[ Giải Đáp ] Nhiễm nấm candida hậu môn có nguy hiểm không và chữa như nào hiệu quả

November 11, 2022
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Nhiễm nấm candida hậu môn là bệnh lý viêm nhiễm ở hậu môn khá phổ biến do chủng nấm men Candida gây ra. Khi hậu môn bị nhiễm nấm sẽ gặp phải nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày cũng những ảnh hưởng không nhỏ về sức khỏe. Vậy nấm hậu môn candida có nguyên nhân do đâu, triệu chứng nhận biết như thế nào và cách điều trị ra sao? cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.  

    Những nguyên nhân gây nhiễm nấm candida hậu môn

    Nấm candida hậu môn là hiện tượng nhiễm trùng do sự phát triển quá mức của nấm men Candida. Thông thường, nấm candida cư trú ở bề mặt da, những khu vực ẩm ướt như miệng, họng, đường tiêu hóa, hậu môn và đặc biệt là cơ quan sinh dục.

    Ở điều kiện bình thường, nấm candida sẽ ở trạng thái cân bằng với lợi khuẩn, nhưng khi gặp môi trường thuận lợi sẽ phát triển nhanh chóng và gây nhiễm trùng ở hậu môn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm hậu môn candida bao gồm:

    • Việc vệ sinh hậu môn chưa sạch sẽ, đúng cách khiến hậu môn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng để nấm cơ cơ hội sinh sôi gây bệnh.
    • Miễn dịch kém, thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá.
    • Lạm dụng kháng sinh hay điều trị corticoid lâu ngày.
    • Thói quen mặc đồ lót bó sát, chật chội.
    • Mắc các bệnh lý tiểu đường, HIV-AIDs, béo phì…

    Khi hậu môn nhiễm nấm candida có thể lây lan sang khu vực xung quanh nếu không được xử lý sớm. Tuy bệnh không lây truyền qua đường tình dục nhưng nếu có quan hệ qua đường hậu môn mà không có biện pháp bảo vệ thì vẫn có nguy cơ lây bệnh cao.

    Nhận biết triệu chứng nhiễm nấm candida hậu môn

    Triệu chứng, hình ảnh nhiễm nấm candida hậu môn như thế nào? Hậu môn bị nhiễm nấm cần được phát hiện và điều trị sớm để giảm nguy cơ lây lan nấm và những ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số triệu chứng hậu môn bị nhiễm nấm candida thường gặp bao gồm:

    • Hậu môn ngứa ngáy kéo dài, không có triệu chứng thuyên giảm.
    • Hậu môn và khu vực xung quanh có cảm giác nóng rát, khó chịu.
    • Hậu môn chảy dịch, ẩm ướt ngứa ngáy.
    • Vùng da hậu môn bị kích ứng, sưng đỏ.
    • Hậu môn đau nhức và chảy máu.

    Do vậy, nếu gặp các triệu chứng kể trên người bệnh nên sớm đi thăm khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân bệnh lý và được chỉ định điều trị hiệu quả ngay từ đầu.

    Nấm candida ở hậu môn điều trị như thế nào?

    Nhiễm nấm candida khiến hậu môn chảy dịch và ngứa ngáy, người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, phiền toái làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Không những vậy, khi nhiễm nấm candida ở hậu môn nếu không sớm điều trị sẽ lây lan sang vùng sinh dục và gây các bệnh viêm nhiễm nam khoa, viêm nhiễm phụ khoa. Vậy nhiễm nấm candida hậu môn điều trị thế nào?

