Nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng mà mọi lứa tuổi ở nữ giới đều có thể gặp phải. Có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là viêm âm đạo do vi khuẩn. Làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng bệnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người phụ nữ cũng như để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe.
Nhiễm khuẩn âm đạo là gì?
Nhiễm khuẩn âm đạo là tình trạng âm đạo có nhiều vi khuẩn hình thành làm mất sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên có lợi trong âm đạo do nhiều nguyên nhân gây nên.
Trong âm đạo của phụ nữ luôn có vi khuẩn trú ẩn. Các vi khuẩn này luôn tồn tại trong mối quan hệ cộng sinh giữa vật chủ là môi trường âm đạo và bản thân chúng là các ký sinh vật.
Mối quan hệ mật thiết giữa âm đạo và vi khuẩn tạo nên môi trường cân bằng. Khi âm đạo cung cấp dưỡng chất cho sinh vật, đảm bảo sự phát triển của chúng. Các sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cũng như ngăn ngừa sự cư trú của tác nhân gây bệnh cho âm đạo.
Triệu chứng chủ yếu của nhiễm khuẩn âm đạo là khí hư tiết ra có mùi hôi tanh, khó chịu. Thông thường khí hư có màu sắc như màu trắng, trắng đục hoặc màu xám,... Đôi khi có những biểu hiện ngứa ngáy khó chịu phía trong cũng như phía ngoài vùng âm đạo. Tình trạng diễn biến lâu ngày có thể xuất hiện biểu hiện đi tiểu bỏng rát...
Nhiễm khuẩn ở âm đạo có nguy cơ bị nhiễm trùng do các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, lậu, sùi mào gà,.... Nó cũng tăng nguy cơ cho phụ nữ mang thai như đẻ non, bệnh truyền từ mẹ sang con.
Nhưng yếu tố gây viêm âm đạo do vi trùng như quan hệ không lành mạnh với nhiều người, thụt rửa thô bạo, sử dụng vòng tránh thai, vệ sinh không sạch sẽ, ẩm ướt,..
Nhiễm khuẩn âm đạo phổ biến nhất đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản đã quan hệ tình dục, cũng không loại trừ độ tuổi các em chưa quan hệ tình dục.
Triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo cần khám ngay
Triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo là mất cân bằng do các vi khuẩn thường trú trong âm đạo, làm suy giảm loài vi khuẩn tốt là lactobacilli. Nếu việc đó xảy ra, các vi khuẩn không tốt có thể gây viêm nhiễm.
Triệu chứng chủ yếu nhất gồm:
- Dịch tiết âm đạo có màu trắng, xám hoặc màu vàng bám quanh phía trong cũng như ngoài âm đạo.
- Mùi hôi tanh và được biệt là sau quan hệ sẽ tệ hơn.
- Đi tiểu thì thấy nóng rát.
- Cảm thấy ngứa, sưng kèm theo đỏ nhẹ.
- Thậm chí sau quan hệ xuất hiện chảy máu âm đạo.
Ngày khi nhận thấy triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo trên đây thì nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn âm đạo thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn âm đạo. Trong đó có 4 loại nhiễm trùng âm đạo thường gặp như vi khuẩn viêm âm đạo, nhiễm trùng nấm men, nhiễm trichomonas và nhóm B strep.
Do nhiễm trùng nấm men
Nếu vùng âm đạo của bạn có biểu hiện ngứa khó chịu, kèm theo nóng rát, có mùi và đôi khi cũng không có mùi, khi quan hệ thấy đau rát khó chịu, đi tiểu đôi thấy đau rát có thể đang bị nhiễm trùng nấm men. Thực chất nấm men là loại nấm tự nhiên sinh sống trong âm đạo.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng nấm men có thể do quan hệ tình dục không an toàn hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh nhiều và dài ngày làm phá mất độ cân bằng pH tự nhiên ở âm đạo khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn
Do vi khuẩn gây viêm âm đạo
Khi người phụ nữ mang thai, trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi về nội tiết tố điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tự nhiên thuận lợi sống trong âm đạo và phát triển cũng như gây bệnh. Khi vi khuẩn đã tấn công, người mẹ sẽ thường xuyên thấy khó chịu và ngứa ngáy vùng kín của mình.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo nên điều trị sớm tránh biến chứng như sinh non hoặc đứa trẻ sinh ra sẽ trọng lượng thấp. Còn đối với phụ nữ không mang thai thì có thể dẫn tới viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng thậm chí là vô sinh.
Một số biểu hiện điển hình như:
- Ngứa âm đạo phía trong hoặc quanh phía ngoài âm đạo.
- Dịch khí hư âm đạo có màu trắng đục, kèm theo có mùi hôi tanh.
- Đi tiểu thì thấy đau.
Nhiễm vi khuẩn Strep nhóm B
Nhiều nghiên cứu, có khoảng 20-25% phụ nữ có vi khuẩn Strep nhóm B trong cơ thể. Vi khuẩn Strep thường sinh sống ở đường ruột, âm đạo, trực tràng.
Đối với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn Strep nhóm B có biểu hiện như nước tiểu đục, đau khi đi tiểu. Có thể nhầm lẫn như viêm đường tiết niệu. Cách để phòng tốt nhất nhiễm Strep thì cần vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày vùng kín cũng như sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý.
Các yếu tố gây ra nhiễm khuẩn âm đạo
Độ tuổi cũng là yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn âm đạo do thiếu hormone estrogen có thể làm mỏng thành âm đạo làm tăng nguy cơ.
Ví dụ như :Quan hệ tình dục, dụng cụ tránh thai, sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày,bệnh rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch, thai kỳ, tự thụt rửa âm đạo cũng như sử dụng thuốc đặt lâu ngày.
