Viêm âm đạo khi mang thai đôi khi chị em không chú ý nhưng thực tế nó lại khiến chị em đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh viêm âm đạo có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, tốt nhất khi gặp tình trạng này chị em nên thăm khám cũng như trang bị cho mình những thông tin cần thiết.
Bệnh viêm âm đạo khi mang thai là như thế nào ?
Vùng âm đạo là cơ quan sinh dục dẫn từ cơ quan sinh dục dẫn ra ngoài tử cung, tình trạng viêm âm đạo nói chung cũng như viêm âm đạo khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đa số là do vi khuẩn. Trong khi đó khi mang thai hệ miễn dịch suy giảm có thể khiến viêm âm đạo dễ mắc hơn.
Bệnh viêm phụ khoa là tổng hợp của nhiều loại bệnh khác nhau, với các dấu hiệu không giống nhau:
- Nhiễm khuẩn âm đạo: Là tình trạng bên trong âm đạo có nhiều vi khuẩn gây mất cân bằng âm đạo, có khoảng 20% mẹ bầu gặp phải tình trạng này trong thai kỳ.
- Viêm âm đạo do trichomoniasis: Nguyên nhân là do nhiễm trùng lây qua đường tình dục với các dấu hiệu ngứa cơ quan sinh dục, đau khi đi tiểu, khí hư có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi.
- Nấm âm đạo: Chủ yếu là do nấm Candida Albicans gây nên, chúng ký sinh bên trong âm đạo hoặc ở ngoài da khi mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Do nhiễm Strep B âm đạo: Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Nếu do nhiễm Strep B âm đạo bạn sẽ thấy dấu hiệu đi tiểu nhiều, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục và đi tiểu khó.
Thống kê cho thấy có khoảng 10 – 20% chị em bị mắc viêm âm đạo ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Đa số chị em khi mắc bệnh viêm âm đạo đều gặp phải những dấu hiệu bao gồm:
- Dịch âm đạo bị thay đổi bất thường về màu sắc, mùi hoặc lượng dịch âm đạo. Tùy từng nguyên nhân gây viêm âm đạo dịch âm đạo sẽ có những đặc điểm khác nhau. Nếu viêm âm đạo do vi khuẩn dịch âm đạo sẽ có màu xám kèm mùi hôi, nhiễm nấm sẽ có dấu hiệu âm đạo ngứa ngáy, âm đạo dịch trắng giống như phô mai hoặc như sữa gạo kem. Tuy nhiên nếu viêm âm đạo do Trichomonas âm đạo sẽ tiết dịch màu xanh có thể có bọt khí.
- Vùng âm đạo bị ngứa ngáy hoặc bị kích thích
- Khi quan hệ tình dục thấy đau rát hoặc chảy máu
- Bất thường khi đi tiểu như tiểu đau, tiểu buốt…
Tùy tình trạng của mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau, có thể xuất hiện cùng lúc nhưng cũng có thể xuất hiện đơn lẻ. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan khi gặp những dấu hiệu này.
Nguyên nhân vì sao bị viêm âm đạo khi mang thai?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị viêm âm đạo khi mang thai, những nguyên nhân này cũng tương tự như những nguyên nhân gây viêm âm đạo ở những chị em phụ nữ không mang thai. Dưới đây là một số những yếu tố, nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Thói quen vệ sinh không sạch sẽ
Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo chủ yếu là do cách vệ sinh vùng kín không đúng, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ là điều kiện các loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt một số chị em có thói quen thụt rửa sâu bên trong âm đạo khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng, vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, hại khuẩn sẽ phát triển mạnh về số lượng.
Rối loạn nội tiết tố
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em bị viêm âm đạo khi mang thai. Khi nội tiết tố thay đổi, nồng độ pH trong âm đạo cũng thay đổi, lượng khí hư cũng xuất hiện nhiều hơn từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công và gây viêm âm đao.
Do bị dị ứng với hóa chất
Chị em khi mang thai lượng khí hư ra nhiều nên thường có thói quen sử dụng các loại hóa chất, dung dịch vệ sinh. Thế nhưng những loại hóa chất này lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng kín, thậm chí có thể gây biến chứng nặng nề. Do đó trước khi sử dụng các loại hóa chất này bạn nên tư vấn, tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để tránh gây kích ứng.
Do quan hệ tình dục không lành mạnh
Viêm âm đạo khi mang thai cũng có thể là do chị em quan hệ tình dục không lành mạnh, thiếu an toàn. Quan hệ tình dục không an toàn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phụ khoa.
Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không ?
Các bệnh nhiễm trùng trong đó có viêm âm đạo đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi ở trong bụng mẹ. Thế nhưng rất khó để xác định được mức độ ảnh hưởng cụ thể. Một số những biến chứng và ảnh hưởng có thể kể đến như:
- Không nuôi dưỡng tốt cho thai nhi hoặc sử dụng các loại thuốc gây hại trực tiếp cho thai nhi
- Dẫn đến những thay đổi bất thường trong quá trình sinh con
- Có thể gây chuyển dạ sớm hoặc gây sảy thai nhất là khi chị em bị mắc viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm gan, giang mai, HIV, Herpes… nếu mẹ bầu bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục
- Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng mắt hoặc bị viêm phổi
- Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh lậu có thể gây chuyển dạ sớm, em bé có thể bị nhiễm trùng mắt thậm chí mù lòa
- Mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, tăng nguy cơ sảy thai… nếu bị viêm âm đạo do nhiễm Strep B
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó mẹ bầu cần đặc biệt chú ý nếu thấy dấu hiệu của tình trạng này. Nên thăm khám và tư vấn các bác sĩ khi thấy có biểu hiện bệnh.
Cách chữa viêm âm đạo khi mang thai hiệu quả
Để chữa viêm âm đạo khi mang thai trước hết bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh là gì, tương ứng với mỗi nguyên nhân sẽ có biện pháp điều trị hiệu quả và phù hợp. Do đó tư vấn và thăm khám các bác sĩ chuyên khoa là biện pháp phù hợp để được chẩn đoán đúng nguyên nhân.
Để chữa viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai các bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ hoặc 1 số loại viên đặt phụ khoa nhằm làm giảm triệu chứng bệnh.
Nhóm imidazol được sử dụng khoảng 1 đến 2 tuần, đây là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu của bác sĩ chuyên khoa cho phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng Miconazol và Clotrimazol phù hợp.
- Miconazol: Được đặt âm đạo qua việc hấp thu toàn thân nên ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nhất và trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Miconazol 100g đặt âm đạo hoặc 2% kem bôi âm đạo.
- Clotrimazole: Đặt âm đạo với phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, thường được chỉ định trong 7 ngày, nếu tái phát cần dùng trong 14 ngày.
Việc sử dụng thuốc trong quá trình mang thai thường rất cẩn trọng vì đây là giai đoạn nhạy cảm do đó chị em không tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định của bác sĩ.
Cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ, mẹ bầu khi bị viêm âm đạo cũng cần chú ý: thói quen vệ sinh mỗi ngày đúng cách, lựa chọn đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, không nên dùng các loại dung dịch vệ sinh, hạn chế ăn đồ ngọt, ăn nhiều sữa chua, tránh quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được khỏi hẳn.
Viêm âm đạo khi mang thai rất phổ biến, có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm có thể chấm dứt tình trạng này hiệu quả. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bạn nên thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa.