Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều anh em gửi tới cho các bác sĩ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, với mong muốn tìm được lời giải đáp. Bởi đây là bệnh xảy ra tại một trong những cơ quan sinh dục trọng yếu, nên nhu cầu được điều trị của các quý ông ngày càng tăng lên. Về vấn đề này, các chuyên gia sẽ chia sẻ đáp án tới bạn đọc thông qua bài viết sau đây.
Viêm mào tinh hoàn là bệnh gì?
Mào tinh hoàn là ống cuộn tròn có hình chữ C, nằm ở phía trên tinh hoàn. Quan sát sẽ thấy mào tinh hoàn có hình dáng giống như mào gà nên được gọi là mào tinh. Bên trong mào tinh hoàn có các ống xuất cuộn lại tạo thành các tiểu thùy. Khi đi hết phần đầu mào tinh hoàn, các ống xuất sẽ đổ vào 1 ống gọi là ống mào tinh.
Tình trạng viêm mào tinh hoàn là tình trạng sưng viêm khu trú ở vị trí mào tinh, có thể là do nhiễm khuẩn hoặc không. Đây là căn bệnh thường xuất hiện ở những nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 39 tuổi. Ngoài ra một số trường hợp bị chấn thương, nước tiểu trào ngược vào ống dẫn tinh đặc biệt là ở những nam giới trên 50 tuổi.
Khi bị viêm mào tinh hoàn nam giới sẽ thấy có những cơn đau ở một bên bìu, bên bìu này sẽ sưng to hơn bên còn lại, lớp da bìu có màu đỏ, khi sờ vào sẽ thấy đau. Bệnh viêm mào tinh hoàn rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm tinh hoàn nhưng viêm mào tinh hoàn thường sưng to và rắn hơn đồng thời kèm theo triệu chứng sốt, tiểu buốt, tiểu rắt.
Bệnh viêm mào tinh hoàn nếu không được chữa trị sớm và hiệu quả có thể dẫn đến mãn tính, nguy cơ bị áp xe bìu, teo tinh hoàn, nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn...
Làm sao để nam giới tự nhận biết bệnh viêm mào tinh hoàn ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, vấn đề viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì có liên quan khá mật thiết tới triệu chứng mà bệnh biểu hiện ra ngoài cơ thể.
Đau tinh hoàn, bìu và bẹn là những dấu hiệu đặc trưng của viêm mào tinh, xuất hiện trong hầu hết trường hợp cho dù nguyên nhân có phải do nhiễm trùng hay không. Bên cạnh đó, người bệnh cần đặt ra nghi vấn về sức khỏe tinh hoàn nếu có các biểu hiện dưới đây:
- Cảm giác đau đớn mỗi khi xuất tinh hoặc đi vệ sinh, tiểu gắt, tiểu buốt;
- Đau và căng tức, sưng tấy ở một hoặc hai bên túi tinh;
- Rối loạn xuất tinh, có máu hoặc mủ lẫn trong tinh dịch;
- Hạch bạch huyết bẹn sưng lớn;
- Sốt, buồn nôn, ói mửa;
- Chán ăn, sụt cân;
- Nhịp tim tăng nhanh;
- Hạ huyết áp, cơ thể khó chịu, mệt mỏi.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bệnh viêm mào tinh hoàn
Trước khi đến phần trả lời câu hỏi viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì, hãy cùng tìm hiểu và điểm qua những nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cụ thể như sau:
1. Virus quai bị
Viêm mào tinh hoàn có khả năng cao là biến chứng của bệnh quai bị, trường hợp này rất phổ biến trẻ em và thanh thiếu niên nam giới. Tình trạng viêm nhiễm mào tinh hoàn do ảnh hưởng virus quai bị có thể xuất hiện từ 4-10 ngày sau khi tuyến nước bọt sưng lên, đây là dấu hiệu khởi phát của bệnh quai bị.
2. Nhiễm khuẩn đường tình dục
Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lý lây truyền qua đường do sự xâm nhập của các vi khuẩn lậu, chlamydia,... cũng làm tăng nguy cơ viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Ngoài ra, nhiễm trùng mào tinh do vi khuẩn còn có thể xuất phát từ thủ thuật đặt ống thông tiểu hoặc dụng cụ y tế vào bộ phận sinh dục nam.
3. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các tác nhân virus và vi khuẩn, một vài nguyên nhân dẫn đến viêm mào tinh hoàn ít gặp hơn có thể bao gồm:
- Nam giới mắc những dị tật bất thường bẩm sinh đường tiết niệu;
- Viêm nhiễm do dị ứng sau khi tiếp xúc với hóa chất ở bao cao su, gel bôi trơn, hoặc cọ xát với vải quần lót,..
