Nấm candida ở miệng : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất
Nấm candida ở miệng không phải là bệnh lý hiếm gặp. Dù có thể không trực tiếp gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại khiến người bệnh gặp khá nhiều bất tiện trong ăn uống và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, mỗi người cần trang bị đầy đủ kiến thức để hiểu rõ những thông tin cần thiết liên quan đến căn bệnh này, từ đó chủ động phòng ngừa và điều trị nhanh chóng mọi trường hợp để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Khái quát về bệnh nấm candida ở miệng cần biết
Nấm candida ở miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm có tên khoa học là Candida albicans. Đây là loại nấm vốn đã tồn tại “hòa bình” ở miệng nhưng phát triển quá mức, ngay sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.
Biểu hiện đặc trưng của nấm candida ở miệng là sự hình thành các mảng bám màu trắng ngà kem ở lưỡi hoặc bên trong má miệng, nếu xuất hiện ở lưỡi thành từng mảng loang lổ gọi là bệnh nấm lưỡi bản đồ. Bệnh có thể phát triển lan rộng sang vùng vòm miệng, nướu, amidan hoặc thậm chí là sau cổ họng của người bệnh, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng do candida, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém, mắc bệnh lý nền, người già hoặc trẻ nhỏ sẽ có bị loại nấm này nguy cơ cao tấn công gây bệnh hơn.
Hình ảnh nấm miệng lây lan như thế nào thường không giống nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, dưới đây là những con đường chủ yếu khiến cho căn bệnh này phát triển mạnh mẽ hơn
- Quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ bằng miệng, dùng miệng tiếp xúc với vị trí có nấm candida.
- Lây truyền từ mẹ sang con hoặc trong quá trình cho con bú.
Liệu bệnh nấm Candida ở miệng có nguy hiểm không? Trên thực tế, đây là căn bệnh có thể đe dọa sức khỏe ở con người dù trong bất cứ độ tuổi nào, nhất là người đang có những vấn đề ở sức khỏe.
Nấm miệng do candida có thể khiến cho triệu chứng nguy hiểm kéo dài, dễ dẫn đến nhiễm trùng Candida toàn thân. Điều này sẽ khiến cho công cuộc chữa bệnh khó khăn hơn và để lại nhiều di chứng suốt đời cho người bệnh. Vì vậy, phát hiện và điều trị nấm candida từ sớm là điều mà bất cứ ai đều nên làm để tránh gặp phải nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.
Nhận biết rõ nguyên nhân và triệu chứng nấm candida ở miệng
Việc mà mọi người chủ động có những kiến thức quan trọng liên quan đến dấu hiệu và nguyên nhân gây ra nấm candida ở miệng sẽ giúp cho việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn. Điều này cũng tránh gây ra những phiền toái không đáng có trong cuộc sống.
Nguyên nhân gây ra nấm candida ở miệng
Trong điều kiện cơ thể ở trạng thái sức khỏe bình thường, thì ở miệng sẽ tồn tại một lượng rất nhỏ nấm Candida albicans. Tuy nhiên, lượng nấm lúc này không gây hại được nhờ vi khuẩn có lợi trong cơ thể vẫn đủ đông và mạnh để kiểm soát tốt số lượng nấm này, ngăn ngừa chúng phát triển mạnh hơn.
Với những người có hệ miễn dịch kém, thậm chí đang suy yếu thì lại là thời điểm vàng mà nấm Candida albicans có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Chúng sẽ tấn công nhanh và gây ra tình trạng tưa miệng, làm hình thành các tổn thương trắng lổn nhổn ở xung quanh miệng, cuống họng, lưỡi,... của người bệnh.
