Tiểu buốt ra máu không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong mỗi lần đi tiểu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này do đâu, biến chứng và cách phòng tránh như thế nào? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu nhé!
Tiểu buốt ra máu là gì ?
Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đau buốt, khó chịu khi đi tiểu. Xuất hiện cảm giác giống như bị kim châm ở người bệnh, và khiến cho họ không dám đi tiểu mạnh. Bên cạnh đó nước tiểu sẽ bị ngắt quãng và nhỏ giọt. Hơn nữa trong nước tiểu của người bệnh sẽ có chứa hồng cầu.
Tiểu buốt ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, việc phụ nữ bị tiểu buốt ra máu có thể nguyên nhân là do mô bị viêm nhạy cảm và gây ra cảm giác nóng rát khi nước tiểu đi qua nó.
Tiểu buốt ra máu nếu không được chữa trị và điều trị kịp thời sẽ xuất hiện dấu hiệu ra máu với các biến chứng đặc biệt nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt ra máu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đái buốt ra máu, có thể là do nguyên nhân bệnh lý, cũng có thể là nguyên nhân sinh lý gây ra. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh có thể nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:
1. Nguyên nhân sinh lý
Khi vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo sẽ là cơ hội để vi khuẩn phát triển gây bệnh ở vùng kín cũng như các cơ quan khác như: niệu đạo, bệnh viêm phụ khoa, viêm nam khoa.
Bên cạnh đó lạm dụng sử dụng các loại thuốc tránh thai cũng như thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ khiến cho môi trường âm đạo thay đổi, dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân gây đái buốt ra máu ở nữ.
Một số người để cơ thể bị nóng do có thói quen ăn ít rau xanh và uống ít nước hay hoa quả và các thực phẩm có chất xơ hay thường xuyên ăn đồ ăn cay, nóng sẽ khiến cho cơ thể bị nóng, đi tiểu sẽ buốt và nước tiểu có màu vàng, khai, nồng…
2. Do mắc phải bệnh lý
Khi bị tiểu buốt ra máu có thể đến từ các bệnh lý ở vùng kín như là
Viêm nhiễm vùng kín:
Nữ giới khi bị viêm âm đạo, chị em không chỉ có hiện tượng ngứa vùng kín, đau rát khi quan hệ, dịch có mùi hôi mà khi đi tiểu cũng sẽ gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu và có mùi.
Nam giới khi bị viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo, dương vật, tinh hoàn… cũng gây ra tình trạng ngứa, chảy máu đi tiểu buốt sau khi quan hệ, có dịch mủ và mùi hôi.
Người bị viêm bàng quang:
Người bệnh sẽ có các triệu chứng như đi tiểu buốt ra máu, nước tiểu vàng đục khi bị viêm bàng quang. Nguyên nhân của bệnh lý này là do vi khuẩn E.coli.
Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Đa phần nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ra máu ở nam giới và nữ giới là do nhiễm trùng đường tiết niệu khiến người bệnh sẽ luôn có cảm giác buồn tiểu kèm theo hiện tượng đau lưng và đau bụng.
Người bị viêm thận, viêm bể thận:
Khi bị viêm bể thận hay viêm thận thì người bệnh sẽ có hiện tượng đi tiểu rát, buốt kèm theo đó là đau lưng đi tiểu ra máu, tiểu nhiều lần, …
Bệnh viêm nội mạc tử cung:
Viêm nhiễm ở nội mạc tử cung sẽ gây hiện tượng đi tiểu buốt, rát, tiểu nhiều lần ở nữ giới do bệnh lý đã ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu.
Bị sỏi thận hoặc soi bàng quang:
Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang đều là nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể. Sỏi được hình thành và lớn dần lên trong thận hoặc bàng quang. Đến khi sỏi đi ra theo đường nước tiểu hoặc gây tắc nghẽn quá trình đi tiểu, gây nên những cơn đau quặn thắt.
Phì đại tuyến tiền liệt:
Tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ chèn ép vào niệu đạo và gây cản trở một phần dòng chảy của nước tiểu. Do đó người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu, buồn tiểu, đi tiểu liên tục, kèm theo máu.
Bệnh nhân ung thư:
Người bị ung thư, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt… sẽ có dấu hiệu tiểu buốt ra máu.
Rối loạn di truyền:
Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, mắc hội chứng Alport đều có thể gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu đại thể hoặc tiểu máu vi thể.
