trĩ sẽ ngày càng lớn hơn, khi sa ra ngoài thì có thể không tự thu vào được nữa.

    Tuy nhiên, có một thực tế rằng, các triệu chứng bệnh trĩ giai đoạn đầu không chỉ dừng lại ở đó mà tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu đi với búi trĩ thòng xuống nhiều hơn và kích cỡ ngày một lớn hơn. Về lâu dài, bệnh có thể khiến vùng hậu môn bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây thiếu máu và tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng.

    Những mối nguy hiểm khó lường từ bệnh trĩ giai đoạn đầu là gì?

    Những mối nguy hiểm khó lường từ bệnh trĩ giai đoạn đầu là gì? Thực tế, bệnh trĩ độ 1 chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân khi phát hiện thấy những triệu chứng của trĩ giai đoạn đầu thì thường chủ quan. Chính việc chủ quan này đã dẫn người mắc bệnh trĩ đến những hiểm họa và biến chứng khó lường.

    Để điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu tận gốc, bệnh nhân phải đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định rõ ràng tình trạng bệnh của mình, sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả và an toàn nhất.

    Trĩ độ 1 nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả sau:

    1. Gây khó khăn khi sinh hoạt

    Người bệnh luôn cảm thấy ngứa hậu môn, đại tiện khó khăn, nóng rát,...gặp không ít khó khăn trong việc đi đứng, ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu.

    Không chỉ có vậy, bệnh trĩ giai đoạn đầu còn khiến người bệnh lo lắng, bất an, tinh thần không thoải mái, khó tập trung trong công việc, khó chăm sóc gia đình, con cái theo cách trọn vẹn nhất.

    2. Gây thiếu máu

    Bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu mỗi khi đi đại tiện nhưng lượng máu này không nhiều.

    Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng lượng máu chảy ra sẽ ngày càng nhiều, khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu trầm trọng, khả năng mắc bệnh tim mạch tăng cao,...

    3. Viêm nhiễm vùng hậu môn

    Vùng hậu môn sẽ xuất hiện dịch nhầy, chảy máu sẽ dẫn đến tình trạng ẩm ướt, từ đó tạo điều khiến cho các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét, bệnh da liễu, áp xe hậu môn.

    Nguy hiểm nhất là nữ giới, do cấu tạo của các bộ phận trong cơ thể, mà vùng hậu môn rất gần với bộ phận sinh sản, dễ gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

    4. Giảm ham muốn tình dục

    Mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu khiến cho bệnh nhân mất đi hưng phấn và khoái cảm khi quan hệ tình dục, lâu dần sẽ trở nên lãnh cảm với chuyện “yêu”. Điều này chính là một trong những nguyên nhân gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình.

    Vì khi người vợ hoặc chồng không thể đáp ứng nhu cầu đối phương, sẽ gây ra mất tự tin, mất phong độ, thường không vừa ý trong mọi chuyện, dễ cáu gắt, hòa khí gia đình bị ảnh hưởng,...

    Bệnh trĩ giai đoạn đầu có chữa dứt điểm được không?

    “Bệnh trĩ giai đoạn đầu có chữa dứt điểm được không”? Đây không phải câu hỏi mà Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa thuộc Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng nhận được lần đầu.

    Bởi lẽ, đây là mối quan tâm chung của những ai đã và đang trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của căn bệnh này. Bệnh trĩ thường gặp ở những người có môi trường làm việc thường xuyên phải ngồi hoặc đứng quá lâu, người bị chứng táo bón kéo dài hoặc phụ nữ mang thai, người cao tuổi,...

    Đây là bệnh lý mang lại nhiều bất tiện cũng như cảm giác đau buốt cho người bệnh, đe dọa đến sức khỏe cũng như các biến chứng khôn lường.