Các triệu chứng nấm Candida ở miệng cần biết
Khi trong giai đoạn khởi phát, nấm candida gần như không có bất cứ dấu hiệu nào để nhận biết do người bệnh có thể nhầm lẫn đó là cặn bẩn do đồ ăn, thức uống trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên, bệnh sẽ dần dần phát triển nghiêm trọng hơn và hình ảnh nấm candida ở miệng sẽ ngày càng rõ nét giúp cho người bệnh nhận biết được các triệu chứng bệnh nhanh chóng, dễ dàng:
- Miệng có cảm giác cộm lên, khi cử động miệng thấy cấn cấn
- Toàn bộ vùng miệng cho đến lưỡi sưng đỏ, đau và ngứa, nếu mà cọ xát mạnh trong miệng sẽ gây chảy máu
- Xuất hiện nhiều vết nứt nẻ quanh miệng
- Miệng mất vị giác hoặc cảm nhận mùi vị không còn rõ nét
- Khó chịu khi ăn uống, nhai nuốt cảm thấy đau hoặc dễ nghẹn
- Miệng có mùi hôi khó chịu
- Khi há miệng thấy lưỡi có nhiều vết loang lổ với các cặn bẩn màu trắng, có cạy ra nhưng không hết mà lại cảm thấy rát.
Thêm vào đó, nấm candida có thể tấn công và di chuyển xuống thực quản (là phần ống dài nối giữa họng và dạ dày của con người). Lúc này, người bệnh chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc nhai nuốt và có cảm giác giống như cổ họng của mình bị mắc nghẹn đồ ăn mỗi khi có hành động ăn uống trong ngày.
Bị nấm Candida ở miệng phải làm sao?
Cách duy nhất để điều trị nấm candida ở miệng là diệt nấm càng sớm càng tốt để không cho chúng phát triển và lan rộng ra toàn cơ thể. Tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách điều trị phù hợp.
Có một điều luôn đúng đó là bệnh nấm candida không thể tự khỏi, bắt buộc người bệnh phải đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa, ở đó các bác sĩ có kiến thức và chuyên môn sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ chữa nấm candida phù hợp.
Đa số người bệnh sẽ được sử dụng thuốc trị nấm candida ở miệng. Vì đây là cách chữa nhanh chóng, lại đơn giản với mức phí hợp lý. Thông thường, các loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng nấm dạng uống, thuốc ngậm chữa nấm, thuốc diệt nấm thể nặng, nước súc miệng diệt nấm.
Xem thêm : [ Tổng hợp ] 3+ phác đồ điều trị nấm Candida tái phát hiệu quả cho người bệnh
Cần chú ý điều gì khi bị nấm Candida ở miệng
Sau khi đã nắm được đa số các thông tin quan trọng liên quan đến bệnh nấm candida ở miệng, chắc hẳn nhiều người cũng đã có thể tự mình tìm hiểu và đánh giá thông tin này một cách rõ ràng và minh bạch, tránh vì nhầm lẫn hoặc thiếu kiến thức mà khó phát hiện điều trị kịp thời.
Dưới đây là những chú ý quan trọng để phòng bệnh nấm candida hoặc cải thiện tình trạng nhiễm nấm candida ở cơ thể người bệnh nhanh chóng:
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày bằng kem đánh răng ngày 2 - 3 lần. Mỗi lần đánh răng nhớ cạo lưỡi nhẹ nhàng sao cho thật sạch
- Chú ý súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối
- Thay đổi bàn chải đánh răng định kỳ 2 - 3 tháng/lần
- Với những người đang dùng răng giả thì cần vệ sinh kỹ và tránh để vật dụng này nhiễm khuẩn
- Bổ sung lợi khuẩn bằng sữa chua và men vi sinh
- Hạn chế hút thuốc lá
- Nên khám miệng khi phát hiện ở cơ thể những dấu hiệu bất thường.
Các bác sĩ chuyên khoa tại Đa khoa Quốc tế cộng đồng khuyên rằng, từ những dấu hiệu ban đầu là các đốm trắng ở lưỡi xuất hiện nhiều ngày không dứt, ngày càng cộm lên là người bệnh cần nhanh chóng đi khám nhằm có phương pháp điều trị phù hợp. Tốt hơn hết là phải phát hiện kịp thời để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh vì để lâu mà gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bản thân mình.
Mong rằng những thông tin liên quan đến căn bệnh nấm candida ở miệng trong bài viết trên đã giúp cho mọi người có được những kiến thức chuẩn để phòng tránh căn bệnh này dễ dàng. Vì đây là chứng bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, mọi người cần phải bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt. Trong trường hợp cần được tư vấn kỹ hơn, hãy chat tại đây để được hỗ trợ kịp thời.