[ GIẢI ĐÁP ] Viêm niệu đạo khi mang thai có nguy hiểm hay không ?

November 18, 2021
Phụ Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Viêm niệu đạo khi mang thai hay viêm tiết niệu khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Bởi lúc này, cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm, miễn dịch kém, nếu sơ ý thiếu cẩn trọng đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng viêm niệu đạo khi mang bầu để giúp các mẹ có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt nhất.

    Viêm niệu đạo khi mang thai là gì?

    Trong giai đoạn mang thai, do tử cung phát triển ngày càng lớn gây chèn ép lên niệu quản, gây giãn nở đài bể thận, cùng với đó là sự trào ngược nước tiểu, từ bàng quang lên niệu quản gây hiện tượng ứ đọng nước tiểu. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, xâm nhập và niệu đạo, nhiễm khuẩn khu trú tại đó gọi là viêm niệu đạo khi mang thai.

    Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên việc thăm khám và điều trị cũng sẽ gặp khó khăn hơn bình thường. Điều này khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, bệnh lý này nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì mẹ bầu có thể chủ động kiểm soát bệnh tốt.

    Nhận biết triệu chứng nhiễm khuẩn niệu đạo khi mang thai

    Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng bệnh viêm niệu đạo khi mang thai sẽ phụ thuộc rất lớn vào tác nhân gây bệnh. Theo đó, nấm men, lậu cầu khuẩn hay Trichomonas là những tác nhân gây viêm niệu đạo ở bà bầu thường gặp nhất.

    1. Viêm niệu đạo do nấm men hoặc Trichomonas

    • Mẹ bầu thường xuyên ra nhiều khí hư bất thường
    • Khí hư màu trắng đục, vón cục như bã đậu hoặc màu giống mủ
    • Vùng kín ngứa rát, có mùi hôi
    • Đau rát khi quan hệ
    • Khi có kích thích, niệu đạo sẽ hình thành các cơn co thắt mạnh

    2. Lậu cầu khuẩn gây viêm niệu đạo mủ

    • Bà bầu đi tiểu buốt và đau bụng dưới
    • Tiểu buốt ra mủ hoặc ra máu với trường hợp bệnh nặng
    • Âm hộ ngứa rát, sưng phù, tấy đỏ
    • Khí hư ra nhiều có màu xanh vàng, đặc như nhựa chuối
    • Có thể bị nổi hạch bẹn, cơ thể mệt mỏi, sốt cao...

    Nguyên nhân viêm niệu đạo khi mang thai do đâu?

    Bà bầu bị viêm niệu đạo có thể là hệ quả của nhiều yếu tố nguyên nhân gây ra. Trong đó, những nguyên nhân liên quan và phổ biến nhất gây viêm niệu đạo khi mang thai phải kể đến bao gồm:

    1. Tử cung giãn rộng

    Trong thời kỳ mang thai, tử cung bị giãn rộng là điều không có gì khó hiểu. Điều này phải xảy ra để có đủ không gian đảm bảo cho sự phát triển từng ngày của thai nhi. Do đó, càng về những tháng cuối thai kỳ thì tử cung càng mở rộng.

    Tuy nhiên, chính việc tử cung bị giãn rộng đã gây chèn ép lên bàng quang cũng như ống dẫn tiểu, khiến cho cơ quan này luôn ở trạng thái bị kích thích. Từ đó, mẹ bầu sẽ càng dễ bị viêm niệu đạo hay viêm đường tiết niệu khi mang thai.

    2. Sự thay đổi nội tiết tố

    Thai kỳ cũng làm nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi rõ rệt. Trong đó, sự gia tăng hàm lượng của một số hormone có khả năng làm ống niệu đạo giãn nở và co bóp chậm hơn bình thường.

    Tình trạng này là ảnh hưởng đến dòng chảy, từ đó hình thành chất dịch bẩn tại bàng quang và niệu đạo, làm gia tăng nhiễm trùng niệu đạo khi mang thai.

    3. Quan hệ tình dục không an toàn

    Ngày nay, việc quan hệ trong thai kỳ đã có phần thoáng hơn, không còn là vấn đề cấm kỵ nữa. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ nhiều cặp vợ chồng lại chủ quan làm “chuyện ấy” mà không dùng bao cao su. Việc này không những làm gia tăng nguy cơ viêm niệu đạo mà còn tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    4. Suy giảm miễn dịch

    Đa số mẹ bầu đều bị suy giảm miễn dịch trong thời kỳ mang thai. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hàng loạt bất thường về sức khỏe phát sinh. Khi miễn dịch kém, cơ thể rất khó chống lại các phản ứng viêm, từ đó làm tăng nguy cơ viêm niệu đạo khi mang bầu.

