[ GIẢI ĐÁP ] Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, nên uống gì và kiêng gì ?

December 4, 2021
Nam Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, nên uống gì và kiêng gì là điều bệnh nhân cực kỳ quan tâm. Dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị và khắc phục viêm nhiễm. Bởi chức năng của đường tiết niệu là đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể nên sẽ liên quan trực tiếp tới thực phẩm mà cơ thể hấp thụ vào.

    Tầm quan trọng của chế độ ăn với bệnh viêm đường tiết niệu

    Có thể nói, bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì, nên uống gì được nhiều người thắc mắc. Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn E.coli gây ra. Căn bệnh này có thể tấn công cả cơ quan sinh dục nam và nữ.

    Khi bị viêm đường tiết niệu, bệnh nhân thường có cảm giác muốn đi tiểu nhưng tiểu khó. Kèm triệu chứng châm chích ở bộ phận sinh dục.

    Viêm đường tiết niệu không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài biện pháp điều trị theo chỉ định bác sĩ, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

    Viêm đường tiết niệu ăn gì nhanh khỏi bệnh?

    Viêm đường tiết niệu nên ăn gì để cải thiện triệu chứng bệnh? Một chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất có thể tăng năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ hệ thống miễn dịch,... Một số thực phẩm bệnh nhân nên ăn gồm:

    1. Thực phẩm giàu probiotic

    Probiotic là một men vi sinh rất có lợi cho đường tiêu hóa và hệ miễn dịch. Men này không có sẵn trong cơ thể mà được bổ sung từ thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày.

    Nhiều nghiên cứu chỉ ra, probiotic giúp làm giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu, đặc biệt là niệu đạo. Probiotic có nhiều trong thực phẩm lên men (sữa chua, sữa chua uống men sống,…).

    2. Thực phẩm giàu vitamin C

    Vitamin C được coi là “lá chắn” bảo vệ cơ thể trước yếu tố xâm nhập của vi khuẩn và tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Vitamin C có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn E.Coli – tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

    Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau củ quả: Ổi, cam, chanh, kiwi, bông cải xanh, cà chua,…

    3. Trái cây và các loại rau xanh

    Trái cây và rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin (A, C, E) giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

    Các loại trái cây nên bổ sung nhiều nhất là cam, quýt, nho, ổi, táo, cà chua,… và rau xanh như cần tây, bắp cải, bông cải xanh,…

    4. Viêm đường tiết niệu nên ăn gì – Gừng, tỏi

    Gừng, tỏi chứa nhiều allicin và hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm. Những thành phần này tác động vào vi khuẩn gây bệnh, ức chế sự phát triển và tiêu diệt chúng ở đường tiết niệu. Đồng thời sát trùng vùng niêm mạc bị tổn thương.

    5. Thực phẩm chứa đường D-mannose

    Đường mannose có tính chất ngọt tự nhiên, có ở các loại trái cây, quả và rau xanh (xoài, nha đam, việt quất,…). Theo nghiên cứu, đường mannose giúp làm giảm tái phát viêm đường tiết niệu.

    Viêm đường tiết niệu nên uống nước gì?

    Ngoài việc quan tâm viêm đường tiết niệu nên ăn gì, bệnh nhân còn thắc mắc viêm đường tiết niệu nên uống gì? Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm, trái cây, rau củ tươi,… bệnh nhân cũng quan tâm các loại nước uống hỗ trợ điều trị bệnh.

    1. Nước lọc

    Bổ sung đủ nước mỗi ngày (1.5 – 2 lít) là rất quan trọng để có thể hòa tan và đào thải các chất đốc, cặn bã ra bên ngoài.

    Uống quá ít nước khiến cơ thể mất nước, nước tiểu cô đặc, vàng sậm, lắng cặn chất độc hại, tăng nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu.

    2. Nước ép nam việt quất

    Thành phần proanthocyanidin trong quả việt quất có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn E.coli. Đồng thời, chất này cũng ngăn chặn, chống lại nấm, vi khuẩn bám vào thành tiết niệu.

    Nước ép việt quất còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.

    3. Trà xanh và trà thảo mộc

    Trà xanh và trà thảo mộc chứa nhiều chất polyphenol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Chất EGCG có trong trà xanh được chứng minh là chất có thể kháng lại vi khuẩn E.coli.

    4. Nước râu ngô

    Nước râu ngô giúp thanh nhiệt , làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm đường tiết niệu.

    Cách thực hiện: Kết hợp râu ngô và mã đề bằng cách đun sôi 2 dược liệu này, thêm đường trắng cho dễ uống. Ngày uống 3 lần khi đói, duy trì trong 3 ngày.

