Nhiễm nấm Candida : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay

October 19, 2022
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Nhiễm nấm Candida là một bệnh lý khá phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều bộ phận cơ thể, gây viêm nhiễm cục bộ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu nhiễm trùng nấm men sẽ giúp bạn tìm được cách điều trị nấm candida phù hợp, ngăn ngừa tái phát.

    Tổng quan về bệnh nhiễm nấm candida

    Nhiễm nấm Candida là bệnh lý nhiễm trùng nấm mẹ do vi nấm Candida Albicans gây ra. Loại nấm này thường tấn công và cư trú trên da, vùng miệng, đường tiêu hóa và đường sinh dục trên cơ thể người. Những bệnh lý do nhiễm trùng nấm candida gây ra thường gặp nhất bao gồm:

    • Bệnh tưa miệng: còn gọi là nhiễm trùng miệng do nấm men Candida albican. Nấm tấn công bề mặt quanh môi ẩm ướt, trong má, lưỡi và vòm miệng.
    • Viêm thực quản: Nhiễm trùng candida từ miệng lây lan sang thực quản và gây viêm thực quản.
    • Nấm candida ở da: Chủ yếu xảy ra ở vùng da hay ẩm ướt và ít thông thoáng như bàn tay người đeo găng tay thường xuyên, da quanh háng bẹn, nếp nhăn mông - ngực, vùng da gốc móng tay ở người tiếp xúc nhiều với nước.
    • Nấm candida toàn thân: vi nấm xâm nhập vào máu thông qua vị trí mở khí quản, vết thương phẫu thuật gây nhiễm trùng máu, ống thông khí. Từ đó gây nhiễm trùng lây lan toàn thân, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhẹ cân và người có hệ miễn dịch suy yếu.
    • Nấm đường sinh dục: Chủ yếu xảy ra ở âm đạo nữ giới và bao quy đầu nam giới. Nấm xâm nhập và lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn.

    Nguyên nhân nhiễm nấm Candida là do đâu ?

    Nấm candida thường chung sống hòa bình trong cơ thể người, được cách ly bởi hàng rào biểu bỉ, dịch tiêu hóa hay pH âm đạo…Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, nấm candida sẽ phá vỡ hàng rào và tấn công gây bệnh nhiễm nấm Candida.

    Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men bao gồm:

    • Dùng kháng sinh điều trị kéo dài.
    • Mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch: HIV-AIDs, ung thư, đái tháo đường…
    • Hóa trị liệu gây giảm bạch cầu hạt
    • Điều trị corticoid dài ngày (dexamethasone, prednisone…)
    • Vùng sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, không được thông thoáng tạo điều kiện nấm candida tấn công gây bệnh.

    Cách nhận biết nhiễm nấm candida theo từng vị trí

    Như đã chia sẻ, nấm candida có thể tấn công và gây bệnh ở nhiều khu vực trong cơ thể. Tùy vào vị trí nhiễm nấm mà các triệu chứng bệnh cũng sẽ khác nhau. Theo đó, dấu hiệu nhiễm nấm candida từng vị trí thường gặp bao gồm:

    1. Bệnh nấm candida ở da

    Nhiễm trùng nấm men gây các mảng trắng hay mảng đỏ trên da. Chúng thường gây sưng tấy, ngứa rát cục bộ, đôi khi còn có mụn mủ li to xung quanh.

    Triệu chứng nấm candida có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên da, thường tập trung ở các vùng kẽ, vùng da thường xuyên không được thông thoáng hay tiếp xúc với nước nhiều…

    2. Nhiễm nấm candida miệng - họng

    Nhiễm trùng nấm men ở miệng hay còn gọi là bệnh tưa miệng với những triệu chứng điển hình như là:

    • Xuất hiện nhiều mảng trắng rải rác trong vòm miệng, má, cổ họng. Các mảng trắng này được miêu tả là “sữa đặc” trong miệng.
    • Nếu cố gắng cạo hết lớp mảng trắng sẽ thấy lớp niêm mạc viêm đỏ, thậm chí bị chảy máu nhẹ.
    • Vùng da khóe miệng có thể bị đỏ ửng, nứt nẻ; nướu cũng có thể bị lở loét, xung quanh xuất hiện nhiều mảng đỏ và trắng.

    3. Bệnh nấm candida đường sinh dục

    Nhiễm nấm đường sinh dục rất thường gặp, nhất là ở phụ nữ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và khả năng sinh sản của người bệnh.

    • Nấm Candida ở nữ: Khi bị nấm âm đạo, các triệu chứng điển hình nhất là khí hư trắng đục và vón cục có mùi hôi, âm đạo tấy đỏ, nóng rát nhất là khi tiểu tiện; quan hệ khó chịu và đau rát.
    • Nấm Candida ở nam: Cảm giác đau rát, châm chích, ngứa ngáy ở đầu dương vật.