- Mắc các bệnh nam khoa mãn tính như viêm nhiễm đường tiểu hoặc tuyến tiền liệt;
- Viêm mào tinh hoàn có thể do bị va chạm mạnh khi quan hệ tình dục hoặc gặp tai nạn khiến tinh hoàn bị tổn thương, dập nát và dẫn đến viêm nhiễm.
Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì?
Theo các bác sĩ, chuyên gia viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì cần phải theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Các loại thuốc chữa viêm mào tinh hoàn mà bạn có thể tham khảo như:
Để điều trị viêm mào tinh hoàn bằng thuốc thường điều trị trực tiếp các tác nhân gây bệnh. Bệnh viêm mào tinh hoàn do Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn E.coli...
Nếu mắc bệnh viêm mào tinh hoàn do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc do nhiễm trùng thì có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Bạn có thể sẽ được chỉ định dùng:
Ceftriaxone 250mg tiêm bắp một liều duy nhất, phối hợp với Doxycyline 100mg, mỗi ngày uống 2 viên và duy trì dùng trong 10 ngày. Trường hợp nặng có thể kéo dài dùng trong vòng 21 ngày.
Nếu do các bệnh không do bệnh lây qua đường tình dục sẽ được chỉ định dùng thuốc theo từng nguyên nhân. Hiện nay có 1 số loại thuốc điều trị viêm mào tinh hoàn giúp mang lại hiệu quả cao như: kháng sinh nhóm ức chế Lincosamid, Quinolon và Phenicol, các loại kháng sinh khác như Betalactamin, Penicilin, Macrolid, Cephalosporin, Aminosid.
Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng thêm các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Viêm tinh hoàn uống thuốc gì còn căn cứ vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Viêm mào tinh hoàn cấp tính thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm do vi khuẩn gây ra.
Viêm tinh hoàn mãn tính thường sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh liều cao để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Có thể sẽ cần kết hợp thuốc chống sưng, giảm phù nề thuốc tiêu viêm...
Thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm mào tinh hoàn
Ngoài những loại thuốc Tây y nêu trên thì bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc Đông y. Các loại thuốc Đông y này sẽ có tác dụng hỗ trợ và điều trị viêm mào tinh hoàn khá hiệu quả.
1. Bài thuốc Long đởm tả can thang:
· Sài hồ 12g
· Long đởm thảo 8g
· Hoàng cầm 16g
· Mộc thông 8g
· Xa tiền 20g,
· Chi tử 16g,
· Cam thảo 8g,
· Trạch tả 16g,
· Quy đầu 16g,
· Sinh địa 20g
Đem những nguyên uống ngày 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần chia trong ngày, nên uống sau khi ăn 1 giờ.
2. Bài thuốc Đương quy tứ nghịch thang:
· Mộc thông 3g
· Ngô thù 4g
· Đào nhân 8g
· Đương quy 4g
· Đại táo 6g
· Sinh khương 3g
· Hồng hoa 6g
· Quế chi 4g
· Tế tân 3g
· Sài hồ 12g
· Ngưu tất 10g
· Bạch thược 4g
· Cam thảo 2g
· Chỉ xác 6g
Đem những nguyên uống ngày 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần chia trong ngày, nên uống sau khi ăn 1 giờ.
3. Bài thuốc Quất hạch hoàn:
· Xuyên sơn giáp
· Sài hồ
· Xích thược
· Quất hạch
· Lệ hạch chi
· Sơn tra
· Xuyên luyện tử
· Ngưu tất
· Hạ khô thảo
· Cương tằm
· Ô dược
· Côn bố mỗi loại 10g
· Tiểu hồi
· Phụ tử mỗi loại 6g
Đem những nguyên uống ngày 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần chia trong ngày, nên uống sau khi ăn 1 giờ.
4. Bài thuốc Lục vị hoàn
· Thục địa 24g
· Đan bì 9g
· Sơn thù 12g
· Bạch linh 9g
· Hoài sơn 12g
· Trạch tả 9g.
Đem những nguyên uống ngày 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần chia trong ngày, nên uống sau khi ăn 1 giờ.
5. Bài thuốc Thập toàn đại bổ
· Cam thảo 6g,
· Xuyên khung 8g
· Đảng sâm 16g,
· Đương quy 12g
· Hoàng kỳ 10g
· Bạch truật 12g
· Thục địa 20g
· Nhục quế 6g
· Bạch linh 12g
· Bạch thược 12g
Đem những nguyên uống ngày 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần chia trong ngày, nên uống sau khi ăn 1 giờ.