    Và: Bệnh trĩ giai đoạn đầu có chữa trị dứt điểm được hay không, còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động khác. Những yếu tố tác động đó là:

    Thứ nhất. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển mà bệnh trĩ sẽ có những cách chữa dứt điểm khác nhau. Cụ thể ở đây là bệnh trĩ giai đoạn đầu, trĩ cấp độ 1 (nhẹ)

    Bệnh trĩ phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có một mức độ nguy hiểm riêng do đó, nếu sớm phát hiện ra căn bệnh này ở giai đoạn đầu tiên thì việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan cho rằng: bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nên không cần đi khám đến khi bệnh gây đau đớn hoặc chuyển sang biến chứng trầm trọng thì mới tìm đến bác sĩ. Lúc ấy sẽ điều trị rất khó khăn và tốn kém.

    Vì vậy, người bệnh cần nên biết những giai đoạn phát triển của bệnh trĩ để kịp thời tiến hành chữa bệnh trĩ đúng lúc.

    • Đối với bệnh trĩ giai đoạn đầu, đi cùng với giai đoạn này chính là những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ đầu tiên và sớm nhất.
    • Khi đi đại tiện ở vùng hậu môn sẽ ra máu thường lẫn vào trong phân hoặc giấy vệ sinh.
    • Nếu có đi khám, nội soi niêm mạc sẽ thấy các nốt to, nhỏ khác nhau, có màu đỏ và mềm.
    • Lúc này, các búi trĩ còn nhỏ nên không thể sa ra ngoài hậu môn.

    Thứ hai. Chăm sóc trong và sau điều trị

    Chữa bệnh trĩ dù ở giai đoạn nào, bằng phương pháp nào thì việc chăm sóc sức khỏe bản thân trong và sau quá trình điều trị sẽ góp phần quan trọng để hiệu quả sau cùng được tốt nhất.

    Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ chữa trị mà bác sĩ đưa ra, đồng thời, chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày, hạn chế lo âu hay làm những công việc nặng nhọc,...là những yếu tố quan trọng góp phần chữa dứt điểm bệnh trĩ.

    Thứ ba. Phương pháp chữa bệnh

    Nhân tố góp phần tích cực trong điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu hiệu quả là phương pháp điều trị.

    Nhiều bác sĩ chuyên khoa, có kinh nghiệm dày dặn và lâu năm trong nghề, đều khẳng định bệnh trĩ nội ngoại giai đoạn đầu có thể được chữa trị dứt điểm và khỏi hẳn hoàn toàn.

    Nhờ một số phương pháp phổ biến dành cho giai đoạn đầu riêng biệt như sau:

    • Ở các giai đoạn nhẹ (trĩ cấp độ 1, cấp độ 2), khi đó búi trĩ còn nhỏ, thì giải pháp tốt nhất cho người bệnh là điều trị nội khoa.
    • Tức là dùng thuốc kết hợp với sử dụng thực phẩm chức năng và nên có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ, khoa học.

    Thứ tư. Cơ sở y tế điều trị bệnh trĩ độ 1

    Một trong những nhân tố giúp bệnh trĩ giai đoạn đầu được điều trị dứt điểm còn phụ thuộc vào cơ sở điều trị. Vì có rất nhiều bệnh nhân, dù trĩ độ 1 cũng chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị.

    Cụ thể, nếu lựa chọn đúng địa chỉ chuyên khoa uy tín, có nhiều bác sĩ giỏi, máy móc thiết bị hiện đại thì kết quả sau cùng sẽ được đánh giá cao.

    Ngược lại, chọn nhầm cơ sở không chất lượng, tay nghề bác sĩ yếu kém, vệ sinh không đảm bảo thì chẳng những bệnh không được chữa dứt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng bệnh nhân.

    Top 3 cách chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu nổi tiếng hiện nay

    Top 3 cách chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu nổi tiếng hiện nay là những cách nào? Cụ thể, ở giai đoạn đầu, bệnh trĩ có những biểu hiện và triệu chứng nhẹ nên có thể dễ dàng được khắc phục bằng các phương pháp đơn giản ngay tại nhà.

