[ Review ] 5+ thuốc trị nấm Candida miệng mang hiệu quả cao và tốt hiện nay
Sử dụng thuốc trị nấm candida miệng là phương pháp điều trị nấm miệng được nhiều người áp dụng hiện nay. Nấm miệng có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ, dễ phát hiện nhưng nếu không điều trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt người bệnh. Dưới đây là bật mí về 5 loại thuốc trị nấm miệng candida hiệu quả, an toàn được nhiều người tin chọn hiện nay.
Tổng hợp các loại thuốc trị nấm candida miệng hiệu quả hiện nay
Bệnh nấm miệng là bệnh lý răng miệng thường gặp, là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi, họng, thực quản bị nấm men Candida Albicans gây ra. Bệnh nấm miệng có thể điều trị hiệu quả với thuốc kháng nấm, với từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp nhất. Một số loại thuốc trị nấm candida miệng thường được chỉ định bao gồm:
1. Thuốc điều trị nấm candida miệng - Nystatin
Nystatin là loại thuốc kháng nấm được kê đơn phổ biến nhất, có thể trị nấm miệng cho cả trẻ em và người lớn.
Công dụng
- Nystatin bản chất là một polyene - dạng kháng sinh chống nấm có chiết xuất dịch nuôi cấy chủng nấm Streptomyces noursei. Dạng kháng nấm có khả năng liên kết với các sterol màng tế bào nấm, tác động làm biến đổi chức năng của màng. Từ đó các thành phần tế bào cơ bản bị cạn kiệt khiến nấm candida bị suy yếu và dần chết đi.
- Nystatin có tác dụng tốt nhất trên nấm men Candida Albicans. Tuy nhiên, thuốc không có hiệu quả trị vi khuẩn, virus hay các động vật nguyên sinh.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng cho người quá mẫn cảm với thành phần thuốc.
- Chỉ sử dụng trị nấm tại chỗ, không áp dụng cho trường hợp nhiễm nấm toàn thân.
- Không khuyến cáo cho phụ nữ có thai, cần thận trọng khi dùng cho người đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Hiếm gặp, chủ yếu là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn-buồn nôn, tiêu chảy, đặc biệt là khi sử dụng quá liều hoặc liều cao.
2. Thuốc trị nấm miệng candida - Miconazol
Miconazol là thuốc trị nấm candida miệng tại chỗ dạng bôi. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh do nấm như nấm da, nấm âm đạo, nấm đường tiêu hóa…do nấm candida gây ra.
Trong trường hợp nhiễm nấm candida miệng và đường tiêu hóa, điều trị bằng thuốc uống sẽ cho hiệu quả điều cao hơn.
Công dụng:
- Ức chế enzyme khi tham gia tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm.
- Tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh nấm da, nấm miệng, nấm niêm mạc…hiệu quả.
- Thuốc ở dạng tiêm truyền còn có thể được chỉ định điều trị nấm toàn thân, nấm màng não nặng.
Chống chỉ định:
- Những người mẫn cảm với bảng thành phần của thuốc.
- Phụ nữ đang cho con bú và đang mang thai.
3. Thuốc trị nấm candida ở miệng - Clotrimazol
Là loại thuốc chữa nấm candida miệng tại chỗ thuộc nhóm imidazol.
Công dụng:
Thuốc chống nấm tổng hợp, điều trị các trường hợp nấm trên da.
Clotrimazol liên kết với các phospholipid ở màng tế nào nấm, tác động và làm thay đổi tính thấm của màng, từ đó làm mất các chất thiết yếu nội bào và tiêu hủy tế bào nấm.
Chống chỉ định:
- Những người mẫn cảm với bảng thành phần của thuốc.
- Người bị nhiễm nấm toàn thân.
- Trẻ em dưới 3 tuổi vì chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và an toàn của thuốc đối với nhóm đối tượng này.
Lưu ý: Thuốc phải điều trị đúng và đủ liều lượng mặc dù có thể triệu chứng đã thuyên giảm. Nếu sau 4 tuần sử dụng thuốc mà bệnh không đỡ thì nên đi khám để có phác đồ điều trị tốt hơn.
4. Thuốc điều trị nấm candida ở miệng - Amphotericin B
Amphotericin B là thuốc trị nấm candida miệng có tác dụng mạnh, có thể dùng đường uống, đường bôi hay tiêm tĩnh mạch tại chỗ.
