[ Giải Đáp ] Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì ? 5 loại thuốc bạn k nên bỏ qua

February 19, 2022
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì, các loại thuốc chữa tiểu buốt ra máu hiệu quả luôn là thắc mắc của nhiều người bệnh khi gặp phải tình trạng này. Việc dùng thuốc chữa tiểu buốt ra máu sẽ giúp cải thiện triệu chứng thậm chí chấm dứt triệu chứng khó chịu này. Dưới đây là một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo khi bị tiểu buốt ra máu.

    Nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu là do đâu ?

    Để được giải đáp thắc mắc tiểu buốt ra máu uống thuốc gì trước hết bạn cần xác định được nguyên nhân gây tiểu buốt ra máu là do đâu, từ đó mới có loại thuốc hiệu quả và phù hợp.

    Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt và ra máu trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân do sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó nguyên nhân sinh lý thường không phải sử dụng thuốc bao gồm vệ sinh vùng kín không sạch, ăn uống không khoa học, uống nhiều nước…

    Tuy nhiên, tình trạng này không loại trừ nguyên nhân do mắc các bệnh lý ở đường tiết niệu như:

    • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nguyên nhân là do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.Coli tấn công vào niệu đạo di chuyển lên bàng quang và thận. Căn bệnh này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Chị em sẽ thấy có những dấu hiệu khác như tiểu buốt ra máu, tiểu nhiều, đau lưng, nước tiểu có mùi khai nồng….
    • Sỏi thận, sỏi bàng quang: Sự xuất hiện các tinh thể sỏi ở thận và bàng quang khiến sỏi trong nước tiểu lâu ngày đọng lại. Sau một thời gian các triệu chứng này sẽ gây tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ngắt quãng, khó tiểu…
    • Phì đại tuyến tiền liệt: Nguyên nhân là do các tuyến tiền liệt gia tăng kích thước và chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng chảy của nước tiểu. Căn bệnh này thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên, ngoài dấu hiệu tiểu buốt ra máu bạn còn thấy có những dấu hiệu như tiểu khó, tiểu nhiều lần…
    • Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt cũng có thể gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến niệu đạo khiến nam giới gặp phải những dấu hiệu khó chịu khi đi tiểu, trong đó điển hình là tiểu buốt, tiểu ra máu, đi tiểu không hết…

    Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chữa tiểu buốt ra máu còn tương ứng với các triệu chứng mà bạn gặp phải.

    Bị đi tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả ?

    Có rất nhiều loại thuốc chữa tiểu buốt ra máu giúp bạn giải đáp tiểu buốt ra máu uống thuốc gì. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được thăm khám và chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa, nam giới không tự ý mua thuốc về sử dụng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

    Những loại thuốc dưới đây chỉ nên tham khảo, không nên tự ý sử dụng:

    1. Các loại thuốc Tây y

    Thuốc Tây y được nhiều người sử dụng và đánh giá cao vì hiệu quả nhanh, đơn giản, chi phí không cao. Mỗi nguyên nhân sẽ có 1 loại thuốc đặc trị riêng:

    Các loại thuốc dùng với trường hợp bị sỏi: Thường được chỉ định với những trường hợp bị sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang:

    • Thuốc Cephalosporin: Ceftazidime, Cefotaxime,…
    • Thuốc kháng sinh: Quinolon (Ofloxacin,Ciprofloxacin,…)
    • Thuốc cầm máu: Dạng tiêm hoặc dạng uống như Tranexamic acid

    Các loại thuốc được sử dụng do tổn thương, chấn thương như chấn thương thận hoặc chấn thương niệu đạo:

    • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid
    • Thuốc giảm đau: Paracetamol, No – spa, Meteospasmyl
    • Thuốc kháng sinh: nhóm Quinolon hoặc nhóm Cephalosporin

    Ngoài ra, với những trường hợp do lao phổi có thể sử dụng thêm các loại thuốc Streptomycin, Ethambutol, Rifamycin, Rimifon, Pyrazinamide. Nếu bạn có dấu hiệu bị tiểu ra máu nhiều, do thiếu máu có thể được sử dụng thêm thuốc cầm máu nhóm Tranexamic acid.

    2. Các loại thuốc Đông y

    Nếu bạn đang thắc mắc tiểu buốt ra máu uống thuốc gì có thể tham khảo các loại thuốc Đông y để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc Đông y cũng cần có sự kê đơn hoặc chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về uống.

