Tiểu buốt, tiểu rắt có thể là triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu thường gặp ở mọi đối tượng. Theo thống kê, tần suất bị tiểu buốt, tiểu rắt ở nữ giới cao hơn so với nam giới vì nhiều lý do khác nhau. Tiểu buốt không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lậu.
Tiểu buốt, tiểu rắt là gì?
Tiểu buốt, tiểu rắt (đái buốt, đái rắt) là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, ngay cả ban đêm, cảm giác như không kiểm soát được. Tuy nhiên, mỗi lần đi tiểu, lượng nước tiểu rất ít.
Triệu chứng đi kèm tiểu buốt:
- Cảm giác đau buốt khi đi tiểu và sau khi đi tiểu
- Tiểu ra mủ, thậm chí tiểu ra máu
- Đang đi tiểu thấy đau buốt và đột ngột tắt tia nước tiểu
- Đau bụng dưới, nếu nguyên nhân do viêm bàng quang có thể bị sốt 38 - 40 độ
- Giảm ham muốn tình dục
Tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt rất phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, trong mọi độ tuổi. Nếu không sớm chữa trị có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày thậm chí nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân bị tiểu buốt, tiểu rắt là do đâu?
Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính như sau:
Nguyên nhân sinh lý
Nếu tiểu buốt tiểu rắt do nguyên nhân sinh lý thường không quá nguy hiểm. Đa số tình trạng này có thể tự hết mà không cần điều trị.
- Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với nhiều bạn tình, thô bạo, không sử dụng các biện pháp an toàn, gây tổn thương bộ phận sinh dục sau đó lây lan sang đường tiểu (niệu đạo, bàng quang), biểu hiện ban đầu là tiểu rắt.
- Thói quen sinh hoạt chưa khoa học: do thói quen nhịn tiểu, thụt rửa âm đạo, làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Dẫn đến đi tiểu rắt, tiểu buốt.
- Do dị ứng: bị kích ứng với những chất tẩy rửa, xà phòng, giấy vệ sinh, băng vệ sinh không đảm bảo chất lượng gây tổn thương âm đạo, tổn thương vùng kín
- Do mang thai: khi bào thai phát triển trong tử cung ít nhiều cũng gây ra ảnh hưởng đến niệu đạo và bàng quang
Nguyên nhân bệnh lý – Triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng
Tiểu buốt tiểu rắt rất có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nhất là những bệnh ở hệ tiết niệu. Do đó nếu thấy những dấu hiệu kèm theo dưới đây bạn nên sớm đi khám.
1. Viêm đường tiết niệu:
Theo thống kê, đến hơn 70% tiểu rát buốt nguyên nhân do viêm đường tiết niệu. Sau khi giải phẫu đường niệu đạo ở nữ giới và nam giới thấy: đường niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo nằm gần hậu môn hơn khiến một số chủng vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và sinh sôi, gây nên nhiễm trùng đường niệu đạo.
Các triệu chứng hay gặp khi bị nhiễm đường tiết niệu:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Nước tiểu có màu bất thường, có mùi lạ, đôi khi còn có mủ
- Đau bụng dưới, đau hơn khi quan hệ
2. Viêm bàng quang:
Đây cũng là một nguyên nhân gây tiểu rắt, thường gặp ở những trường hợp quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ đúng cách, sử dụng thuốc tránh thai,... Bệnh nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây lây lan ra các vùng khác như tử cung, âm đạo hay niệu đạo.
Các dấu hiệu nhận biết:
- Đi tiểu nhiều lần mà vẫn luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu thấy đau buốt
- Nước tiểu có màu lạ, mùi khó chịu, đôi khi có xuất hiện máu hay mủ
- Đau bụng dưới, có thể bị sốt nhẹ
3. Viêm âm đạo:
Là tình trạng môi trường âm đạo mất cân bằng, vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm. Từ nguồn gây bệnh có thể chia ra 3 loại viêm âm đạo: viêm do nấm Candida, viêm do tạp khuẩn, viêm do trùng do Trichomonas.
Triệu chứng viêm âm đạo:
- Niệu đạo và âm đạo cạnh nhau nên khi nước tiểu thoát ra ngoài gây đau rát, tiểu lắt nhắt
- Dịch tiết bất thường, khí hư ra nhiều có mùi hôi, rối loạn kinh nguyệt
- Đau bụng dưới khi quan hệ, có xuất huyết nhẹ
4. Bệnh lậu:
Bệnh lậu là căn bệnh xã hội gặp cả ở nam và nữ, nhưng theo thống kê tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nhiều so với nam giới. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây nên viêm hậu môn, chửa ngoài tử cung, viêm màng não, vô sinh, tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS…
Triệu chứng:
- Đi tiểu có cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mủ đặc vàng
- Ngứa, rát âm hộ, đau hạ vị và hố chậu
- Có mủ vùng âm hộ, khí hư có mùi hôi
- Có thể sốt, buồn nôn và nôn
Tiểu buốt, tiểu rắt có phải dấu hiệu có thai?