    Bệnh trĩ giai đoạn đầu chưa cần can thiệp đến các phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 1 cũng cần phải hết sức thận trọng. Nếu điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng hơn.

    1. Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và điều trị bằng Tây y có mang lại kết quả?

    Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và điều trị bằng Tây y có mang lại kết quả? Để điều trị bằng phương pháp này, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.

    Hiện nay điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, chống nhiễm trùng,... Thuốc được dùng dưới dạng thuốc xịt hoặc thuốc bôi. Cụ thể:

    Nhóm 1. Nhóm thuốc tây chữa bệnh trĩ qua đường uống

    Những loại thuốc điều trị bệnh trĩ qua đường uống hiện nay, thường sẽ tập trung hỗ trợ kháng viêm và giảm đau tại khu vực bị trĩ. Qua đó, bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt nỗi ám ảnh do căn bệnh này gây nên.

    Những loại thuốc tây chữa bệnh trĩ với chức năng kháng viêm và kháng sinh bao gồm:

    • Acetaminophen
    • Aspirin (Asreiptin, Bayer)
    • Ibuprofen ( Advil, Motrin)

    Do có tác dụng trên toàn cơ thể, nên trong quá trình sử dụng các loại thuốc này, thì người bệnh nên thận trọng dùng đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc kéo dài sẽ gặp các tác dụng phụ không tốt cho những cơ quan khác bên trong.

    Nhóm 2. Nhóm thuốc tây chữa bệnh trĩ dạng bôi

    Các thuốc bôi trĩ dạng kem cũng thường có trong đơn thuốc của người bệnh. Do được thoa ngoài hậu môn, nên thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ, không gây ảnh hưởng toàn thân. Đa phần, chúng đều chứa các thành phần giảm đau, kháng viêm, chống ngứa, sát trùng, một số loại thuốc còn giúp làm co các búi trĩ.

    • Thuốc bảo vệ và làm bền tĩnh mạch: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth subgallate, Tannic acid
    • Thuốc chống viêm, giảm ngứa: Hydrocortisone 1%
    • Thuốc sát trùng ngoài hậu môn: Oxyquinlone, Phenylmercuric nitrate, Boric acid,...

    Lưu ý: Bệnh nhân nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm rồi dùng khăn thấm khô trước khi thoa thuốc. Không nên dùng thuốc quá 2 tuần nếu không được bác sĩ cho phép.

    Nhóm 3. Nhóm thuốc dạng đặt hậu môn chữa bệnh trĩ

    Hình dáng giống như một viên đạn và thường được sử dụng bằng cách nhét vào hậu môn. Khi được đưa vào sâu bên trong hậu môn, các hoạt chất trong thuốc tan ra và ngấm vào trong rất nhanh đem lại hiệu quả tức thì. Nhóm thuốc đạn chữa bệnh trĩ bao gồm các loại thuốc như:

    • Viên đạn trĩ Proctolog: Chống co thắt, tăng trương lực tĩnh mạch
    • Thuốc đạn Avenoc: Giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh
    • Thuốc Neo Haelar: Chống viêm nhiễm, giúp mau lành tổn thương. Thuốc dùng được cho cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
    • Witch Hazel: Có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh

    Lưu ý:  Đối với việc chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng thuốc tây, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, mà phải đi thăm khám, để được kê đơn, cũng như hỏi ý kiến của bác sĩ.

    Tiếp theo, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc khi đang trong quá trình điều trị. Bởi điều này có thể gặp nhiều vấn đề như hậu môn bị kích ứng, viêm nhiễm hay sốc thuốc, bệnh tái phát đi tái phát lại nhiều lần gây nhờn thuốc, kháng thuốc,....

    2. Tìm hiểu kỹ về cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc Đông y

    Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc Đông y như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Hầu hết bệnh nhân khi mắc phải bất kỳ căn bệnh nào cũng đều tìm đến cách điều trị bằng Đông y trước tiên.