6. Bài thuốc Hữu quy hoàn
· Nhục quế 16g
· Phụ tử 16g
· Quy đầu 12g
· Thục địa 30g
· Hoài sơn 15g
· Lộc giác 16g
· Câu kỷ tử 16g
· Sơn thù 15g
· Đỗ trọng 16g
· Thỏ ty tử 16g
Đem những nguyên uống ngày 1 thang, mỗi ngày uống 3 lần chia trong ngày, nên uống sau khi ăn 1 giờ.
Những loại thuốc nào thường được chỉ định cho nam giới bị viêm mào tinh hoàn?
Đối với thắc mắc viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì được đông đảo bạn đọc đặt ra cho các bác sĩ chuyên khoa, việc lựa chọn thuốc điều trị đối với bệnh lý này sẽ được chỉ định căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh hoặc triệu chứng trên cơ thể.
1. Đối với tác nhân virus, vi khuẩn gây viêm mào tinh
Đối với nhóm nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm mào tinh hoàn ở nam giới là do virus quai bị, một số thuốc kháng sinh không chứa steroid thường được chỉ định có thể kể đến như Advil, Motrin, Naproxen, Ibuprofen…
Viêm mào tinh hoàn do tác nhân vi khuẩn gây ra nếu như không được điều trị hoàn toàn, thì nhiễm trùng có thể tái phát. Triệu chứng bệnh lần sau sẽ rầm rộ hơn, tấn công cả hai bên tinh hoàn, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như vô sinh.
Để điều trị viêm mào tinh do hại khuẩn, các loại thuốc với tác dụng kháng sinh, kháng viêm, tiêu phù nề có thể được kê toa, bao gồm một vài loại như Doxycycline (Vibramycin, Doryx, Azithromycin (Zithromax), Ceftriaxone (Rocephin), Trimethoprim, Sulfamethoxazole hoặc kết hợp (Septra, Bactrim), Ciprofloxacin...
Chú ý, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc về dùng, tránh lạm dụng gây nhờn thuốc. Đa số người bị viêm mào tinh hoàn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau từ 3-10 ngày điều trị, tuy nhiên đôi khi có thể mất đến vài tuần mới đạt hiệu quả.
2. Thuốc cải thiện triệu chứng
Thuốc giảm đau thường được bác sĩ chỉ định để giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau buốt hoặc dùng thuốc hạ sốt để cải thiện triệu chứng này do viêm. Các nhóm thuốc không steroid (Aspirin, Ibuprofen…) hoặc thuốc giảm đau bắt buộc kê đơn như morphine, codein có thể được sử dụng kết hợp với kháng sinh để nâng cao hiệu quả.
Người bệnh được đề xuất phẫu thuật đối với trường hợp viêm mào tinh kèm theo biến chứng xoắn tinh hoàn, tràn dịch màng tinh với lượng nhiều hoặc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mào tinh hoàn
Cùng với đáp án cho vấn đề viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì, bạn đọc cần lưu ý, khi uống hết thuốc, người bệnh cần chủ động tái khám để theo dõi tiến độ và hiệu quả điều trị.
Lựa chọn cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa uy tín Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Theo kiến nghị từ các chuyên gia, người bệnh trong quá trình điều trị có thể kết hợp thực hiện những biện pháp dưới đây để giúp sức khỏe sớm bình phục:
- Chườm lạnh tại khu vực mào tinh bị nhiễm trùng sẽ giúp giảm bớt triệu chứng sưng đau.
- Tăng cường nghỉ ngơi, lưu ý nằm ở tư thế nâng cao phần bìu và tinh hoàn.
- Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, giàu năng lượng, protein và vitamin, kết hợp với uống đủ nước.
- Nên tắm nước mát vào thời gian đầu điều trị khi túi tinh còn sưng viêm, cũng như tắm nước nóng vào giai đoạn sau để giúp tiêu viêm.
- Tiêm vaccine phòng ngừa quai bị từ sớm cho con em mình.
Cuối cùng, hy vọng lời giải đáp cho viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì đã thoả mãn những thắc mắc của mọi người, cũng như giúp nam giới hiểu thêm về cách khắc phục đối với căn bệnh này. Mọi câu hỏi khác của bạn đọc nếu cần được chuyên gia hỗ trợ giải đáp, xin vui lòng liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn 0243.9656.999.