    Viêm đường tiết niệu nên kiêng gì?

    Như vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì và nên uống gì đã có câu trả lời. Ngoài những thực phẩm nên ăn nên uống, bệnh nhân cần hạn chế một số thực phẩm có thể làm viêm đường tiết niệu trầm trọng hơn.

    1. Hải sản

    Hải sản chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều histamin không tốt cho bệnh nhân bị viêm niệu đạo. Vì chất này làm gia tăng cảm giác ngứa, khiến bệnh nhân luôn khó chịu.

    2. Đồ ăn chế biến sẵn

    Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ, đồng thời không hợp vệ sinh. Điều này có thể tác động không tốt đến hoạt động của đường ruột, làm cho tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng.

    3. Đồ ăn mặn

    Người bệnh nên hạn chế dùng muối trong khẩu phần ăn của mình. Vì muối làm gia tăng hoạt động của vi khuẩn E.coli, khiến bệnh phát triển nhanh hơn.

    4. Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ

    Nhóm đồ ăn này có thể làm gia tăng các phản ứng trong cơ thể. Khiến vi khuẩn E.coli có cơ hội phát triển. Vì vậy, cần hạn chế tối đa nếu đang điều trị viêm đường tiết niệu.

    5. Cà phê

    Ngoài câu hỏi viêm đường tiết niệu nên ăn gì, nhiều bệnh nhân băn khoăn viêm đường tiết niệu kiêng gì. Bệnh nhân nên kiêng cà phê, vì thức uống này chứa caffeine – kích thích bàng quang, khiến triệu chứng viêm đường tiết niệu thêm nghiêm trọng.

    Nếu có thói quen sử dụng cà phê buổi sáng, hãy từ bỏ thói quen này, thay bằng trà thảo dược để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

    6. Soda

    Soda là thức uống có chứa caffeine, gas và chất tạo ngọt cũng như hương liệu. Một số thành phần khác trong soda được cho là có thể kích thích bàng quang, làm tăng khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu.

    7. Rượu

    Rượu, bia hoặc đồ uống có cồn đều có thể tạo ra lượng nước tiểu lớn và nhanh chóng. Điều này tạo áp lực lên bàng quang, làm suy yếu trương lực cơ xương chậu.

    Rượu cũng được cho là gây kích thích bàng quang. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng rượu tiêu thụ mỗi ngày để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng.

    Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

    Ngoài việc thắc mắc viêm đường tiết niệu nên ăn gì, nên uống gì, bệnh nhân còn băn khoăn viêm đường tiết niệu tự khỏi không. Đối với vấn đề này, bác sĩ CKI Ngoại tổng hợp Đỗ Quang Thế cho biết:

    Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng thường gặp. Bệnh có thể gây ra triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, tiểu buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc mủ.

    Các trường hợp viêm đường tiết niệu cần được thăm khám, điều trị kịp thời. Bởi bệnh không thể tự khỏi. Tâm lý chủ quan ở một số bệnh nhân còn có thể khiến bệnh chuyển biến xấu, gây nhiễm trùng máu hoặc thậm chí là tử vong.

    Vì vậy, ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đến địa chỉ y tế để được bác sĩ chẩn đoán, tiến hành điều trị thời gian sớm nhất.

    Nếu đang ở Hà Nội, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là địa chỉ chữa viêm nhiễm nam khoa, viêm nhiễm phụ khoa nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía bệnh nhân.

    Không chỉ có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, phòng khám còn hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn vững vàng,…

    Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết viêm đường tiết niệu nên ăn gì, nên uống gì và nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi. Nếu còn thắc mắc nên hỏi ý kiến của bác sĩ thông qua hotline 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Hoàng Huy Giáp

    Với hơn 40 năm gắn bó với ngành Y, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như trưởng khoa, giám đốc trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản bác sĩ Hoàng Huy Giáp đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp y học nước nhà. Những đóng góp ấy đã được công nhận với các giấy khen, bằng khen cấp tỉnh và cấp nhà nước.

    Sở trường chuyên môn:

    Tư vấn và điều trị vô sinh hiếm muộn.

    Tư vấn và điều trị rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh…

    Thủ thuật về kế hoạch hoá gia đình

    Phục hồi chức năng và thẩm mỹ vùng kín.

    Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý về phụ khoa như: viêm lộ tuyến, viêm âm đạo….

    Thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai, đốt sùi mào gà….

    Điều trị và thực hiện thủ thuật về thẩm mỹ vùng kín như: cắt môi cô bé, thu hẹp, làm hồng âm đạo….

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status