Tiểu ra cục máu đông đa số đều xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý, cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này sẽ thấy hoang mang, lo lắng không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không? Để giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ giải đáp của bác sĩ Nguyễn Duy Mến – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.
Triệu chứng đi tiểu ra cục máu đông là như thế nào?
Đi tiểu là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện khi cơ thể bài tiết, đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài cơ thể. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng và nhạt dần về cuối ngày, mùi không quá nồng. Đặc điểm, tính chất thay đổi của nước tiểu sẽ thay đổi tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mỗi người.
Nếu bạn thấy nước tiểu ra cục máu đông thì đây là hiện tượng bất thường khi trong nước tiểu có chứa lượng hồng cầu quá lớn. Thông thường hiện tượng này người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường và có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên thống kê cho thấy, nam giới gặp phải tình trạng này nhiều hơn nữ giới.
Khi gặp phải hiện tượng này bạn có thể kèm theo một số các triệu chứng kèm theo, có thể đau hoặc không. Thường triệu chứng đau xuất hiện khi máu đông tấn công vào hệ tiết niệu, làm cản trở quá trình lưu thông nước tiểu khiến bạn bị đau nhức. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hiện tượng này không gây đau nhức hoặc khó chịu gì cả.
Cho dù bạn có gặp phải triệu chứng tiểu ra máu cục khó chịu nào hay không cũng cần tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Tiểu ra cục máu đông là dấu hiệu bệnh gì?
Bác sĩ Nguyễn Duy Mến – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến nước tiểu thay đổi màu sắc và tiểu ra cục máu đông. Nếu như hiện tượng này thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn thì không cần quá lo ngại. Thế nhưng nếu bạn thấy nó có kèm các dấu hiệu khó chịu xuất hiện trong thời gian dài thì nên đi khám sẽ tốt hơn.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến bạn đi tiểu ra máu đông cần chú ý:
1. Bị sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu có thể gặp phải ở các bộ phận như sỏi thận, sỏi niệu đạo hoặc sỏi bàng quang. Sự tích tụ các khoáng thể sẽ tạo thành sỏi khiến người bệnh gặp phải những ảnh hưởng như: đi tiểu khó khăn, đi tiểu buốt, đi tiểu ra máu.
Đặc biệt, nếu kích thước sỏi quá lớn sẽ khiến vùng niêm mạc bị tổn thương, quá trình đào thải nước tiểu bị ảnh hưởng thậm chí gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tùy từng vị trí xuất hiện của sỏi mà bạn sẽ thấy có các triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng khó chịu như: đau ở vùng thắt lưng lan rộng xuống vùng bẹn sinh dục, gặp những bất thường khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu ngắt quãng, tiểu khó...
2. Viêm đường tiết niệu
Tiểu ra cục máu đông cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm đường tiết niệu. Bản chất đây là tình trạng nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào của hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang.
Bạn sẽ gặp phải triệu chứng khó chịu như: nóng rát mỗi lần đi tiểu, đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có bọt, tiểu ra máu hồng hoặc màu đỏ, nữ giới bị đau vùng chậu, thường xuyên có dấu hiệu buồn đi tiểu...
3. Ung thư bàng quang, ung thư thận
Đây là 2 căn bệnh ác tính nguy hiểm khi bạn bị đi tiểu ra cục máu đông. Không những thế, đây còn là 2 căn bệnh có tỉ lệ người mắc cao. Độ tuổi thường mắc phải căn bệnh này là từ 69 đến 71 tuổi. Hơn nữa 2 căn bệnh này thường có các triệu chứng không rõ ràng nên khiến người bệnh nhầm lẫn hoặc chủ quan trong việc nhận biết và điều trị.
Một số các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải khi bị ung thư bàng quang, ung thư thận như: Nước tiểu lẫn máu toàn bãi, không đau, đi tiểu rắt, tiểu khó, nước tiểu sẫm màu, đi tiểu không tự chủ, mệt mỏi, chán ăn, sút cân...
4. Viêm nhiễm vùng kín
Viêm nhiễm vùng kín có thể là viêm nhiễm nam khoa hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Những căn bệnh này thường gây nên những triệu chứng khó chịu ở vùng kín, bất thường ở khí hư đặc biệt là những rối loạn khi đi tiểu.
Ngoài ra nếu bạn bị mắc các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín hoặc mắc các bệnh rối loạn ở cơ quan sinh dục thường sẽ gây nên những dấu hiệu khó chịu khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục có lẫn mủ hoặc tiểu ra máu...
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nêu trên đây thì đi tiểu ra cục máu đông cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý do những tổn thương ở hệ tiết niệu trong quá trình vận động hoặc hệ tiết niệu có dị vật. Ngoài ra ở nữ giới đi tình trạng này còn có thể là do những thay đổi, xáo trộn ở chu kỳ kinh nguyệt.
Đi tiểu ra cục máu đông có nguy hiểm không?
Như đã nêu trên thì đi tiểu ra cục máu đông là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
- Với những nam giới và nữ giới gặp triệu chứng này do viêm nhiễm thì ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây nên những bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt đặc biệt là khi quan hệ tình dục
- Với những trường hợp bị viêm bàng quang hoặc ung thư thận nguy cơ các tế bào ung thư ác tính sẽ phát triển và lan rộng sang những bộ phận khác. Không những thế, nếu để lâu không chữa trị có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, thời gian sống bị rút ngắn.
- Với những ai bị sỏi tiết niệu sẽ cảm thấy đau dữ dội, gây tổn thương niệu quả dễ bị nhiễm trùng, viêm ứ thận mủ. Trường hợp xấu có thể làm ứ đọng nước tiểu, nguy cơ bị suy thận.
Nên làm gì khi bị đi tiểu ra máu cục?
Đi tiểu ra cục máu đông là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân, do đó để đưa ra biện pháp chữa trị trước hết bạn cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để xác định được nguyên nhân. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp và chữa trị phù hợp.
Một số các biện pháp giúp chẩn đoán tình trạng này mà các bác sĩ có thể chỉ định như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp x-quang, siêu âm... Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa phù hợp nhất.
Với những nguyên nhân do bị viêm nhiễm nam phụ khoa hoặc viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm nam khoa có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu. Đây là phương pháp hiệu quả, giúp tác động vào khu vực viêm nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận, giúp người bệnh tăng sức đề kháng.
Hiện nay, phương pháp dùng thuốc Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu đang được các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đưa vào áp dụng và nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.
Với những nguyên nhân bị sỏi tiết niệu các bác sĩ sẽ dựa vào kích thước sỏi để đưa ra quyết định điều trị nội khoa hay điều trị ngoại khoa. Với sỏi kích thước nhỏ thường sẽ được chỉ định điều trị nội khoa nhưng với sỏi kích thước lớn hơn sẽ cần can thiệp ngoại khoa, tán sỏi ra bên ngoài.
Với những trường hợp bị ung thư thận, ung thư bàng quang thì cần điều trị theo phác đồ riêng như: dùng thuốc, can thiệp làm loại bỏ khối u hoặc điều trị bằng xạ trị, hóa trị.
Để quá trình điều trị bệnh được hiệu quả và an toàn bạn cần chú ý: tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ đưa ra, không nên chủ quan mà cần theo dõi các triệu chứng kèm theo, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh.
Tiểu ra cục máu đông là một trong những triệu chứng nguy hiểm, do đó bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn cần sự giúp đỡ của các bác sĩ, có thể liên hệ với các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng qua số 0243 9656 999.