    Bởi Đông y có tác dụng lành tính, ít gây tác dụng phụ và có thể tìm thấy nguồn gốc gây ra bệnh. Tuy nhiên để điều trị bằng cách này người bệnh phải hết sức kiên trì. Các thành phần của thuốc chiết xuất hầu hết từ thiên nhiên nên tác dụng của thuốc sẽ không có hiệu quả ngay.

    Thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách triệt để, làm khô phần trĩ nội, trĩ ngoại và có thể khiến chúng tự mất đi một cách nhẹ nhàng. Đồng thời còn giúp làm thông suốt tĩnh mạch hậu môn, củng cố chức năng của nội tạng, làm cho âm dương thăng bằng khí huyết lưu thông, giúp cho bệnh trĩ không thể quay trở lại.

    Bài thuốc số 1: Chữa bệnh trĩ nội

    Triệu chứng: bệnh trĩ nội với biểu hiện bạn có thể thấy rất rõ đó là chảy máu, đi đại tiện bị đâu táo bón xảy ra thường xuyên.

    Bài thuốc: Bạn sử dụng một số thảo dược thiên nhiên như hoa hòe, cỏ mực, kinh giới cùng với trác bách diệp mỗi loại 16g kết hợp với huyền sâm và sinh địa mỗi loại 12g.

    Cách sử dụng : Kinh giới và hoa hòe sao đen, trắc bách diệp cùng cỏ mực sao qua. Sau đó bạn cho tất cả thảo dược được sao vào ấm sắc chú ý nên sắc như thuốc bắc dùng để uống ngày 1 thang, bài thuốc này giúp làm giảm cơn đau và dễ dàng đi đại tiện hơn.

    Bài thuốc số 2: Điều trị trĩ có biểu hiện chảy máu

    Triệu chứng: Bệnh trĩ có triệu chứng là chảy máu kèm theo đó là bệnh nhân bị chóng mặt, chán ăn, người mệt mỏi đồng thời thường xuyên ra nhiều mồ hôi.

    Bài thuốc: Sử dụng thảo dược sau đẳng sâm, hoàng kỳ, mỗi loại 16 g, sài hồ, bạch truật, kinh giới đem đi sao đen mỗi loại 12g còn đương quy cùng với thăng ma mỗi loại 8g, hoa hòe cùng với địa du mỗi loại 8g đem sao đen.

    Tất cả những nguyên liệu trên bạn đem sắc chung và ngày uống 1 thang.

    Bài thuốc số 3: Ngâm rửa ngoài hậu môn

    Nguyên liệu: Sử dụng bao gồm những thảo dược sau: kim ngân hoa 16g, hoàng bá 20g ngũ vị tử, hoa kinh giới cùng với phèn phi mỗi loại 12g.

    Cách dùng: Đầu tiên bạn đun sôi 4 vị thuốc thảo dược trên với khoảng 1 lít nước đun cho tới khi nào nước trong ấm còn khoảng 700ml, sau đó bạn cho phèn vào để đun sôi lại.

    Bạn chờ đến khi nào thuốc trong ấm nguội nguội, ấm đủ để bạn sử dụng ngâm rửa hậu môn.

    Bài thuốc ngâm này dùng kết hợp hiệu quả cùng với bài thuốc đông y điều trị bệnh trĩ dạng uống, sử dụng kiên trì trong thời gian liên tục và thường xuyên sẽ cho hiệu quả cao và an toàn.