    Bị viêm niệu đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

    Viêm tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không? Khi mang thai, bất kỳ một vấn đề bất thường về sức khỏe cũng đều khiến thai kỳ bị ảnh hưởng. Với bệnh viêm niệu đạo, nếu không sớm được kiểm soát đúng cách, dứt điểm thì có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Vậy viêm niệu đạo khi mang thai nguy hiểm thế nào?

    1. Đe dọa đến sức khỏe thai kỳ

    Viêm niệu đạo gây ra những cơn đau buốt khi đi tiểu, thói quen tiểu tiện bị thay đổi, có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu. Viêm niệu đạo lâu ngày còn có thể gây suy giảm sức đề kháng, suy nhược sức khỏe.  

    Khi nhiễm trùng lan rộng không được kiểm soát có thể gây biến chứng nghiêm trọng với thai nhi. Bé sinh ra dễ bị nhẹ cân, dị tật hay nhiễm trùng giác mạc, chậm lớn…

    2. Gây viêm nhiễm phụ khoa

    Với phụ nữ, đường tiết niệu và cơ quan sinh dục luôn có mối liên quan mật thiết. Do vậy, viêm niệu đạo ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Viêm âm đạo - âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, thậm chí viêm bàng quang, viêm thận…

    Phụ nữ viêm niệu đạo khi mang bầu phải làm sao?

    Viêm niệu đạo gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai kỳ và cả thai nhi. Do đó, việc phát hiện và điều trị viêm niệu đạo khi mang bầu sớm ngay từ đầu là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách khắc phục viêm niệu đạo khi mang thai hiệu quả cho các mẹ bầu.

    1.Thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

    Mẹ bầu cần thường xuyên khám sản phụ khoa định kỳ để kiểm soát được sức khỏe thai kỳ tốt nhất. Nếu phát hiện cơ thể gặp phải các triệu chứng viêm niệu đạo, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị khi bệnh ở giai đoạn sớm luôn mang lại tỷ lệ chữa khỏi cao, hạn chế biến chứng thấp nhất.

    2. Hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo tại nhà bằng mẹo dân gian

    Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, bà bầu bị viêm niệu đạo có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên, tuy rằng không thể điều trị bệnh nhưng vẫn có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh. Một số mẹo dân gian mẹ bầu có thể áp dụng bao gồm:

    • Dùng nước muối sinh lý: Có tác dụng chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn rất mạnh. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng kín hàng ngày giúp làm giảm ngứa ngáy, đồng thời ức chế sự phát triển của nấm, vi khuẩn gây hại.
    • Dùng lá trầu không: Có khả năng sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn nên được phụ nữ nói chung và các bà bầu nói riêng thường xuyên sử dụng. Đặc biệt, tinh dầu Eugenol hàm lượng cao cùng nhiều hoạt chất tự nhiên khác trong lá trầu có khả năng ức chế và tiêu diệt triệt để nấm men, hại khuẩn. Từ đó khắc phục hiệu quả triệu chứng khó chịu do viêm niệu đạo gây ra.

    Xem thêm :

    [ Giải Đáp ] Viêm niệu đạo chữa mãi không khỏi nguyên nhân do đâu ?

    [CẢNH BÁO] Viêm niệu đạo ở trẻ em cha mẹ chớ được coi thường

    Phòng ngừa viêm tiết niệu khi mang thai cho bà bầu

    Để phòng ngừa nhiễm khuẩn niệu đạo khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp sau đây:

    • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
    • Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh, chứa thành phần dễ gây dị ứng. Tránh sử dụng khăn giấy khô làm sạch vùng kín.
    • Giữ bàng quang thường xuyên rỗng, không nên nhịn tiểu. Vì bàng quang còn sót nước tiểu sẽ làm điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
    • Tránh sử dụng quần lót chất liệu tổng hợp. Bởi điều này dễ thúc đầy vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Theo khuyến cáo, phụ nữ nên sử dụng quần lót chất liệu cotton, thoáng, thấm hút mồ hôi để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
    • Uống đủ nước hàng ngày để đào thải vi khuẩn có hại ra khỏi hệ tiết niệu.

    Các mẹ bầu tuyệt đối không nên chủ quan với bệnh viêm niệu đạo khi mang thai. Thực hiện khám sản khoa định kỳ, đi khám ngay khi gặp triệu chứng bất thường và điều trị theo chỉ định là biện pháp kiểm soát bệnh tốt nhất. Sự chủ động này sẽ giúp làm giảm những biến chứng nguy hiểm và giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status