[ Giải Đáp ] Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không và chữa như nào ?

September 8, 2023
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết chị em phụ nữ phải trải qua trong đời. Tuy nhiên, không ít người lo ngại, liệu tình trạng này có gì nguy hiểm đối với sức khỏe không? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, chị em hãy cùng theo dõi những chia sẻ của các chuyên gia đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thông qua bài viết sau đây.

    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì ?

    Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh chính là các đặc điểm bất thường liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới trong giai đoạn tiền mãn kinh như thời gian xuất hiện, lượng máu kinh, màu sắc của kinh nguyệt,…

    Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt không hề hiếm gặp ở phụ nữ sau 35 tuổi, tuy mang lại một số bất tiện đến đời sống sinh hoạt nhưng thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian mà không cần đến sự can thiệp của y khoa.

    Thông thường, sự suy giảm chức năng của tuyến yên, buồng trứng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới trung niên. Bên cạnh đó, một số trường hợp dù chưa đến tuổi mãn kinh nhưng đã xuất hiện dấu hiệu kinh nguyệt bị rối loạn thì hiện tượng này có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:

    • Chức năng buồng trứng suy giảm;
    • Nữ giới từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng;
    • Chị em từng có tiền sử bệnh ung thư và đã điều trị khỏi bằng hóa trị hoặc xạ trị; mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch,…
    • Những người nghiện thuốc lá hoặc các chất kích thích khác dẫn đến giảm nồng độ nội tiết tố nữ;
    • Phụ nữ mắc phải một vài vấn đề như lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung,… hoặc các bệnh lý liên quan đến chức năng của tuyến yên, tuyến giáp;
    • Tác dụng phụ của thuốc hoặc vòng tránh thai.

    Nữ giới tiền mãn kinh có những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

    Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường được biểu hiện bởi sự thay đổi về màu sắc, lượng máu kinh và độ dài chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể như sau:

    1. Máu kinh ra quá ít

    Chính sự biến đổi nồng độ hormone tiền mãn kinh làm ảnh hưởng tới sự bong ra của nội mạc tử cung, dẫn đến hiện tượng máu kinh ra ít hoặc không ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu kinh lúc này ít đến mức chỉ hình thành các đốm máu nhỏ, thậm chí không cần dùng đến băng vệ sinh.

    Hiện tượng này có thể xuất hiện khoảng 2 tuần một lần, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, chị em nên liên hệ với bác sĩ nếu tình trạng tiếp diễn quá lâu.

    2. Máu kinh nhiều bất thường

    Ở một số phụ nữ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể cao hơn so với progesterone, khiến cho nội mạc tử cung tích lại dày hơn và dẫn đến hiện tượng máu kinh tiết ra nhiều hơn bình thường.

    Chị em có thể nhận biết tình trạng này nếu máu kinh thấm đầy tampon hoặc làm tràn băng vệ sinh chỉ trong 1 giờ, đôi khi chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài hơn 7 ngày. Việc mất đo lượng máu quá nhiều có thể gây ra biến chứng thiếu máu, khiến nữ giới mệt mỏi.

    3. Kinh nguyệt màu đậm

    Thông thường, máu kinh có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, tuy nhiên khi gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể máu kinh trở thành màu nâu sẫm hoặc đen, đặc biệt ở cuối chu kỳ. Điều này chứng tỏ đây là lượng máu cũ còn tồn lưu lại từ chu kỳ kinh nguyệt trước đó.

    Nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh có thể phát hiện các đốm máu màu nâu hoặc xuất huyết vùng kín bất thường vào nhiều thời điểm khác nhau trong cùng một tháng. Đôi khi tình trạng này đi kèm hiện tượng huyết trắng vón cục như bã đậu, đặc và có mùi hôi khó chịu. Đây có thể dấu hiệu nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục nào đó, chị em nên đi khám và can thiệp điều trị kịp thời.

    4. Chu kỳ kinh không đều

    Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ nội tiết tố nữ sẽ có sự thay đổi, từ đó dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều, có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường.

    Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt bị rút ngắn là khi nồng độ hormone estrogen thấp hơn bình thường, niêm mạc tử cung trở nên mỏng hơn, lượng máu kinh sẽ ít hơn và kéo theo thời gian kinh nguyệt diễn ra cũng ngắn hơn bình thường.

    Ngược lại, một chu kỳ kinh nguyệt dài có thể kéo dài hơn 35 ngày. Hiện tượng này xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển quá dày và cần nhiều thời gian hơn để máu kinh có thể thoát hết ra khỏi cơ thể.