Ngoài ra còn có nguy cơ khác như mặc quần áo bó sát vì như vậy là tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
Biến chứng của nhiễm khuẩn âm đạo cần cẩn trọng
Nhiễm khuẩn âm đạo không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm cũng như kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm nhiễm vùng chậu
Là biểu hiện viêm nhiễm ngược dòng khi tình trạng viêm nhiễm để lâu ngày không điều trị tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dẫn đến viêm vùng chậu. Với viêm nhiễm vùng chậu là vùng phía trên sinh dục như viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng. Kèm theo đó có biểu hiện như đau bụng, đau lưng, thậm chí mệt mỏi, sốt, cơ thể khó chịu.
- Viêm nội mạc tử cung
Là một biến chứng nguy hiểm của nhiễm khuẩn âm đạo do tái lại nhiều lần hoặc kéo dài. Đặc biệt đối với những người có tiền sử nạo phá thai, có niêm mạc cổ tử cung mỏng dễ bị tổn thương.
Biểu hiện bệnh có thể gây ra như đau bụng, chảy máu âm đạo, sốt, đau vùng chậu. Có nguy cơ gây vô sinh, tạo ổ áp xe tử cung và nguy hiểm hơn nữa có thể sốc nhiễm trùng.
- Mắc cách bệnh truyền nhiễm khác
Một số các bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không lành mạnh như HIV/AIDS, lậu, giang mai, sùi mào gà ( gọi chung là bệnh xã hội ), từ mẹ sang con,..
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt vợ chồng
Các triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo khiến chị em thấy có mùi hôi tanh cũng như ngứa rát làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp, làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em.
Cũng như khi quan hệ chị em sẽ thấy ngại yêu, tự ti. Nếu tình trạng kéo dài như vậy sẽ làm ảnh hưởng ảnh đến hạnh phúc gia đình.
Chính vì vậy hãy nâng cao ý thức phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo từ những việc nhỏ nhất như vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tránh để vùng kín ẩm ướt và đặc biệt là sau mỗi lần quan hệ tình dục. Nếu đã có biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo thì hay đi thăm khám, xét nghiệm và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa tránh cũng như phòng ngừa biến chứng của nhiễm khuẩn âm đạo.
Cách điều trị bệnh nhiễm khuẩn âm đạo hiệu quả hiện nay
Để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo bạn nên đi thăm khám các bác sĩ sản phụ khoa ngay khi có triệu chứng bệnh. Bác sĩ sau thăm khám cũng như chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của bệnh nhân sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Một số các cách chữa nhiễm khuẩn ở âm đạo như:
1. Sử dụng thuốc chữa nhiễm khuẩn âm đạo
Điều trị bằng thuốc áp dụng cho trường hợp viêm nhẹ, mới có biểu hiện viêm.
Đơn thuốc có thể dạng uống như kháng sinh tiêu viêm, kháng khuẩn: Metronidazol, Itraconazole, Doxycyclin,...
Một số loại thuốc chữa nhiễm khuẩn âm đạo dạng đặt là dạng đặt trực tiếp thuốc vào âm đạo làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, rát,cũng như làm cân bằng độ pH trong âm đạo một số loại thuốc như Canesten, Neo tergynan, Polygynax,...
2. Dùng thuốc Đông y trị nhiễm khuẩn
Đối với điều trị viêm nhiễm âm đạo bằng phương pháp Đông y thì thường tập trung vào sát trùng, tiêu diệt những tác nhân gây bệnh ở tại vị trí bị nhiễm khuẩn. Bác sĩ sẽ tùy vào mức độ mà chỉ định dùng thuốc hay bằng ngâm hoặc có thể kết hợp cả hai để hiệu quả hơn trong việc điều trị.
Một số dược thảo được dùng nhiều trong điều trị như: cây trinh nữ hoàng cung, ngải cứu, lá trầu không, ích mẫu,...
Lưu ý khi sử dụng thuốc: Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Trong trường hợp sử dụng thuốc có những triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, phát ban… thì tạm ngưng sử dụng thuốc và tư vấn các bác sĩ điều trị.
Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn âm đạo
Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo sẽ xuất hiện cũng như tấn công bất cứ chị em nào nếu không biết cách chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì chị em lưu ý một số phương pháp sau như:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không tự ý thò tay thụt rửa phía trong âm đạo, như vậy là đồng thời đưa vi khuẩn có hại vào trong âm đạo của mình không sử dụng các dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục.
- Khi đến chu kỳ kinh nguyệt chị em nên thay băng vệ sinh 3 tiếng cho đến 4 tiếng/1 lần, sử dụng băng còn hạn sử dụng cũng như rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Nên mặc quần lót thoáng mát không quá bó hay chật. Đồ lót thì nên 3 tháng cho đến 4 tháng nên thay 1 lần như vậy đảm bảo tránh nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo.
- Chế độ ăn uống lành mạnh theo khoa học tránh đồ ăn dầu mỡ, đồ cay,… Tránh uống những đồ uống có chất kích thích như nước ngọt, đồ uống có cồn. Tích cực ăn hoa quả, rau xanh, tỏi, sữa chua,…
Nhiễm khuẩn âm đạo là một trong tình trạng khá phổ biến, bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như hôn nhân. Việc phòng ngừa bệnh viêm nhiễm âm đạo hết sức dễ dàng nên bạn cần quan tâm cũng như thực hiện ngay bây giờ. Khi bạn có các triệu chứng của nhiễm khuẩn ở âm đạo thì hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi ở phần khung chát hoặc qua số điện thoại 0243.9656.999 để tránh những biến chứng nghiêm trọng sau này.