Tiểu ra máu uống thuốc gì an toàn, không có tác dụng phụ?

August 27, 2021
Mục lục chính [Ẩn]

    Tiểu ra máu uống thuốc gì để đẩy lùi triệu chứng và ngăn chặn biến chứng. Thực tế, muốn xác định đúng loại thuốc chữa tiểu ra máu, cần hiểu rõ nguyên nhân và mức độ bệnh. Điều quan trọng, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ để rút ngắn thời gian chữa bệnh.

    Nhận biết triệu chứng tiểu ra máu

    Trước khi tìm hiểu tiểu ra máu uống thuốc gì, bệnh nhân cần nhận biết triệu chứng tiểu ra máu. Tiểu ra máu khi bạn có những cơn đau rát ở niệu đạo (ống dẫn nước tiểu). Kèm theo nước tiểu có màu lạ như hồng, đỏ.

    Tiểu ra máu có 2 dạng:

    • Tiểu ra máu đại thể: Có thể nhìn thấy rõ vì lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều
    • Tiểu ra máu vi thể: Không thể nhìn thấy bằng mắt thường do số lượng hồng cầu quá ít, cần làm xét nghiệm mới biết chính xác.

    Tiểu ra máu còn kèm triệu chứng: Tiểu rắt, đau bụng dưới, đau vùng chậu và thắt lưng,…

    Cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ và nam giới bằng thuốc

    Tiểu ra máu có tự khỏi không? Tiểu ra máu không thể tự khỏi, người bệnh cần được điều trị theo phương pháp thích hợp. Vậy tiểu ra máu uống thuốc gì? Hiện nay có 3 nhóm thuốc trị tiểu ra máu đang được sử dụng phổ biến, mang lại hiệu quả tích cực.

    1. Cách chữa đi tiểu ra máu ở nam giới và nữ giới bằng thuốc tây y

    Hiện nay, có nhiều loại thuốc tây y được sử dụng để chữa chứng tiểu ra máu. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc. Cần thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân tiểu ra máu sẽ có một loại thuốc đặc trị riêng.

    Trường hợp tiểu ra máu do các loại sỏi: Cụ thể là sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo.

    • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon (Ofloxacin,Ciprofloxacin,…)
    • Thuốc cầm máu: Điển hình là tranexamic acid (có thể tiêm hoặc uống)
    • Thuốc Cephalosporin: Gồm ceftazidime, cefotaxime,…

    Trường hợp tiểu ra máu do chấn thương, tổn thương: Cụ thể là chấn thương ở niệu đạo hoặc thận.

    • Thuốc giảm đau: Một số thuốc No – spa, paracetamol, meteospasmyl,…
    • Thuốc cầm máu: Điển hình là tranexamic acid
    • Thuốc kháng sinh: Thuộc nhóm cephalosporin hoặc quinolon

    Vậy tiểu ra máu uống thuốc gì nếu do nhiễm trùng đường tiết niệu? Khi nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, các loại thuốc dùng để điều trị là kháng sinh: Thế hệ mới của nhóm cephalosporin, thuốc giảm đau paracetamol.

    Tiểu ra máu do lao đường tiết niệu hoặc lao thận: Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là pyrazinamide, streptomycin, rimifon, rifamycin,…

    Tiểu ra máu do ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận: Các loại thuốc được sử dụng phổ biến:

    • Thuốc cầm máu, thông dụng nhất là tranexamic acid dạng tiêm hoặc uống
    • Thuốc ức chế tuyến yên giảm testosterone trong máu
    • Thuốc chứa chất chống androgen đặc hiệu như flutamide

    Lưu ý: Thuốc tây y cho hiệu quả nhanh sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, ngừng dùng thuốc thì triệu chứng quay trở lại. Thêm nữa, hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

    2. Trị tiểu ra máu bằng bài thuốc dân gian

    Tiểu ra máu uống thuốc gì, dùng bài thuốc dân gian được không là thắc mắc của những người đang gặp tình trạng này. Dưới đây là 4 bài thuốc từ mẹo dân gian thông qua món ăn bổ dưỡng, giúp chữa chứng tiểu ra máu an toàn, lành tính.

    Cháo hoa cúc

    Nguyên liệu: Hoa cúc tươi 6 bông, thịt thăn 50g, mộc nhĩ 60g, gạo nếp 100g. Gia vị: Muối, mì chính.