Công dụng:
- Tiêu diệt nấm, vi khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa tái phát
- Sử dụng điều trị tại chỗ với trường hợp nấm miệng, nấm lưỡi bản đồ nặng.
- Ngoài ra, thuốc còn được dùng điều trị nấm toàn thân nghiêm trọng.
- Một số trường hợp nấm âm đạo, nấm hậu môn có thể được chỉ định điều trị bằng loại thuốc này.
Chống chỉ định:
- Những người dị ứng và mẫn cảm với các thành phần của thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
- Người bị rối loạn chức năng gan, suy gan thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng.
- Phụ nữ cho con bú và mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
5. Thuốc điều trị nấm lưỡi ở người lớn - Acidophilus
Nếu bạn bị nấm miệng nhưng sức khỏe hoàn toàn bình thường thì có thể tham khảo viên nang uống acidophilus hoặc chất lỏng để loại bỏ nhiễm trùng.
Công dụng:
- Bản chất acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng có khả năng khôi phục hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
- Thuốc giúp ngăn chặn các nhóm vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng như eczema (viêm da dị ứng), trị mụn đồng thời giúp tăng cường miễn dịch.
Chống chỉ định:
- Trẻ em nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng dụng bao gồm táo bón, đầy hơi, khát nước…
- Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng như ngứa, phát ban, sưng lưỡi, khó thở…cần ngưng thuốc và nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
Khi sử dụng thuốc trị nấm candida miệng cần lưu ý điều gì?
Các loại thuốc trị nấm candida miệng hầu hết đều chứa thành phần kháng sinh và giảm đau trong liều lượng cho phép. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì vậy mà lạm dụng thuốc hay dùng thuốc kéo dài. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Chỉ dùng thuốc theo đúng loại, đúng liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự giảm, tăng liều hay sử dụng kéo dài vì có thể gây biến chứng nguy hại với sức khỏe người bệnh.
- Không đột ngột bỏ thuốc và uống thuốc vì rất dễ gây tình trạng lờn thuốc, từ đó khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Không sử dụng đơn thuốc của người khác vì mỗi người sẽ có tình trạng bệnh khác nhau. Việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, thuốc bôi trị nấm tại nhà mà chưa qua thăm khám, chỉ định của bác sĩ.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp.
- Trước khi sử dụng cần kiểm tra đúng loại thuốc chưa, còn hạn sử dụng hay không. Nếu có hiện tượng đổi màu, bị oxy hóa hay nấm mốc thì tuyệt đối không được sử dụng nữa.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc, nếu xuất hiện các phản ứng bất thường tì nên đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa nấm candida miệng hiệu quả
Bệnh nấm miệng có thể điều trị dứt điểm và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do việc chăm sóc răng miệng chưa tốt. Do đó để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và nhiễm nấm miệng, bạn nên:
Chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để không gây tổn thương răng nướu…
- Súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày để phòng ngừa nấm candida phát triển mạnh.
- Tránh lạm dụng thuốc xịt thơm miệng.
Có chế độ dinh dưỡng khoa học
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin (nhóm B, C) và khoáng chất để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng đường lớn (bánh ngọt, kẹo bánh, socola), thực phẩm giàu tinh bột (mì, bánh mì, khoai tây…). chất men (rượu, bia,...) vì chúng có thể làm gia tăng sự phát triển nấm men.
Khám nha khoa định kỳ
- Thường xuyên khám sức khỏe răng miệng, nhất là những người đeo răng giả, niềng răng vì có nguy cơ nhiễm nấm miệng cao hơn bình thường.
- Khi nhận thấy các triệu chứng nấm miệng như xuất hiện các mảng bám trắng trên lưỡi, đau khi ăn và nuốt, sưng nướu…bạn cần nhanh chóng đi khám chuyên khoa để được kiểm tra và chỉ định loại thuốc trị nấm miệng candida phù hợp nhất.
Trên đây là bật mí về 5 loại thuốc trị nấm candida miệng được đánh giá hiệu quả, an toàn và thường được bác sĩ kê đơn hiện nay. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích giúp người bệnh chủ động hơn trong việc đi khám, điều trị đúng loại thuốc để nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu của bệnh.