Thông thường, khi mang thai cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và có thể cảm nhận được ngay từ ban đầu. Yếu tố đầu tiên để xác định phụ nữ đang mang thai là chậm kinh, bên cạnh đó sẽ có một số dấu hiệu nhận biết khác và một trong số đó là tiểu buốt, tiểu rắt.
Một số chị em phụ nữ sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp bảo vệ, có triệu chứng đi tiểu buốt đã băn khoăn có phải đang mang thai không?
Vấn đề này, Bác sĩ Lê Thị Nhài - Phòng khám Đa Khoa Công Động cho biết: tiểu buốt không phải là dấu hiệu đặc trưng cũng như không phải là dấu hiệu có thai. Rất ít trường hợp có thai báo hiệu bằng dấu hiệu đi tiểu buốt mà dấu hiệu này có thể đang cảnh báo tình trạng bất thường của cơ thể, triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng.
Lời khuyên của bác sĩ, chị em khi có triệu chứng nên đến các cơ sở y khoa uy tín để khám và có cách chữa trị kịp thời, đúng cách.
Cách chữa trị tiểu buốt, tiểu rắt an toàn, hiệu quả
Tiểu buốt có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm, do đó chị em nên theo dõi tình trạng bệnh, đến các cơ sở y khoa uy tín để khám và có lộ trình điều trị kịp thời phù hợp với bệnh lý mắc phải. Chị em có thể tham khảo một số cách chữa trị phổ biến dưới đây:
1. Chữa tiểu buốt, tiểu rắt trường hợp nhẹ tại nhà
Nếu tình trạng tiểu rắt ở cấp độ nhẹ do những nguyên nhân sinh lý gây ra thì chị em có thể áp dụng một số bài thuốc từ kinh nghiệm dân gian để chữa trị tại nhà, an toàn và lành tính như:
- Rau mồng tơi: vị chua ngọt, tính hàn, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt.
Cách thực hiện: dùng lá và cuống mồng tơi đã phơi khô đun với nước uống như trà. Mồng tơi có tính hàn nên không dùng cho người lạnh bụng, tiêu chảy.
- Phượng vĩ thảo: vị ngọt nhạt hơi đắng hậu, tính hàn. Tác dụng thanh nhiệt, chữa tiểu rắt, tiểu buốt, nóng trong.
Cách thực hiện: 30g phượng vĩ thảo sắc cùng 550ml nước vo gạo, uống sáng và tối.
- Sắn dây: vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường...
Cách thực hiện: pha 10g (tương đương khoảng 2 muỗng canh) bột sắn dây khô với nước ấm. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng trước khi ăn.
2. Điều trị tiểu rắt, tiểu buốt trường hợp nặng
Trường hợp bị tiết rắt, tiểu buốt nặng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: bệnh lậu, viêm bàng quang, viêm âm đạo… chị em nên chủ động đến các cơ sở y khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được đánh giá là một trong những địa chỉ chữa tiểu buốt, tiểu rắt hiệu quả, Phòng khám đang sử dụng phương pháp Đông - Tây y kết hợp vật lý trị liệu trong điều trị tiểu rắt, tiểu buốt liên quan đến viêm âm đạo, bệnh lậu... được người bệnh đánh giá an toàn, hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động: Nhiệt lượng sóng hồng ngoại chịu trách nhiệm dẫn thuốc tây y đặc trị đến chính xác vị trí viêm nhiễm. Tiêu diệt toàn bộ các mầm bệnh gây hại mà không ảnh hưởng đến các mô lành tính lân cận. Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Thuốc Đông y có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thanh lọc giải độc, làm giảm tác dụng phụ của thuốc Tây y.
Cách phòng ngừa chứng tiểu buốt, tiểu rắt
Chứng tiểu buốt, tiểu rắt gây ra những phiền toái trong cuộc sinh sinh hoạt và nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm, hãy tham khảo một số cách phòng tránh chứng tiểu rắt sau:
- Uổng đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày
- Bổ sung thực phẩm rau xanh, trái cây giàu vitamin C vào thực đơn hàng ngày
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá,..
- Rèn luyện thể thao, giảm áp lực cuộc sống công việc
- Không được nhịn tiểu
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày
- Không sử dụng quần lót còn ẩm ướt, lựa chọn chất liệu thoáng, thấm hút mồ hôi
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
Tiểu rắt, tiểu buốt là hiện tượng bất thường của cơ thể, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan vì nó có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tốt nhất bạn nên tư vấn, thăm khám khi thấy triệu chứng bệnh.