Hậu môn trực tràng là bộ phận nằm ở phía cuối của cơ quan tiêu hóa. Đây thực chất là hai bộ phận riêng biệt thực hiện chức năng lưu trữ và đào thải chất thải ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu cơ thể không khỏe mạnh, nhất là ở hệ tiêu hóa thì hậu môn và trực tràng rất dễ bị viêm nhiễm và gây ra các bệnh nguy hiểm, không mong muốn.
Hậu môn trực tràng là gì ?
Hậu môn trực tràng là bộ phận cuối ruột già, kết thúc tại hậu môn, chúng có chức năng chính là chứa phân ở trực tràng rồi đẩy ra ngoài thông qua lỗ mở hậu môn. Bình thường trực tràng sẽ trống rỗng vì lượng phân lưu trữ ở trong đại tràng giảm dần. Tuy nhiên, sau khi đại tràng đầy, phân xuống trực tràng sẽ tạo nên sự thôi thúc và bạn sẽ buồn đi đại tiện.
Cấu tạo của hậu môn được hình thành từ các lớp da và phần ruột, nó có một vòng cơ thắt thực hiện đóng mở hậu môn khi phân đầy có nhu động ruột, muốn đi tiêu. Quan sát ở góc nghiêng trực tràng sẽ có dạng uốn cong của xương cụt với 5 lớp chính gồm: Niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ, dưới thanh mạc, thanh mạc.
- Ở nam giới trực tràng sẽ ở sau bàng quang, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, túi tinh. Chúng bị ngăn cách bởi bàng quang khi nối đến phần đáy xương chậu
- Ở nữ giới trực tràng sẽ nằm gần tử cung và âm đạo, được gắn với thân tử cung, cổ tử cung, vòm âm đạo. Phần phía dưới trực tràng là phúc mạc gắn với thành sau của âm đạo.
Có thể thấy hậu môn – trực tràng là bộ phận quan trọng, nếu bộ phận này gặp vấn đề thì quá trình đào thải chất thải sẽ không được đẩy ra ngoài, bạn sẽ gặp khó khăn khi đi đại tiện, các hoạt động của cơ thể cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
Điểm danh các bệnh hậu môn trực tràng thường gặp
Khi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt bị thay đổi thì hệ tiêu hóa sẽ rất dễ bị rối loạn từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa. Lúc này, hậu môn trực tràng sẽ chịu ảnh hưởng và gây nên triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể gặp các bệnh lý sau đây. \
1. Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh các mạch máu ở vùng hậu môn căng to dễ chảy máu do không được lưu thông. Trĩ là bệnh thường gặp nhất là ở những hay phải đứng hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí. Ngoài ra căn bệnh này cũng thường gặp ở những người táo bón kéo dài, có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, tăng áp lực và stress. Bệnh trĩ có số người mắc nhiều nhất trong số các bệnh lý hậu môn trực tràng, được chia thành 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.
Khi mắc bệnh trĩ bạn sẽ thấy các triệu chứng như: đau rát, sưng tấy và có cục thịt dư ở hậu môn, có trường hợp kèm theo đi ngoài, chảy máu đỏ tươi. Bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây biến chứng viêm nhiễm, bội nhiễm thậm chí hoại tử hậu môn.
2. Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn hiện nay không còn là bệnh lý hiếm gặp, bệnh thường phát triển âm thầm trong các tế bào da xung quanh hậu môn hoặc xuất hiện trong lớp lót chuyển tiếp giữa hậu môn và trực tràng. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus papilloma, bạch cầu, rò hậu môn mãn tính hoặc do nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người.
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 25% người bị ung thư hậu môn không có triệu chứng khác thường nào. Một số trường hợp người có biểu hiện như đau, chảy máu khi đi tiêu, ngứa ngáy xung quanh hậu môn.
3. Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn là tình trạng hậu môn và vùng cạnh hậu môn bị mưng mủ gây đau đớn, khó chịu Căn bệnh này là kết quả của nhiễm trùng hậu môn tuyến nhỏ. Bệnh nếu không sớm chữa có thể gây biến chứng nguy hiểm rò hậu môn nhưng nếu được điều trị kịp thời sẽ không còn đau nhức khó chịu.