    4. Nhiễm nấm candida đường tiêu hóa

    Nhiễm nấm ở thực quản khiến việc nuốt đau đớn và khó khăn. Cụ thể:

    • Đau họng, nóng rát khi nuốt, khó nuốt.
    • Cảm giác vướng víu ở cổ họng.
    • Giảm vị giác, thậm chí mất vị giác khi ăn.
    • Có thể bị đau ngực hoặc đau khu vực phía sau xương ức.

    5. Nhiễm nấm candida xâm lấn

    Trường hợp nấm Candida không khu trú cục bộ mà tấn công vào máu, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và yếu tố nguy cơ cao. Đây là thể nhiễm trùng nặng cần điều trị ngay lập tức. Các khu vực xâm lấn nguy hiểm bao gồm não, máu, xương, tim…

    Một số triệu chứng nhiễm nấm xâm lấn thường gặp bao gồm:

    • Sốt cao, cơ thể lừ đừ, mệt mỏi.
    • Da nổi ban đỏ
    • Suy cơ quan, có biểu hiện dấu thần kinh như hôn mê, kích động, lơ mơ.
    • Bệnh nhân bị sốc và tử vong nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời.

    Bệnh nấm candida chữa thế nào?

    Nhiễm trùng nấm men có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe, thậm chí tính mạng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không chủ quan tự chẩn đoán và điều trị tại nhà dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cách điều trị bệnh nhiễm nấm candida như thế nào?

    Điều trị nấm candida ở miệng

    Để điều trị bệnh tưa miệng (nấm candida ở miệng), bác sĩ thường chỉ định thuốc trị nấm candida dạng bôi bao gồm nystatin, clotrimazole.

    • Trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định dung dịch thuốc nystatin đường uống và ngậm hoặc viên ngậm clotrimazole.
    • Trường hợp nhiễm nấm nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống nấm như fluconazole với liều lượng 1 lần/ ngày.

    Điều trị nấm candida ở thực quản

    Nhiễm nấm candida uống thuốc gì? Với trường hợp nhiễm trùng nấm men ở thực quản, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc trị nấm đường uống như fluconazole.

    Chữa trị nấm candida ở da

    Trường hợp bị nấm candida ở da, bác sĩ có thể xem xét chỉ định thuốc chống nấm dạng kem bôi ngoài da giúp điều trị nấm da hiệu quả.

    Lưu ý: Vùng da bị nấm cần được vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ khô thoáng và tránh để nứt nẻ.

    Cách chữa bệnh nhiễm nấm candida âm đạo

    Nấm âm đạo điều trị như thế nào? Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị nhằm tiêu diệt hoàn toàn tổ chức nấm, phục hồi niêm mạc và ngăn ngừa tái phát.

    Thuốc trị nấm dạng viên đặt âm đạo, thuốc đạn, kem bôi hay thuốc mỡ: Butoconazole, Clotrimazole, Nystatin, Tioconazole, Miconazole.

    Cách trị nấm candida dứt điểm với công nghệ ánh sáng sinh học tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Bên cạnh phác đồ điều trị nấm âm đạo bằng thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kết hợp công nghệ ánh sáng sinh học (sóng hồng ngoại, sóng ngắn…) giúp:

    • Tăng hiệu quả tiêu viêm, tiêu diệt nấm và loại bỏ triệu chứng bệnh mà không gây mất cân bằng pH âm đạo.
    • Bảo vệ khả năng sinh sản cho người bệnh.
    • Tăng khả năng chuyển hóa tế bào, kích thích sản sinh tế bào mới, làm lành nhanh các thương tổn do nấm gây ra.
    • Tăng cường tuần hoàn máu, phục hồi niêm mạc, giảm sưng đau hiệu quả.

    Sau điều trị, người bệnh còn được dùng thêm thuốc Đông y nhằm cân bằng nội tiết, tăng cường miễn dịch, thanh lọc giải độc, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục.

    Phải làm gì khi bị nhiễm nấm candida?

    Nhìn chung, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả nhiễm nấm candida bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, có lối sống lành mạnh và không lạm dụng thuốc kháng sinh. Cụ thể:

    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, sử dụng quần lót chất liệu thấm hút tốt và nên phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời.
    • Không thụt rửa âm đạo hay sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh vì dễ khiến nấm tấn công và gây bệnh nghiêm trọng hơn.
    • Không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men mà còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác.
    • Không lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm kéo dài.
    • Giữ gìn vệ sinh răng miệng; không nên hút thuốc lá.
    • Kiểm soát đường huyết tốt với những bệnh nhân bị tiểu đường.
    • Với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn phòng ngừa của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa bệnh lây lan.

    Nhiễm nấm Candida hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh thăm khám sớm và tuân thủ điều trị theo chỉ định bác sĩ. Mọi vấn đề thắc mắc người bệnh có thể liên hệ hotline 0243.9656.999 để được các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp chi tiết ngay hôm nay.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status