[ Giải Đáp ] Mụn rộp sinh dục khi mang thai có nguy hiểm không và chữa như nào ?
Mụn rộp sinh dục khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến thai nhi, đến khi trẻ sinh ra mà còn gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lý của người mẹ. Do đó, phụ nữ mang thai cần chủ động phòng ngừa lây nhiễm virus HSV trong thai kỳ. Vậy bà bầu bị mụn rộp sinh dục do đâu, triệu chứng cũng như cách điều trị thế nào sẽ được bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục khi mang thai
Mụn rộp sinh dục do virus simplex herpes gây ra, là một trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất hiện nay. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các vết loét, mụn rộp là những vết phồng rộp ngứa ngáy, đau đớn, bên trong chứa đầy chất lỏng. Có khoảng 16% người trong độ tuổi 14-49 gặp phải bệnh lý này, trong đó một trong những đối tượng dễ mắc bệnh nhất phải kể đến phụ nữ bị mụn rộp sinh dục khi mang thai.
Về nguyên nhân gây bệnh mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai, các bác sĩ cho biết: Virus HSV lây truyền từ người sang người chủ yếu qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Trẻ em thường bị lây HSV-1 khi tiếp xúc sớm với người thân mắc bệnh và có thể sống với virus suốt đời.
- Virus HSV - 1 có lây truyền qua đường miệng, dùng chung đồ ăn, hôn nhau, quan hệ bằng miệng hay dùng chung son môi.
- Virus HSV -2 lây truyền chủ yếu khi quan hệ không an toàn với người nhiễm bệnh hoặc khi tiếp xúc với dịch mủ, máu chứa virus của người bệnh.
Nhiều phụ nữ đã nhiễm virus HSV nhưng do cơ thể đã phát triển kháng thể với virus này nên không bùng phát các triệu chứng. Tuy nhiên khi mang thai, miễn dịch cơ thể bị suy giảm có thể khiến họ lần đầu tiên bị bùng phát bệnh. Trong khi đó, những người đã nhiễm virus HSV trước đây có thể bị tái phát bệnh khoảng 3 lần trong thai kỳ.
Nhận biết dấu hiệu mụn rộp sinh dục khi mang thai
Mụn rộp sinh dục khi mang thai có thể xuất hiện ở vùng kín, môi miệng, vùng bẹn háng hoặc mắt của bệnh nhân. Mức độ nặng hay nhẹ sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ nhiễm virus của bệnh nhân. Những dấu hiệu nhận biết bệnh herpes sinh dục khi mang thai bao gồm:
Xuất hiện mụn nước, mụn rộp
Nếu bị herpes sinh dục, bà bầu bị nổi mụn nước ở môi, ở vùng kín mẹ bầu sẽ thấy mắt, bẹn háng…Mụn nước gây ngứa ngáy và có thể mọc thành đám để tạo thành vùng da phồng rộp. Đây là nguyên nhân vì sao herpes sinh dục được gọi là bệnh mụn rộp sinh dục.
Mụn rộp vỡ gây tổn thương da
Các nốt mụn nước chứa đầy dịch mủ, máu bên trong và rất dễ bị vỡ. Khi mụn vỡ sẽ khiến vùng da khu vực đó bị tổn thương và đau đớn, hình thành các vết loét. Tuy nhiên, vết loét do mụn rộp sinh dục rất nhanh sẽ đóng vảy, vảy cứng và có thể tự bong sau 1-2 tuần.
Các dấu hiệu herpes sinh dục khi mang thai khác
Phụ nữ bị nhiễm herpes sinh dục khi mang bầu còn có thể gặp phải một số dấu hiệu khác dưới đây:
- Viêm đường tiết niệu dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt khi virus HSV tấn công âm đạo, vùng kín.
- Dịch âm đạo bất thường, âm đạo chảy mủ kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Vùng kín đau rát, ngứa ngáy.
- Có dấu hiệu lở loét ở môi miệng, bị sưng chân răng hoặc viêm nướu, đau họng,...