Tập luyện và vận động mạnh:
Một hiện tượng hiếm gặp đó là khi tập luyện với cường độ nặng có thể gây mất nước, chấn thương bàng quang hoặc phát triển các tế bào hồng cầu trong quá trình tập luyện đã gây ra tình trạng tiểu ra máu, tiểu buốt.
Đi tiểu buốt ra máu có phải mang thai không? Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định dấu hiệu mang thai là tình trạng tiểu buốt ra máu, do đó bà bầu khi nhận thấy hiện tượng này, đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn điều trị đồng thời biết cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà hiệu quả.
Người nào dễ bị tiểu buốt ra máu
Tiểu buốt, tiểu ra máu có thể xảy ra ở hầu hết tất cả mọi người. Theo như thống kê của ngành y tế, những người thuộc nhóm đối tượng sau đây, dễ mắc phải tình trạng này như là:
- Người cao tuổi, nam giới có độ tuổi trên 50 có tỷ lệ bị tiểu ra máu cao hơn so với độ tuổi khác, nguyên nhân được cho là do tuyến tiền liệt phì đại.
- Người mắc bệnh thận dễ bị tình trạng tiểu ra máu hơn người bình thường.
- Gia đình có người từng bị bệnh lý thận hoặc sỏi thận thì khả năng sẽ di truyền sàn người trẻ tuổi trong gia đình cũng bị tiểu buốt, tiểu ra máu.
- Sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống viêm, giảm đau không steroid và kháng sinh penicillin được biết tới với nguy cơ xuất hiện tiểu buốt, tiểu ra máu.
Nếu như nhận thấy hiện tượng tiểu buốt ra máu lâu ngày không khỏi, người bệnh nên chủ động đến các phòng khám chuyên khoa uy tín để nghe tư vấn và tìm ra phương hướng điều trị từ bác sĩ chuyện khoa.
Không nên để lâu ngày vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những địa chỉ điều trị chứng tiểu buốt tiểu ra máu và các bệnh lý liên quan đến vùng kín, đường tiết niệu mà người bệnh có thể tham khảo đó là phòng khám đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại số 193C1, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khác nhau mà cách chữa tiểu buốt ra máu khác nhau. Do đó nếu người bệnh nhận thấy bản thân có tình trạng này nên chủ động đến phòng khám chuyên khoa để được điều trị dứt điểm. Chớ nên tự ý mua thuốc chữa tiểu buốt ra máu để dùng tại nhà vì có thể khiến bệnh không khỏi mà còn trầm trọng hơn. Người bệnh nên chủ động hỏi y kiến bác sĩ xem bị tiểu buốt ra máu thì uống thuốc gì, liều lượng như thế nào, chế độ ăn uống sinh hoạt ra làm sao, nếu như muốn điều trị tại nhà bằng thuốc.
Hay tự ý áp dụng các cách chữa tiểu ra máu tại nhà mà chưa được sự phê chuẩn của các bác sĩ chuyên khoa, vì điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh.
Làm gì để ngăn ngừa tiểu buốt ra máu hiệu quả?
Tiểu buốt ra máu là hiện tượng, triệu chứng bệnh lý gây khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn cả tâm sinh lý người bệnh, là điều mà không ai mong muốn mắc phải, do đó để ngăn ngừa tình trạng tiểu ra máu, tiểu buốt cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Không nên có tâm lý chủ quan và tự điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian khi bị tiểu ra máu mà cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Nếu bị sỏi thận hay sỏi đường tiết niệu thì phải thường xuyên khám và tầm soát nhiễm trùng để được can thiệp lấy sỏi để tránh tình trạng tiểu buốt, tiểu ra máu.
- Duy trì uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thận được bài tiết nước tiểu, hạn chế được việc lây nhiễm ngược dòng lên thận gây ra hiện tượng viêm bể thận.
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu và cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh để hạn chế vi khuẩn có thể xâm nhập.
- Nữ giới cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình sinh nở để tránh vi khuẩn di chuyển từ hậu môn lên niệu đạo.
- Sử dụng chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, không mặc quần bó sát
- Có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng để tăng đề kháng cho cơ thể và tăng mức độ axit trong nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại.
Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về hiện tượng tiểu buốt ra máu cũng như nắm được những nguy cơ và các biện pháp phòng tránh hiện tượng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999 để nghe giải đáp từ chuyên gia.