Tiểu ra máu không đau là dấu hiệu bất thường rất nguy hiểm, nó cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau mà đôi khi người bệnh không lường hết được. Tình trạng tiểu ra máu này có thể gặp ở nam giới và cả nữ giới. Vậy đi tiểu ra máu nhưng không đau là dấu hiệu bệnh gì, bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nguyên nhân tại sao đi tiểu ra máu không đau
Đi tiểu ra máu không đau là tình trạng nam giới hoặc nữ giới mỗi lần đi tiểu tiện nước tiểu có lẫn máu nên có màu hồng hoặc màu đỏ tươi. Cùng với đó nam giới sẽ thấy kèm theo triệu chứng nước tiểu màu hồng, nước tiểu có mùi khai, nổi váng... rất khó chịu.
Thực tế cho thấy, đi tiểu ra máu chị em có thể thấy đau hoặc không đau, cho dù là dấu hiệu nào cũng cần chú ý vì nó cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe hoặc tính mạng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu ra máu không đau, các bác sĩ Ngoại – Tiết niệu cho rằng, nếu tiểu ra máu mà không đau, chỉ diễn ra vài ngày thì có thể tự khỏi vì đó có thể chỉ là do chấn thương phần mềm, quan hệ tình dục hoặc do sử dụng các loại thực phẩm.
Cụ thể:
- Do người bệnh sử dụng các loại thực phẩm có màu đỏ như: củ dền, quả mâm xôi, củ cải đường... nếu ăn quá nhiều sẽ khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc có màu hồng
- Tác dụng phụ của một số loại khác sinh cũng có thể bị đi tiểu ra máu như: Rifampicin (trong điều trị lao), Metronidazol...
- Quan hệ tình dục quá mạnh bạo, quan hệ tình dục sai cách sẽ làm vùng kín bị tổn thương và chảy máu ở bên trong vùng kín. Nguyên nhân này chủ yếu là gặp nhiều ở nữ giới, ít gặp ở nam giới
- Do sử dụng các loại thuốc Đông y có các thành phần như: cây đại hoàng, lá cây muồng...
Đa số những nguyên nhân này sẽ tự biến mất khi chị em ngưng sử dụng các nguyên liệu hoặc các loại thuốc này mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo những dấu hiệu khó chịu thì bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa vì không loại trừ nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Tiểu ra máu không đau là dấu hiệu bệnh gì?
Tiểu ra máu không đau có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ là do mắc các bệnh ở hệ tiết niệu. Bạn cần nhận biết các triệu chứng kèm theo để xác định đó là dấu hiệu bệnh gì đồng thời thăm khám các bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng.
Dưới đây là một số bệnh lý gây nên tình trạng đi tiểu ra máu mà bạn cần chú ý:
1. Ung thư thận
Các triệu chứng bệnh ung thư thận thường diễn biến âm thầm và không có biểu hiện rõ ràng khi các khối u đã phát triển to. Việc phát hiện bệnh có thể là do vô tình xét nghiệm hoặc thăm khám sức khỏe định kỳ.
Một số các dấu hiệu ung thư thận kèm như:
Đi tiểu ra máu thường là tiểu ra máu đại thể, không có máu cục, tiểu ra máu vô cớ, tiểu ra máu toàn bãi. Trong một số trường hợp người bệnh tiểu ra máu vi thể, số lượng nước tiểu nhiều, có máu cục
Sờ thấy có khối u vùng thắt lưng, các khối u rắn, không đồng nhất hoặc gồ ghề, ít có khả năng di động
Một số những triệu chứng khác kèm theo như: đau vùng thắt lưng, sốt dai dẳng kéo dài, đa hồng cầu, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, giảm cân nhanh chóng, suy nhược cơ thể, thiếu máu...
2. Ung thư bàng quang
Đây cũng là căn bệnh tiểu ra máu không đau cần được chú ý vì nguy cơ biến chứng rất cao, đứng thứ 4 ở nam giới và đứng thứ 7 ở nữ giới. Căn bệnh này thường gặp nhất ở trong độ tuổi từ 40 đến 70 tuổi và những người có thói quen hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các triệu chứng ung thư bàng quang cũng diễn ra âm thầm, nhưng nếu được phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị được hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy các triệu chứng đái ra máu không đau từ đầu bãi đến cuối bãi khi đi tiểu, máu có thể kèm theo là máu cục, nhưng không tiểu buốt. Ngoài ra bạn còn thấy có dấu hiệu như: đái khó, sút cân, nổi hạch ở 2 bên bẹn...
3. Do các bệnh ở niệu đạo
Các bệnh ở niệu đạo cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu ra máu đau hoặc không đau. Các bệnh ở niệu đạo phổ biến nhất là viêm niệu đạo, nguyên nhân chính là do quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu kèm theo khá điển hình như: nước tiểu có mùi hôi khó chịu, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu không đau, tiểu đêm...
Tiểu ra máu không đau nên làm gì để khắc phục?
Nếu bạn gặp phải triệu chứng tiểu ra máu không đau kéo dài sau một thời gian mà không cải thiện thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị được hiệu quả, hạn chế nguy cơ biến chứng cho cơ thể.
Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân, sau khi xác định được nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán phổ biến như: xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu và định lượng đạm niệu/24 giờ, soi tươi nước tiểu tìm tế bào ác tính), thăm dò hình ảnh bằng phương pháp siêu âm, chụp x-quang bụng không sửa soạn, chụp thận đồ có tiêm thuốc cản quang...
Nếu bạn bị đi tiểu ra máu quá nhiều sẽ cần nhập viện để truyền thêm máu kết hợp sử dụng các loại thuốc cầm máu. Một số loại thuốc cầm máu như: Transamin dùng đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch.
Nếu tình trạng này xuất hiện là do nguyên nhân nhiễm trùng bạn có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, nếu tình trạng này là do những cục máu đông chèn ép hoặc do các khối u thì có thể sẽ cần áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này sẽ làm loại bỏ cục máu đông cũng như các khối u để giúp quá trình lưu thông máu được hiệu quả và dễ dàng.
Với những trường hợp do nguyên nhân bị ung thư cần loại bỏ khối u gây ung thư kết hợp xạ trị, hóa trị... Tùy theo tình trạng của mỗi người bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Cùng với các phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa bạn cần lưu ý đến những lưu ý sau đây:
- Không nên sử dụng những loại thực phẩm hoặc những loại thuốc gây tiểu ra máu.
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học với các loại vitamin, chất khoáng để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm có nhiều muối, chất đạm hoặc các chất oxalat có thể làm tổn thương tiết niệu
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ làm giảm sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng có hại.
- Tập thói quen đi tiểu đúng giờ giúp bàng quang được thời gian biểu hợp lý, hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ.
Tiểu ra máu không đau là dấu hiệu bất thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân, hy vọng với bài viết trên đây bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng này. Nếu cần được tư vấn, giải đáp bạn hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa theo số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn và hỗ trợ.