    Bài thuốc số 1:

    Nguyên liệu gồm có:

    • Đỗ đen: 15g
    • Sả: 15g
    • Rễ cỏ tranh: 15g
    • Bông mã đề: 15g
    • Râu ngô: 15g

    Cách thực hiện: Tất cả những nguyên liệu này đem chắc lấy nước và chia ra mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

    Bài thuốc số 2 :

    Nguyên liệu gồm có:

    • Rau má: 14g
    • Râu ngô: 14g
    • Rễ cỏ tranh: 14g
    • Bồ công anh: 14g
    • Mía đỏ: 14g
    • Mã đề: 14g
    • Cam thảo dây: 14g

    Cách thực hiện: Tất cả những nguyên liệu này đem chắc lấy nước và chia ra mỗi ngày uống từ 3 lần.

    Bài thuốc số 3 :

    Nguyên liệu gồm có: Vảy rồng, hoa kim ngân

    Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc thuốc với 1 lượng nước nhỏ và uống trong nhiều ngày.

    Bài thuốc số 4 :

    Nguyên liệu gồm có:

    • Cây seo gà 30g
    • Nước vo gạo (lấy nước vo lần 2)

    Cách thực hiện: Rửa sạch nước cây seo gà sau đó cho vào nước vo gạo đến khi hỗn hợp nước này cô đặc chỉ còn 200ml nước, để hiệu quả cần duy trì uống liên tục 20 ngày, mỗi ngày nên uống 2 lần.

    Lưu ý: Những bài thuốc này thường có tác dụng chậm nhưng hiệu quả lâu dài.

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Quan hệ xong đi tiểu buốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì ? Nguy hiểm không ?

    Khi dùng thuốc chữa tiểu buốt ra máu cần chú ý gì?

    Cho dù tiểu buốt ra máu uống thuốc gì khi sử dụng để đảm bảo an toàn bạn cần chú ý đến những lưu ý và chú ý sau đây:

    • Nên uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất mỗi ngày nên uống khoảng 2 lít nước với người trưởng thành
    • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
    • Nên tránh xa những loại đồ uống hoặc thực phẩm có chứa chát kích thích như: rượu, bia, cà phê, những loại thực phẩm có nhiều muối và dầu mỡ.
    • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường ăn nhiều rau quả để bổ sung vitamin và giúp nâng cao hệ miễn dịch
    • Sử dụng các loại đồ lót được làm bằng chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi để hạn chế viêm nhiễm
    • Không nên nhịn tiểu vì có thể gây ứ đọng nước tiểu tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển
    • Nữ giới cần chú ý vệ sinh từ trước ra sau, giữ cơ thể sạch sẽ khi đến ngày.
    • Không tự ý thay đổi liều dùng hoặc các loại thuốc mà các bác sĩ đã chỉ định
    • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy có những dấu hiệu bất thường nên thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa điều trị càng sớm càng tốt.
    • Tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc, không uống thuốc bừa bãi, uống thuốc kể cả khi các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.
    • Kết hợp điều trị bệnh với kết hợp luyện tập thể thao, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai.

    Trên đây là một số loại thuốc giúp bạn giải đáp tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả. Tuy nhiên, những loại thuốc này không được tự ý sử dụng, cần có sự tư vấn ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu bạn cần được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn có thể liên hệ tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng qua số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Lê Thị Nhài

    Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Lê Thị Nhài hiện đang là một trong những bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa được nhiều bệnh nhân biết đến và tin tưởng lựa chọn. Bác sĩ là một trong những tấm gương tiêu biểu, có chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp, uy tín đứng đầu tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    Bác sĩ Lê Thị Nhài đã có nhiều thành tích tốt trong công tác về tuyên truyền, thăm khám, điều trị các bệnh ở chị em phụ nữ:

    • 3 lần được bằng khen của bộ Y Tế cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh.
    • Có huy chương về sự nghiệp dân số trong thời gian làm việc cho cộng đồng.
    • Bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc nhất tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
    • Top 10 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi nhất khu vực miền Bắc.
    • Top 5 bác sĩ Sản phụ khoa xuất sắc tại Hà Nội.
    • Bác sĩ xuất sắc về áp dụng phương pháp RFA trong điều trị viêm lộ tuyến.

    Sở trường chuyên môn của bác sĩ CKI Lê Thị Nhài

    • Tư vấn và điều trị các bệnh về sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
    • Thực hiện thẩm mỹ vùng kín theo kỹ thuật hiện đại.
    • Tư vấn, thăm khám và điều trị các bệnh xã hội ở nữ giới.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status