- Một số dấu hiệu toàn thân như sốt, cơ thể mệt mỏi, nổi hạch bạch huyết…
Mang thai bị nhiễm virus herpes ảnh hưởng đến thai nhi thế nào ?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bị mụn rộp sinh dục khi mang thai vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây phiền toái cho mẹ bầu mà còn đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Khi bị mụn rộp sinh dục, mẹ bầu sẽ phải dùng thuốc điều trị. Trường hợp nặng phải dùng thuốc kéo dài (thường là thuốc kháng virus và thuốc kháng sinh) sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Do đó, việc điều trị mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai thường phức tạp hơn bình thường.
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao lây bệnh từ người mẹ bị mụn rộp sinh dục, nhất là những mẹ bầu sinh thường. Trẻ sinh ra nhiễm herpes sinh dục bẩm sinh, dễ gặp phải các biến chứng mù lòa, viêm phổi, viêm màng não, một số bệnh da liễu khác…
- Nguy cơ lây bệnh cho bạn tình: Phụ nữ mang thai bị mụn rộp sinh dục có thể lây bệnh cho bạn tình, thậm chí người thân xung quanh. Bởi virus HSV có thể lây lan thông qua nhiều con đường, thậm chí chỉ với vết xước tay rất nhỏ.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Nên hay không việc sử dụng kháng sinh điều trị mụn rộp sinh dục ?
Cách điều trị mụn rộp sinh dục khi mang thai an toàn, hiệu quả
Mẹ bầu bị mụn rộp sinh dục khi mang thai cần đi thăm khám trực tiếp tại cơ sở y tế để được chỉ định điều trị an toàn, phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Quá trình điều trị khi bà bầu bị herpes sinh dục bao gồm:
Cách điều trị mụn rộp sinh dục nguyên phát
Nếu đây là lần đầu tiên mẹ bầu bị nhiễm herpes sinh dục, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus, liều lượng sẽ còn tùy thuộc vào tuổi thai để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể kê thêm gel bôi và thuốc giảm đau paracetamol để giảm nhẹ triệu chứng.
Cách điều trị herpes sinh dục tái phát
Nhiễm trùng herpes sinh dục có nguy cơ lây truyền sang trẻ sơ sinh thấp không quá 3%. Với trường hợp mẹ bầu bị mụn rộp sinh dục tái phát, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc chống virus kéo dài, đồng thời kết hợp một số biện pháp phòng ngừa thực hiện thường xuyên:
- Vệ sinh khu vực mụn rộp bằng nước ấm: Đảm bảo vệ sinh giúp cải thiện triệu chứng khó chịu và giảm bớt ảnh hưởng do nhiễm trùng mụn rộp gây ra.
- Chườm đá: Mẹ bầu có thể chườm lạnh để giảm đau, giảm ngứa do tổ chức mụn rộp sinh dục gây ra.
- Bôi thuốc mỡ: Có công dụng làm khô vết loét, hỗ trợ điều trị vùng da bị ảnh hưởng.
- Uống nhiều nước: Khi bị mụn rộp sinh dục, mẹ bầu cần uống nhiều nước mỗi ngày để quá trình điều trị mụn rộp đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Mặc quần áo thoải mái: Mặc đồ chật chội có thể gây khó chịu vùng tổn thương, kích thích cơn đau, ngứa ngáy và khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn quần áo rộng rãi, chất liệu mềm vải và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để giảm ma sát đế da quá nhiều.
Phụ nữ bị mụn rộp sinh dục khi có thai thường rất lo lắng về nguy cơ lây bệnh cho con. Bởi herpes sinh dục có thể lây bệnh cho thai nhi qua sinh nở đường âm đạo. Do đó, điều quan trọng nhất là khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, mẹ bầu cần chia sẻ với bác sĩ trong thời kỳ mang thai để có hướng xử lý an toàn nhất. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ nên lựa chọn sinh mổ để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho trẻ.
Bệnh mụn rộp sinh dục khi mang thai nếu không điều trị sớm có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần chú ý để thăm khám kịp thời nhất, đồng thời tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh, liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để bác sĩ chuyên Sản phụ khoa có thể giải đáp nhanh nhất.