Nấm candida có lây không là vấn đề đang được hầu hết người mắc bệnh quan tâm. Nấm candida là nguyên nhân chính gây nấm miệng (tưa lưỡi), nấm thực quản hay nấm vùng sinh dục ở cả nữ giới và nam giới. Vậy nhiễm trùng nấm men có lây không? Lây qua những con đường nào? Cách điều trị dứt điểm như thế nào?
Nấm Candida có lây không ? Lây như thế nào?
Ở trạng thái cân bằng, nấm Candida thường tổn tại 39% ở âm đạo, 35% ở ruột, 30% ở miệng và 17% ở phế quản. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm candida phát triển mạnh mẽ và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đau, đỏ rát…trên cơ thể và gây bệnh nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men).
Nhiễm nấm candida có lây không? Nấm Candida khu trú ở nhiều khu vực cơ thể, do đó chúng có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Vậy nấm candida lây qua đường nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nấm candida gây bệnh chủ yếu tại đường sinh dục nên con đường lây nhiễm chính vẫn là qua đường tình dục.
- Đối với bệnh nấm miệng, nấm da hay những vùng ngoài cơ quan sinh dục thì bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua những tiếp xúc gần gũi, vệ sinh kém…
- Sử dụng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh cá nhân với người bệnh.
- Dùng chung đồ lót, quần áo chung với người nhiễm nấm cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh.
- Vợ bị nấm chồng có bị lây không? Quan hệ tình dục không an toàn (đường âm đạo, miệng và hậu môn), quan hệ không dùng biện pháp phòng tránh với người mắc bệnh cũng có thể bị lây nấm.
- Sử dụng sex toy cũng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm nấm.
Đặc biệt, nhiễm nấm candida còn có thể lây truyền trong cơ thể qua nhiều phương thức. Chẳng hạn, nếu bị nấm phụ khoa nhưng không chữa trị kịp thời, dứt điểm, tình trạng nấm có thể lây lan nhanh chóng sang miệng, họng. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bị nấm candida, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan xem nhẹ, hãy đi thăm khám sớm để được điều trị hiệu quả.
Nấm candida có tự khỏi không?
Nấm candida có lây không, bệnh có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là qua quan hệ tình dục. Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, bệnh nhân nhiễm nấm candida sẽ không tự khỏi hoàn toàn nếu không có phác đồ điều trị dứt điểm ngay từ đầu.
Không những vậy, nấm candida còn rất dễ tái phát, nếu không chữa trị đúng cách, dứt điểm sẽ phát sinh thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người bệnh chủ quan, nhất là các chị em nhiễm nấm sau một thời gian thì triệu chứng dần biến mất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bệnh đã khỏi, ngược lại nấm vẫn trong cơ thể và có thể tái phát bất kỳ thời điểm nào, thậm chí triệu chứng nghiêm trọng hơn, tiến triển mạn tính.
Tổng hợp các cách điều trị nhiễm nấm candida hiện nay
Nấm candida có lây không? Bệnh tuy có tốc độ lây nhiễm chậm nhưng lại có thể lây nhiễm qua nhiều con đường. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Căn cứ vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp nhất.
Điều trị nhiễm nấm Candida bằng Tây y
Để chữa bệnh nhiễm nấm candida thì phương pháp hiệu quả nhất là dùng thuốc kháng sinh. Thuốc có công dụng điều trị các triệu chứng nấm viêm, kết hợp một số biện pháp chăm sóc cơ bản để giúp tăng hiệu quả tiêu viêm, tiêu diệt nấm, khắc phục bệnh triệt để.
Người bệnh nhiễm trùng nấm men sẽ được kê đơn thuốc trị nấm Candida như sau:
- Thuốc uống: Itraconazole và Fluconazole
- Thuốc bôi: Clotrimazole, Ketoconazol, Nystatin hoặc Miconazole có tác dụng đẩy lùi viêm nhiễm tại chỗ, tiêu diệt nấm ngứa hiệu quả.
- Thuốc đặt: Chỉ định đối với chị em đã quan hệ tình dục bị nhiễm nấm candida phụ khoa. Một số viên đặt âm đạo trị nấm được chỉ định như miconazole hoặc clotrimazole.
- Thuốc toàn thân: Các loại thuốc kháng nấm dạng tiêm bao gồm Voriconazole và Fluconazole.
Thuốc Tây y có thể giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng nhiễm nấm Candida. Ở giai đoạn đầu, thuốc Tây y thường mang lại hiệu quả điều trị cao, nhanh chóng và ít tốn kém. Trong trường hợp đã điều trị bằng thuốc Tây y nhiều lần mà bệnh vẫn tái phát, người bệnh nên chủ động đi khám để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Ngoài ra, thuốc Tây y nếu lạm dụng có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho tình trạng nấm thêm nghiêm trọng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà không có chỉ định, theo dõi từ bác sĩ để tránh gây tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc, điều trị thất bại.