Để điều trị áp xe hậu môn thì phương pháp điều trị phổ biến và đơn giản nhất là rút mủ, tiêu viêm nhiễm và sử dụng kèm thuốc kháng sinh. Trong nhiều trường hợp khi bệnh chuyển nặng gây rò hậu môn, thì phẫu thuật chính là giải pháp giúp bệnh cải thiện hoàn toàn.
4. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vùng hậu môn xuất hiện vết rách nhỏ ở ống hậu môn hoặc rìa hậu môn. Vết nứt này xuất hiện có thể xảy ra do phân cứng hoặc có thể do sinh con, tiêu chảy, giao hợp qua đường hậu môn thậm chí ung thư hậu môn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác. Bệnh nứt kẽ hậu môn nếu không được chữa sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khi vết nứt ngày càng lớn dần do đó khi thấy có triệu chứng rò hậu môn, người bệnh nên đi khám chữa trị càng sớm càng tốt.
5. Rò hậu môn
Bệnh rò hậu môn là tình trạng các ống hậu môn sưng lên ở xung quanh hậu môn do có các lỗ dò, đường rò tạo thành. Phần lớn các trường hợp bị rò hậu môn là do áp xe quanh hậu môn không được điều trị hiệu quả phát triển lên.
Triệu chứng rò hậu môn dễ nhận thấy là ở các lỗ rò có mủ hoặc mủ lẫn máu chảy ra. Khi điều trị phẫu thuật rò hậu môn phải phá hủy được đường rò và đồng thời bảo vệ an toàn cơ thắt. Để hiệu quả, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc kháng sinh toàn thân liều cao, kháng viêm, thuốc giảm đau…
Ngoài các bệnh lý thường gặp ở hậu môn trực tràng như đã nêu trên, bạn còn có thể mắc những căn bệnh như: viêm ống hậu môn, hẹp hậu môn, sa trực tràng, viêm trực tràng, u trực tràng, viêm loét đại trực tràng, ung thư thư trực tràng cũng thường gặp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc.
Xem thêm : [ Review ] Phòng khám hậu môn trực tràng uy tín và chất lượng tại Hà Nội
Phòng ngừa các bệnh ở hậu môn trực tràng
Những vấn đề thường gặp phải xung quanh hậu môn, trực tràng tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm, chính vì vậy bạn cần được thăm khám và phát hiện điều trị kịp thời tránh được các tác hại không mong muốn. Bạn có thể đến các phòng khám hoặc bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Nếu đang ở Hà Nội, bạn có thể thăm khám các căn bệnh này ở Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng có địa chỉ ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây có các bác sĩ chuyên khoa sâu về hậu môn và trực tràng như PGS Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ tịch Hội Hậu môn – trực tràng học, TS Trịnh Tùng – bác sĩ ngoại tiêu hóa, PGĐ bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương…
Bên cạnh điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, để hạn chế các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng, bạn cần phải thực hiện theo một số những lưu ý sau đây:
- Thường xuyên vận động, tăng cường tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ở hậu môn.
- Có chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 25 - 30g chất xơ sẽ giúp làm mềm phân, cải thiện khả năng làm lành vết nứt. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, trái cây, hoa quả và các loại hạt ngũ cốc nguyên cám.
- Chế độ Ngủ nghỉ hợp lý, không nên thức khuya và hạn chế căng thẳng thần kinh, luôn giữ tinh thần thoải mái và lạc quan.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng từ 6 – 8 cốc nước nhằm giúp quá trình trao đổi chất, làm mềm phân được dễ dàng và ngăn ngừa bệnh táo bón.
Trên đây là một số thông tin về hậu môn trực tràng và các bệnh lý thường gặp ở bộ phận này. Nhìn chung đây là những bộ phận gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt ở mỗi người, chính vì vậy khi xuất hiện những biểu hiện bất thường ở hậu môn trực tràng, người bệnh nên có kế hoạch chủ động đi khám để tránh bệnh phát triển nặng, gây ra những biến chứng không mong muốn. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ qua số 0243.9656.999 để nghe tư vấn từ chuyên gia.