    Cách thực hiện:

    • Các nguyên liệu rửa sạch, thái nhỏ
    • Gạo nếp nấu trong nồi cùng 1 lít nước
    • Đun khi cháo hơi nhừ thì cho thịt và gia vị nêm vừa ăn
    • Ăn mỗi ngày 2 bát (sáng – tối)

    Cháo rễ cỏ tranh trắng

    Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh trắng 200g, nước 300ml, gạo nếp hoặc gạo tẻ 50g; đường phèn 1 thìa

    Cách thực hiện:

    • Cắt bỏ rễ cỏ tranh rồi rửa sạch
    • Thái nhỏ, đun cùng nước đến khi còn 200ml
    • Lọc bỏ bã, chắt lấy nước để đun cùng gạo
    • Thêm nước và đường phèn đun đến khi sôi, hạ lửa nhỏ để cháo chín nhừ. Ăn khi nóng, ngày ăn 2 lần.

    Canh rau muống

    Nguyên liệu: Rau muống 500g, nước 1 lít, mật ong 50g

    Cách thực hiện:

    • Rau muống rửa sạch, thái nhỏ, đun vùng nước tới khi chín nhừ
    • Chắt lấy nước và cho mật ong vào là uống được
    • Ngày uống 2 lần (sáng – tối)

    Canh hồng khô

    Nguyên liệu: Hồng khô 2 quả, cỏ bấc 6g, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch nguyên liệu, đun cùng nước
    • Đun trong 20 phút rồi bỏ bã
    • Chắt lấy nước cốt, nêm nếm đường
    • Uống liên tục 5 ngày (sáng – tối)

    Lưu ý: Các bài thuốc dân gian có độ an toàn, lành tính cao, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp tiểu ra máu ở mức độ nhẹ. Trường hợp tiểu ra máu bệnh lý hoặc mức độ nặng, phương pháp này không có tác dụng.

    3. Điều trị tiểu ra máu bằng bài thuốc đông y

    Tiểu ra máu uống thuốc gì, có nên sử dụng bài thuốc đông y không? Có thể nói, cách chữa bệnh bằng đông y khá quen thuộc với người Việt. Hầu hết các vị thuốc đều an toàn, nếu triệu chứng tiểu ra máu mức độ nhẹ đến vừa phải, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng.

    Bài thuốc 1:

    Nguyên liệu: Đỗ đen, rễ cỏ tranh, sả, bông mã đề, râu ngô mỗi loại 15g

    Cách thực hiện:

    • Đem sắc tất cả nguyên liệu với nước
    • Sau khi sắc xong, chắt lấy nước, chia ra để uống ngày 2 – 3 lần.

    Bài thuốc 2:

    Nguyên liệu: Ra má, rễ cỏ tranh, bồ công anh, râu ngô, bã đề, mía đỏ, cam thảo dây mỗi vị 14g

    Cách thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu với nước, ngày uống 3 lần.

    Bài thuốc 3:

    Nguyên liệu: Hoa kim ngân, vảy rồng

    Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc 1 lượng nhỏ, uống liên tục nhiều ngày.

    Bài thuốc 4:

    Nguyên liệu: Cây seo gà 30g, nửa lít nước vo gạo lần 2

    Cách thực hiện:

    • Đun cây seo gà cùng nước vo gạo đến khi cô lại còn 200ml
    • Uống liên tục 20 ngày, mỗi ngày 2 lần

    Lưu ý: Tốt nhất, khi sử dụng bài thuốc đông y, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để kê đơn phù hợp. Các bài thuốc đông y thường cho hiệu quả chậm. Vì vậy, người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài.

    Lưu ý quan trọng khi điều trị tiểu ra máu

    Ngoài việc quan tâm tiểu ra máu uống thuốc gì, bệnh nhân cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa triệu chứng quay trở lại thông qua những điểm quan trọng sau:

    • Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước với người trưởng thành
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau quan hệ tình dục
    • Tránh xa đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… Tránh xa đồ ăn nhanh chứa muối, dầu mỡ,…
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh. Tăng cường ăn rau quả củ tươi để bổ sung vitamin, nâng cao hệ miễn dịch
    • Sử dụng đồ lót bằng chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi để hạn chế tình trạng viêm nhiễm
    • Không nhịn tiểu vì thói quen xấu này khiến nước tiểu ứ đọng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển
    • Chị em phụ nữ nhớ vệ sinh từ trước ra sau (âm đạo đến hậu môn). Đặc biệt, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần.

    Trường hợp triệu chứng tiểu ra máu nặng hoặc do bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa,… Bệnh nhân nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Nếu đang ở Hà Nội, hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là đơn vị nhận được nhiều phản hồi tích cực của bệnh nhân, sự đánh giá cao của giới chuyên môn.

    Như vậy, tiểu ra máu uống thuốc gì đã có lời giải đáp rõ ràng. Điều quan trọng khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kiên trì và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả cao. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Xem Thêm

    No items found.

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status