    3. Điều trị các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và nam giới bằng bài thuốc dân gian

    Điều trị các dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và nam giới bằng bài thuốc dân gian nào? Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược thiên nhiên quen thuộc. Các bước thực hiện cũng khá đơn giản nhưng an toàn đối với người bệnh. Các bạn có thể sử dụng các bài thuốc điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu từ rau diếp cá, đu đủ, hoa thiên lý,... Cụ thể là:

    Bài thuốc 1. Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng nghệ

    Nghệ là một loại củ có công dụng rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Với thành phần chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, chống viêm nhiễm nên bạn hoàn toàn có thể dùng nghệ để đắp vào các búi trĩ bằng cách:

    • Rửa sạch rồi giã hoặc xay nát nghệ rồi bọc lại vào 1 chiếc khăn xô nhỏ
    • Vệ sinh sạch vùng hậu môn, lâu khô rồi dùng nghệ đắp vào
    • Để nghệ tầm 10 -15 phút cho nước nghệ thấm vào vùng trĩ rồi bỏ ra rửa sạch lại bằng nước

    Kiên trì thực hiện trong 1 vài tháng bạn sẽ hạn chế được tình trạng khó chịu do trĩ gây ra. Các vết thương viêm nhiễm cải thiện trông thấy, búi trĩ sẽ thu nhỏ lại mang đến cảm giác dễ chịu.

    Bài thuốc 2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng vỏ quả lựu

    Từ xưa quả lựu được ca tụng về cả 2 phương diện dinh dưỡng và trị liệu. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng vỏ lựu bạn thực hiện như sau:

    • Lấy 50 - 100g vỏ lựu rồi cho nước vào sắc
    • Chờ hỗn hợp nguội lấy để xông rửa vùng hậu môn
    • Vỏ quả lựu 50 - 100g sắc lấy nước xông rửa hậu môn
    • Thực hiện đều đặn hàng ngày để có kết quả tốt nhất

    Bài thuốc 3. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

    Diếp cá có tính mát nên được xem là thần dược tring việc chữa và điều trị bệnh trĩ tại nhà. Rau diếp cá có vị chua nhẹ, tính mát nên có tác dụng giải độc, lợi tiểu thanh nhiệt rất tốt.

    Chưa kể đây là loại rau dễ kiếm, giá thành rẻ và an toàn khi sử dụng. Sau đây là cách cách bạn có thể áp dụng để trị bệnh trĩ bằng loại rau diếp cá này.

    Cách 1: Lấy 1 nắm rau diếp cá (có thể cho thêm ít hẹ) rửa sạch. Đun sôi 1 lít nước rồi thả rau vào và tiếp tục đun trong khoảng 3 – 5 phút. Đổ nước ra bô và ngồi lên để phần hơi nóng xông vào hậu môn. Chú ý không ngồi ngay nước nước còn quá nóng kẻo bị bỏng.

    Cách 2: Thanh nhiệt, giải độc cơ thể từ bên trong bằng cách ăn sống trực tiếp hoặc xay ép rau diếp cá lấy nước để uống

    Cách 3: Chữa bệnh trĩ ngoại bằng các rửa sạch diếp cá với chút nước muối loãng rồi giã nhỏ và cho vào băng đắp lên phần búi trĩ bị sa ra ngoài. Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần, đắp vào buổi tối và bỏ ra vào sáng hôm sau vừa tiện mà còn hiệu quả cao

    Bài thuốc 4. Cách trị dứt điểm bệnh trĩ tại nhà bằng lá bỏng

    Như tên gọi của nó cây lá bỏng có công dụng để trị các vết bỏng ngoài da. Với tính mát, vị chua nhạt lá bỏng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Ngoài ra nó còn có tính sát khuẩn rất cap nên được nhiều bác sỹ khuyên dùng cho bệnh nhân bị trĩ, đường ruột, giảm ho, điều kinh.

    Cách dùng lá bỏng để chữa bện trĩ: Lấy rau sam và lá bỏng lượng như nhau mỗi thứ tầm 50gr rồi sửa sạch đem sắc nước uống.

    Cách này áp dụng hiệu quả cho các bạn mới bị trĩ tình trạng bệnh còn đang nhẹ. Nếu nặng hơn thì bạn có thể giã nát lá bỏng rồi dùng nó đắp trực tiếp nên búi trĩ, sẽ có tác dụng kháng viêm giảm đau rất tốt.