    5. Vô kinh

    Kinh nguyệt bị rối loạn ở thời kỳ tiền mãn kinh có thể gây nên sự dao động nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ và dẫn đến tình trạng các chu kỳ xuất hiện cách xa nhau đến vài tháng. Trong trường hợp sau 12 tháng chị em không có kinh nguyệt, đây chính là hiện tượng vô kinh.

    Tuy nhiên, nếu chị em nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt vẫn xuất hiện trong vài tháng thì lúc này sự rụng trứng vẫn đang diễn ra, cũng có nghĩa là người phụ nữ có thể mang thai. Do đó, nếu gặp tình trạng vô kinh trong 2 hoặc 3 tháng liên tiếp, chị em hãy tới cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm thai kỳ bởi việc này có thể giúp phát hiện ra tình trạng kinh nguyệt rối loạn tiền mãn kinh.

    Tác hại của rối loạn kinh nguyệt đối với phụ nữ tiền mãn kinh

    Hiện nay, không ít chị em bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh băn khoăn không biết liệu tình trạng này có nguy hiểm hay không. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, kinh nguyệt là một trong các dấu hiệu gián tiếp thể hiện rằng các cơ quan sinh sản đang hoạt động bình thường.

    Vì vậy, nếu xảy ra bất kỳ hiện tượng nào báo hiệu tình trạng rối loạn kinh nguyệt đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ, trong đó phải để đến các tác hại sau đây:

    1. Thiếu máu trầm trọng

    Nếu để mặc tình trạng rong kinh, cường kinh tiếp diễn lâu ngày có thể khiến một lượng máu lớn hao hụt đi, dẫn đến phụ nữ bị thiếu máu cấp tính với các biểu hiện như da xanh tái, kiệt sức, choáng váng, tim đập nhanh, thở gấp,… Nghiêm trọng hơn, khi thiếu máu diễn biến thành mãn tính có thể đe dọa tới tính mạng nữ giới.

    2. Mắc bệnh phụ khoa

    Chu kỳ hành kinh kéo dài không những gây nhiều phiền toái khi hoạt động và làm việc hàng ngày mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng dễ dàng tấn công vùng kín và gây ra các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng…

    3. Chất lượng tình dục giảm sút

    Rối loạn kinh nguyệt khiến máu kinh ra nhiều, thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý phái nữ, khiến chị em tự ti, mặc cảm, lâu dần sẽ giảm hứng thú với chuyện quan hệ tình dục.

    4. Lão hóa nhanh

    Hai loại hormone estrogen và progesterone đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng hormone sẽ tác động xấu đến nhan sắc chị em, khiến da thô sạm, rụng tóc, tâm trạng dễ cáu gắt…

    5. Cảnh báo nguy cơ ung thư

    Không ít trường hợp rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng điển hình của u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Các bệnh này nếu không được thăm khám sớm và can thiệp chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng khôn lường đe dọa tính mạng của chị em phụ nữ, đó là diễn tiến thành ung thư ác tính tại các bộ phận như cổ tử cung, buồng trứng, nội mạc tử cung…

    Khi phát hiện các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, nữ giới tiền mãn kinh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra nhằm tìm ra kết quả chính xác, rà soát sớm nguy cơ kinh nguyệt bị rối loạn có phải do bệnh lý ác tính gây ra hay không, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

    Phụ nữ tiền mãn kinh bị rối loạn kinh nguyệt nên đi khám ở đâu ?

    Khi các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh xuất hiện và gây ra tác động xấu đến sức khỏe, chị em nên tìm tới các cơ sở chuyên khoa đáng tin cậy để được bác sĩ thăm khám kỹ càng và tư vấn phương án điều trị thích hợp.

    Với mong muốn được chia sẻ cùng chị em phụ nữ nỗi lo lắng để vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh và giải quyết rối loạn kinh nguyệt một cách hiệu quả, nhẹ nhàng, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chính là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn điều trị đối với tình trạng này.

    Không chỉ sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, trình độ cao, tận tình, thấu hiểu tâm lý người bệnh, Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng còn vô cùng chú trọng đầu tư về điều kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến vượt trội nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt một các chính xác cũng như giúp người bệnh tiết kiệm đáng kể thời gian thăm khám.

    Trên đây là thông tin tổng quan về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh mà các chuyên gia muốn gửi tới những chị em phụ nữ đang gặp phải vấn đề này. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999 để được giải đáp.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status