Kiểm tra bệnh trĩ bằng cách nào hay khám bệnh trĩ gồm những gì là những thắc mắc mà rất nhiều người mắc trĩ muốn được giải đáp trước khi đi khám và chữa bệnh trĩ. Việc nắm rõ quy trình khám và chữa bệnh trĩ sẽ giúp quá trình khám bệnh được chủ động hơn, nhanh chóng hơn. Hãy cùng tìm hiểu những cách kiểm tra bệnh trĩ trong bài viết dưới đây.
Kiểm tra bệnh trĩ bằng cách nào chính xác?
Bệnh trĩ là căn bệnh có rất nhiều người mắc phải hiện nay, tuy nhiên ở giai đoạn đầu các biểu hiện bệnh trĩ thường không rõ ràng, nhất là những người bị bệnh trĩ nội. Chính vì thế, việc cần xác định có mắc trĩ hay không là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
Đa số những người bị bệnh trĩ đều có những biểu hiện tương đối rõ ràng ở hậu môn. Do đó việc xác định kiểm tra bệnh trĩ bằng cách nào không quá phức tạp, thế nhưng sau khi kiểm tra có mắc trĩ hay không người bệnh cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị hiệu quả.
Dưới đây là gợi ý 1 số cách giúp bạn kiểm tra tình trạng búi trĩ của mình.
Cách 1: Dựa vào triệu chứng bệnh
Bạn có thể xem bản thân mình có bị mắc trĩ không khi chú ý cảm nhận những triệu chứng bệnh đang có. Các triệu chứng bệnh trĩ trong thời gian đầu thường tương đối khó phát hiện sau đó bệnh nặng sẽ dễ phát hiện hơn. Một số các dấu hiệu bệnh trĩ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện bệnh bệnh trĩ.
Chảy máu ở hậu môn: Bạn sẽ thấy có dấu hiệu chảy máu mỗi lần đi đại tiện, thời gian đầu lượng máu chảy ra không nhiều nhưng càng về sau lượng máu càng nhiều. Máu do bệnh trĩ sẽ có màu đỏ tươi, tránh nhầm lẫn với máu ở những bệnh đường tiêu hóa khác.
Khó đi đại tiện, táo bón: Khi bị bệnh trĩ người bệnh sẽ thấy gặp khó khăn mỗi lần đi đại tiện, phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện, đi đại tiện xong vẫn thấy còn phân ở trong hậu môn.
Hậu môn bị đau rát: Với những người bị bệnh trĩ nặng, sau mỗi lần đi đại tiện người bệnh sẽ thấy vùng hậu môn bị đau rát, đi đại tiện xong vẫn thấy đau rát kéo dài.
Có cục thịt lòi ra ở bên ngoài hậu môn: Khi búi trĩ lòi hẳn ra ngoài người bệnh sẽ thấy có cục thịt ở hậu môn. Tùy tình trạng của mỗi người mà kích thước sẽ khác nhau, mức độ viêm nhiễm cũng không giống nhau.
Cách 2: Chẩn đoán bằng mắt
Thông thường khi bị bệnh trĩ, người bệnh sẽ thấy có cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn, nhưng khó có thể quan sát được tình trạng bệnh trĩ của mình. Theo chia sẻ của các chuyên gia tuy quan sát bằng mắt khó nhưng không phải là không thực hiện được.
Để kiểm tra bệnh trĩ bằng mắt thường, người bệnh nên chọn tư thế quỳ gối hoặc cúi đầu, thậm chí, bạn có thể chổng mông lên, nằm nghiêng, co chân, dạng đùi, nâng cao chân.
Tiếp đó người bệnh vạch hậu môn ra, dùng ngón tay cái ấn nhẹ hai bên hậu môn và quan sát vùng hậu môn của mình. Nếu người bệnh mắc trĩ ngoại sẽ thấy có mảnh da thừa ở rìa hậu môn. Nếu mắc trĩ nội khi nào búi trĩ lòi ra ngoài mới thấy.
Cách 3: Dùng ngón tay sờ vào trực tràng
Nếu bạn đang chưa biết kiểm tra bệnh trĩ bằng cách nào thì có thể áp dụng cách này. Thường trĩ nội sẽ khó sở thấy trừ khi bệnh trĩ nặng, kích thước các búi trĩ khá lớn, có thể nằm trên vùng lược mới có thể sờ thấy các nếp dọc ở ngày đầu mấu trĩ bị sa xuống.