    Bài thuốc 5. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá thiên lý

    Lá thiên lý được xem là bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Theo đông y thì thiên lý có tính chất giải nhiệt, kháng viêm rất tốt nên được khuyên dùng để chữa trĩ tại nhà cho cho các bênh nhân đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu, táo bón,...

    Cách thực hiện: Hái 1 nắm lá thiên lý non và 100g bánh tẻ, sau đó đem lá thiên lý rửa sạch, rồi giã nát cùng với 1 ít muối ăn, sau đó cho thêm 1 ít nước quậy đều và vắt lấy nước lá. Tiếp theo vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ bằng nước ấm, rồi dùng bông gòn thấm nước lá thiện lý rồi đắp vào búi trĩ, để như vậy khoảng 10-15 phút.

    Bài thuốc 6. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng quả sung

    Trong quả sung có nhiều hoạt chất giúp chữa trĩ hiệu quả đã được cả khoa học và dân gain công nhận. Nhờ trong quả sung chứa các chất như canxi, potassium, magie, phốt pho, chất xơ nên rất tốt trong việc điều trị bệnh trĩ.

    Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung thực hiện như sau: bạn lấy khoảng 10 - 15 quả sung đem rửa sạch rồi đi nấu nước khoảng 10 -15 phút cho các chất trong quả sung ra hết.

    Rồi lấy nước đó xem xông hậu môn, khi nước ấm thì bạn dùng để rửa. Áp dụng liên tục trong 7 đến 10 ngày trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy hiệu quả thay đổi đáng kể.

    Những lưu ý trong việc phòng tránh bệnh trĩ giai đoạn đầu

    Những lưu ý trong việc phòng tránh bệnh trĩ giai đoạn đầu bằng cách nào hiệu quả nhất? Bên cạnh việc điều trị cần phải kết hợp với các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn bệnh trĩ phát triển gây biến chứng. Cụ thể những biện pháp đó là:

    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: tăng cường bổ sung chất xơ từ rau quả tươi có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, đồng thời bạn cần uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm mềm phân, thúc đẩy tiêu hóa dễ dàng hơn.
    • Hạn chế sử dụng thức ăn cứng, khó tiêu hóa, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích,...
    • Thường xuyên vận động, luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể. Tăng cường đi bộ, vận động giúp tăng cường lưu thông máu và tạo tinh thần thoải mái,...
    • Không nên vận động mạnh, ngồi quá lâu vì có thể gây áp lực lên vùng chậu khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

    Thông qua nội dung trong bài, bên cạnh việc nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu thì việc ngăn chặn và điều trị bệnh kịp thời cũng là biện pháp hữu hiệu để hạn chế những biến chứng. Vì thế, đừng chủ quan với những biểu hiện bệnh từ ban đầu các bạn nhé.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    CKI Đỗ Quang Thế

    Chuyên khoa: Ngoại tổng hợp

    Chức vụ:

    • Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại tổng hợp tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Quá trình học tập:

    • 1971 – 1977: Học Đa khoa tại Đại học Y Hà Nội.
    • 1988: Bổ túc chứng chỉ chuyên khoa 1 ngoại khoa.

    Quá trình công tác:

    • Hơn 43 năm trong nghề (Sinh năm 5/2/1953)
    • 1977 - 1980: Công tác tại ban Bảo vệ,chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
    • 1980 – 2013: Công tác chuyên khoa ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô 
    • 1988:  Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại tổng hợp tại Bệnh viện Hữu Nghị.

    Sở trường chuyên môn:

    • Thăm khám và điều trị các bệnh lý nam khoa - tiết niệu.
    • Tư vấn và điều trị các bệnh lý ở bao quy đầu, thực hiện cắt bao quy đầu theo phương pháp hiện đại.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status