    Cách điều trị nấm candida hậu môn hiệu quả nhất

    Phác đồ điều trị nấm candida ở hậu môn sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Với trường hợp nhiễm nấm nhẹ và trung bình, các bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh điều trị bằng thuốc không kê đơn bao gồm:

    • Miconazole (Monistat)
    • Clotrimazole (Canesten, Lotrimin)
    • Butoconazole (Mycelex, Butoconazole Nitrate)

    Với trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ xem xét kê đơn các loại thuốc đặc trị nấm mạnh hơn, cụ thể:

    • Nystatin (Mycostatin, Nystop)
    • Terconazole (Terazol)
    • Diflucan (Fluconazole)

    Nhiễm trùng nấm cục bộ có thể tiến triển thành nhiễm trùng toàn thân và nhanh chóng lây lan đến các cơ quan khác như tim, não. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể tiến hành điều trị với nhóm thuốc kháng nấm đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

    Khuyến nghị: Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ được bác sĩ điều trị trực tiếp chỉ định, dựa trên sức khỏe, mức độ bệnh của mỗi người. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

    Cách chữa nấm hậu môn candida tại nhà

    Ngoài việc tuân thủ điều trị nấm candida hậu môn theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể chủ động kiểm soát triệu chứng với các biện pháp dưới đây:

    Bổ sung lợi khuẩn probiotic :

    Probiotic đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của một số chủng nấm candida. Bên cạnh đó, cũng đã có nghiên cứu tìm ra được công dụng làm tăng hiệu quả của thuốc chống nấm truyền thống. Do vậy, người nhiễm nấm có thể bổ sung probiotic từ sữa chua, kim chi, kefir, kombucha…trong khẩu phần ăn hàng ngày.

    Dầu dừa hỗ trợ điều trị nấm :

    Dầu dừa vốn có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng chống lại sự phát triển quá mức nấm candida. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, axit lauric trong dầu dừa giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn bằng cách phá vỡ lớp màng tế bào của chúng.

    Cách thực hiện: Rửa sạch và lau khô hậu môn. Dùng tinh dầu dừa bôi trực tiếp vào vùng hậu môn bị nấm. Sau 30 phút thì rửa lại bằng nước sạch và đừng quên lau khô lại hậu môn.

    Chữa nấm candida với tỏi :

    Một nghiên cứu vào năm 2010 đã tiến hành so sánh công dụng chữa nấm âm đạo của kem bôi từ tỏi - húng tây và kem bôi clotrimazole. Kết quả cho thấy công dụng chữa nấm của hai loại kem này tương tự nhau.

    Cách thực hiện: Chuẩn bị 4-5 tép tỏi tươi, đem giã nhuyễn và hòa cùng cốc nước ấm. Lọc lấy phần nước ép và dùng để vệ sinh vùng nấm hàng ngày. Thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh.

    Xem thêm : [ Tìm Hiểu ] Nấm candida chết ở nhiệt độ bao nhiêu ?

    Tìm hiểu cách phòng ngừa nhiễm nấm candida hậu môn hiệu quả

    Để phòng ngừa bệnh nhiễm nấm candida ở hậu môn hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng do bệnh gây ra, người bệnh nên chủ động thực hiện một số lưu ý sau:

    • Luôn vệ sinh sạch sẽ hậu môn, vùng kín, đồng thời lau khô để tránh hậu môn bị ẩm ướt sau khi tắm, đi bơi, tập thể dục hay sau khi đi đại tiện.
    • Quan hệ tình dục lành mạnh, luôn sử dụng biện pháp phòng tránh, nhất là những người quan hệ qua đường hậu môn.
    • Mặc đồ lót thoải mái, chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt.
    • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là đồ lót.
    • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch cơ thể. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia thuốc lá…để tránh cơ thể bị thừa cân, béo phì.

    Khi nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa? Nếu các triệu chứng nhiễm nấm kéo dài quá vài tuần, việc điều trị không thuyên giảm thì người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ mạnh hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần liên hệ bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

    • Hậu môn chảy máu, tiết dịch bất thường.
    • Sốt cao, ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi.
    • Nhịp tim nhanh, thở gấp, tụt huyết áp…

    Nấm candida hậu môn không quá nguy hiểm và nếu được điều trị đúng cách sớm ngay từ đầu sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ngứa ngáy dữ dội gây phiền toái đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, điều trị hiệu quả.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status