Với trĩ ngoại nếu do tắc mạch máu có thể sờ thấy vùng tắc mạch có hình ô van, mỗi khi ấn vào người bệnh sẽ thấy đau nhức.
Kiểm tra bệnh trĩ bằng cách sờ vào trực tràng rất quan trọng, cách này sẽ giúp loại trừ được khả năng bị u bướu ở dưới trực tràng như: u thịt treo hoặc ung thư.
Nếu trong trường hợp người bệnh khó xác định hoặc không sờ tay được vào trực tràng thì có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bằng kinh nghiệm, các bác sĩ sẽ xem xét tới các yếu tố như: có xuất hiện máu hay chất nhầy trên bao tay không.
Cách 4: Kiểm tra bệnh trĩ bằng cách nào – nội soi
Đây là cách chẩn đoán và kiểm tra bệnh trĩ chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên với cách này bạn cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia để được hỗ trợ. Để kiểm tra bệnh trĩ bằng cách soi hậu môn các bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm có gắn camera ở đầu ống, đưa nhẹ nhàng vào ống hậu môn – trực tràng rồi quan sát kết quả hiển thị trên màn hình.
Với cách kiểm tra này các bác sĩ sẽ quan sát thấy rõ những tổn thương ở hậu môn, dễ dàng phát triển sự bất thường cũng như mô lót và các vấn đề khác. Khi nội soi trĩ thường chỉ diễn ra khoảng vài phút và không gây đau đớn nên người bệnh thường không cần phải gây mê.
Cách 5: Kiểm tra hậu môn bằng máy hút
Cách kiểm tra này thường áp dụng với những trường hợp bị bệnh trĩ giai đoạn nặng, búi trĩ bị lòi ra ngoài hình thành ở giữa và phần cuối trực tràng. Các bác sĩ có thể dùng máy hút trĩ ra ngoài hậu môn để quan sát bên trong.
Phương pháp này không chỉ được áp dụng khi khám trĩ mà với những trường hợp chữa trị bệnh trĩ cũng có thể dùng máy hút trĩ. Điều này cũng tiện cho thao tác chữa bệnh trĩ.
Những lưu ý khi kiểm tra bệnh trĩ hiệu quả
Để việc kiểm tra bệnh trĩ chính xác cũng như quá trình diễn ra suôn sẻ và thuận lợi người bệnh nên thực hiện theo đúng những hướng dẫn mà các bác sĩ đưa ra. Cho dù bạn kiểm tra bệnh trĩ bằng cách nào cũng cần áp dụng những lưu ý này:
- Khi kiểm tra bệnh trĩ bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt, tuy nhiên thời gian đầu thường khó phát hiện ra bệnh nên cần chú ý đến các triệu chứng bệnh.
- Việc kiểm tra bệnh trĩ nên được tiến hành khi người bệnh thả lỏng toàn thân, nằm ở vị trí thoải mái, ánh sáng đủ. Nếu bệnh nhân có hậu môn thịt bên trong nếu khám cần dùng đèn tụ quang.
- Người bệnh cần thả lỏng cửa hậu môn để giúp búi trĩ lộ ra ngoài
- Với những người bị bệnh trĩ giai đoạn nặng thì không nên tự ý khám trĩ tại nhà mà cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.
- Nếu kiểm tra bệnh trĩ với sự hỗ trợ của chuyên gia thì bạn nên chia sẻ thành thật, không nên dấu bệnh, mặc quần áo thoáng mát để dễ dàng thăm khám bệnh.
- Vùng hậu môn rất nhạy cảm nên khi kiểm tra cần được vệ sinh sạch sẽ, các dụng cụ phải được vệ sinh trước khi sử dụng.
Bài viết trên đây đã chia sẻ một số cách kiểm tra bệnh trĩ giúp người bệnh có những thông tin cơ bản để thăm khám và chẩn đoán bệnh hiệu quả. Để đảm bảo sức khỏe của bản thân tốt nhất bạn nên tư vấn các bác sĩ để được hướng dẫn kiểu tra bệnh trĩ bằng cách nào phù hợp với tình trạng bệnh. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.