Hiện nay, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, với bệnh nhân nhiễm nấm Candida (nấm âm đạo) sẽ được điều trị bằng thuốc Đông Tây y kết hợp công nghệ ánh sáng sinh học.
- Tăng hiệu quả tiêu diệt nấm lên tới 99%, loại bỏ hoàn toàn triệu chứng bệnh mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ thể cũng như khả năng sinh sản.
- Công nghệ ánh sáng sinh học giúp tăng hiệu quả tiêu viêm, tái tạo tế bào và phục hồi các thương tổn.
- Thuốc Đông y giúp điều hòa kinh nguyệt, cân bằng pH âm đạo, tăng cường lưu thông máu, thanh lọc cơ thể và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Nhiễm nấm candida có lây không, bệnh có thể lây lan qua nhiều con đường và chủ yếu là qua quan hệ tình dục. Do đó, muốn điều trị khỏi bệnh nhiễm trùng nấm candida thì cần điều trị song song cả hai vợ chồng theo phác đồ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cách điều trị nấm candida tại nhà bằng mẹo dân gian
Những mẹo dân gian từ xa xưa được truyền tai áp dụng để chữa bệnh, trong đó phải kể đến bệnh nhiễm nấm candida. Dưới đây là tổng hợp một số cách chữa nấm candida tại nhà, đơn giản, tiết kiệm mà người bệnh có thể tham khảo.
Sử dụng tỏi :
Tỏi có chứa thành phần diệt nấm, chống viêm và kháng khuẩn nên được nhiều chị em sử dụng trong điều trị nấm âm đạo.
Cách thực hiện: Tăng cường ăn các món ăn từ tỏi để dễ hấp thu và giảm tính hăng của tỏi. Bạn có thể ăn tỏi sống, ăn tỏi hấp hoặc nướng nguyên tép và ăn cùng món ăn hàng ngày.
Sử dụng trà xanh :
Trà xanh là “khắc tinh” của nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó không ngoại trừ nấm Candida. Trong trà xanh có chứa hoạt chất flavonoid có khả năng chống viêm, tăng sức khỏe tầng tế bào và giúp làm lành nhanh niêm mạc. Không chỉ nấm âm đạo mà nấm miệng, nấm da hay nấm lưỡi…khi dùng trà xanh cũng mang lại hiệu quả khá tốt.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá trà xanh, đem nấu cùng 1 lít nước và 1 thìa muối hạt. Dung dịch trà xanh đem vệ sinh vùng kín, kiên trì áp dụng sau 2 tuần sẽ nhận thấy sự cải thiện đáng kể.
Sử dụng ngải cứu :
Ngải cứu cũng là nguyên liệu được nhiều người sử dụng điều trị viêm nhiễm phụ khoa và bệnh nấm candida. Trong đông y, ngải cứu có tác dụng chống viêm, chống sưng, cầm máu, giảm đau và điều hòa khí huyết.
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, vò nát và ngâm trong 300ml nước sôi khoảng 10 phút để cho ra tinh dầu. Sau đó dùng phần nước này để xông hoặc rửa vùng kín. Kiên trì áp dụng mỗi ngày một lần, sau một thời gian sẽ nhận thấy triệu chứng được thuyên giảm.
Xem thêm : [ Giải Đáp ] Thời gian ủ bệnh nấm candida là bao lâu và cách phát hiện triệu trứng dễ nhất
Phòng ngừa nhiễm nấm Candida hiệu quả
Bệnh nhiễm nấm candida có lây không? Những bệnh lý do nấm candida gây ra đều có thể lây nhiễm nếu không chủ động phòng ngừa phù hợp. Nếu để bệnh phát triển, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, dễ gây ra những biến chứng đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe.
Do vậy, trước và sau khi điều trị nấm candida, người bệnh nên tuân thủ một số nguyên tắc phòng ngừa bệnh dưới đây.
- Điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định để ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Bị nấm vùng kín có được quan hệ không? Cần kiêng quan hệ trong khi điều trị bệnh để ngăn ngừa lây nhiễm cho bạn tình và tránh ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị bệnh.
- Sử dụng riêng đồ vệ sinh cá nhân, không dùng chung quần lót, khăn lau hay bàn chải đánh răng với người khác.
- Quần áo cần giặt mỗi ngày, phơi khô dưới nắng ráo, nhất là quần lót.
- Chỉ sử dụng kháng sinh điều trị khi đã thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, âu lo thái quá.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ hoặc nước muối ấm.
- Quan hệ an toàn, quan hệ chung thủy và có biện pháp phòng ngừa an toàn.
- Khám sức khỏe định kỳ, với phụ nữ cần duy trì thói quen khám phụ khoa thường xuyên từ 6 tháng/ lần.
Bài viết trên đây đã tổng hợp chi tiết vấn đề nấm candida có lây không cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 để các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tư vấn ngay.