Tiểu ra máu ở nữ do nhiều nguyên nhân gây nên hơn so với nam giới. Hiện tượng đi tiểu ra máu không chỉ khiến chị em gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt mà nó còn cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm đang rình rập. Vậy đi tiểu có máu là dấu hiệu bệnh gì, có chữa được không?
Tiểu ra máu ở nữ giới
Tiểu ra máu ở nữ giới là tình trạng trong nước tiểu của chị em có chứa 1 lượng hồng cầu nhiều bất thường có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc không. Đây là hiện tượng khá phổ biến mà nhiều chị em gặp phải do các nguyên nhân khác nhau.
Chị em có thể thấy máu lẫn trong nước tiểu có dạng lỏng hòa tan nhưng cũng cũng có thể là máu cục. Màu sắc của máu lẫn trong nước tiểu cũng có thể khác nhau như màu hồng nhạt, màu đỏ hoặc màu nâu.
Nếu chị em thấy tiểu ra máu nhưng có thể nhìn thấy và quan sát bằng mắt thường thì gọi là tiểu ra máu đại thể. Nếu tiểu ra máu nhưng không nhìn thấy bằng mắt thường, làm xét nghiệm cặn Addis cho kết quả >500.000 hồng cầu/24 giờ thì được coi là tiểu ra máu vi thể.
Đặc biệt, với chị em nữ giới cần chú ý phân biệt tiểu ra máu bệnh lý với tiểu ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu chị em thấy triệu chứng ngày ngoài chu kỳ kinh thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân tiểu ra máu ở nữ giới là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nữ có thể là do một phần của đường tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản bị tổn thương nhưng cũng có thể là do những nguyên nhân khác. Vậy tiểu buốt ra máu ở nữ ở bệnh gì?
1. Do sỏi đường tiết niệu
Nguyên nhân gây sỏi đường tiết niệu là do khoáng chất dư thửa ở trong cơ thể không bài tiết được ra bên ngoài tạo thành sỏi, phổ biến nhất là sỏi ở bàng quang và sỏi thận.
Khi xuất hiện sỏi sẽ làm rách và trầy xước niêm mạc đường tiết niệu và các cơ quan liên quan. Lúc này sẽ bị chảy máu và máu sẽ hòa với nước tiểu, người bệnh sẽ có triệu chứng như: nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc màu nâu, thường xuyên buồn đi tiểu, đi tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu có mùi bất thường, nước tiểu đục...
2. Do lạc nội mạc tử cung
Nếu bạn thấy tiểu ra máu ở nữ kèm theo triệu chứng đau lưng dưới thì có thể là dấu hiệu lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô không phát triển ở trong tử cung mà phát triển ở bên ngoài tử cung.
Thông thường tình trạng lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc lớp lót ngoài của tử cung.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đi tiểu ra máu tươi ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Thống kê cho thấy chị em bị mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn ở nam giới. Nguyên nhân là do vi khuẩn ở ruột xâm nhập vào niệu đạo vào ống dẫn tiểu, đi ngược lên niệu đạo và gây nhiễm trùng niệu quản, thận và bàng quang.
Ngoài triệu chứng đi tiểu ra máu ở nữ bạn còn thấy có triệu chứng như đi tiểu buốt, nước tiểu có mùi lạ, đau ở vùng thắt lưng hoặc vùng chậu.
4. Do mắc các bệnh về máu
Nếu bạn mắc các bệnh lý về máu cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu buốt và ra máu ở nữ. Một số những căn bệnh về máu mà bạn có thể gặp phải như: máu khó đông, bạch cầu mãn tính, bạch cầu cấp tính...
Thông thường khi gặp các vấn về này bạn sẽ thấy kèm theo các triệu chứng như nổi mẩn ở dưới da, chảy máu ở chân răng...
5. Do ung thư thận hoặc bàng quang
Đây là 2 căn bệnh ung thư gây tiểu ra máu ở nữ nguy hiểm mà chị em cần chú ý. Nếu không sớm chữa trị tế bào ung thư có thể di căn, gây ảnh hưởng hoặc gây ung thư các bộ phận khác.
Bạn sẽ thấy có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần, đi tiểu ra máu, đau lưng dưới, sút cân không rõ nguyên nhân, nóng rát mỗi lần đi tiểu, sưng bàn chân... nếu thấy những dấu hiệu này bạn nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
6. Do các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh STDs
Nếu chị em bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như nhiễm trùng âm đạo hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs thì cũng có khả năng gặp phải tình trạng tiểu rắt và ra máu ở nữ. Ngoài ra chị em còn thấy có kèm theo các dấu hiệu như: ngứa rát âm đạo, dịch tiết âm đạo bất thường, âm hộ bị viêm, tấy đỏ, tiểu buốt... Triệu chứng này thường phổ biến hơn khi bạn quan hệ tình dục.
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Đa số chị em khi bị đi tiểu ra máu đều cảm thấy lo lắng, hoang mang không biết tình trạng này là bệnh gì cũng như có nguy hiểm gì không. Theo bác sĩ Lê Thị Nhài – bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó nếu những căn bệnh này không được khám và chữa trị có thể gây nên những biến chứng như:
- Đối mặt với nguy cơ bị thiếu máu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt thậm chí có thể ngất xỉu
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn nhất là khi bị viêm ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng...
- Ảnh hưởng đến đời sống quan hệ vợ chồng, chị em sẽ ngại gần gũi bạn tình, cuộc sống hôn nhân có nguy cơ bị rạn nứt.
- Chị em có nguy cơ bị suy thận, viêm bể thận, ung thư bàng quang nếu không sớm được thăm khám và điều trị sớm
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nếu chị em thấy đau buốt, đau nhói dữ dội, tiểu nhiều lần, sợ đi tiểu.
- Ảnh hưởng đến đời sống quan hệ vợ chồng, chị em phụ nữ ngại gần gũi bạn tình, hôn nhân dễ bị rạn nứt.
Để hạn chế những biến chứng này có thể xảy ra chị em nên đến khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Hiện tượng đi tiểu ra máu ở phụ nữ chữa bằng cách nào?
Tiểu ra máu ở nữ giới do nhiều nguyên nhân vì thế bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp chữa trị tiểu ra máu hiệu quả sau khi đã chẩn đoán bệnh.
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh có thể được chỉ định như: chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT, siêu âm nội soi, siêu âm ổ bụng nhằm xác định khối u và kích thước sỏi, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu vi thể...
Sau khi xác định được nguyên nhân, tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc cầm máu...
Khi sử dụng thuốc bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng, bạn không nên tự ý thay đổi loại thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc Đông y, thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn nhưng hiệu quả lâu dài hơn. Tuy nhiên, thuốc Đông y cũng cần phải có chỉ định của các bác sĩ để tăng hiệu quả sử dụng.
Đặc biệt, với những chị em bị đi tiểu ra máu do mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể sẽ được chỉ định thêm phương pháp vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng sóng ngắn hoặc sóng hồng ngoại để tăng cường hấp thu thuốc và tăng cường hiệu quả điều trị.
Nếu bạn đang muốn áp dụng các phương pháp trên đây thì có thể tham khảo phương pháp dùng Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Phương pháp này tích hợp ba trong 1 giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, giúp chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về triệu chứng tiểu ra máu ở nữ cũng như phương pháp chữa hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng theo số 0243 9656 999.