Viêm tiết niệu : Nguyên nhân và thuốc chữa hiệu quả [Giải đáp]

May 12, 2020
Nam Khoa
Mục lục chính [Ẩn]

    Viêm tiết niệu là bệnh lý phổ biến mà rất nhiều người đều có nguy cơ bị mắc phải. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách người bệnh sẽ phải sống chung với các triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt, suy thận, sức đề kháng suy giảm…Tìm hiểu về tình trạng viêm đường tiết niệu là cách tốt nhất để chúng ta có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả.

    Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tiết niệu là gì?

    Viêm tiết niệu là gì? Các chuyên gia y tế đầu ngành cho biết: Viêm tiết niệu hay còn gọi là bệnh viêm đường tiết niệu do nhiễm trùng đường tiểu gây nên bởi các loại vi khuẩn, virus.

    Đường tiết niệu trên cơ thể là một hệ thống bao gồm các bộ phận như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, tuyến tiền liệt ở nam giới.

    Bệnh viêm đường tiết niệu được chia thành hai nhóm:

    • Viêm đường tiết niệu trên: Xảy ra ở niệu quản và thận
    • Viêm đường tiết niệu dưới: Xảy ra ở bàng quang, niệu đạo

    Đây là bệnh lý phổ biến với tỉ lệ người nhiễm bệnh rất cao trong đó nữ giới là đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh cao nhất do cấu tạo cơ quan sinh dục và hệ tiết niệu khá phức tạp, luôn trong trạng thái mở nên dễ bị các tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh.

    Nguyên nhân gây viêm tiết niệu chủ yếu là do:

    • Quan hệ tình dục không an toàn khiến người bệnh bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục, vi khuẩn – virus gây bệnh tấn công và xâm nhập qua niệu đạo gây viêm nhiễm toàn bộ hệ thống tiết niệu trên cơ thể.
    • Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt là phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục làm cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh.
    • Do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh
    • Sức đề kháng cơ thể suy giảm
    • Thói quen nhịn tiểu khiến vi khuẩn tích tụ trong bàng quang không được giải phóng ra ngoài, gây viêm nhiễm.
    • Phụ nữ nạo phá thai không an toàn
    • Chế độ sinh hoạt không khoa học, hợp lý
    • Dị ứng với hóa chất như dung dịch vệ sinh, thuốc tránh thai, chất bôi trơn có trong bao cao su,….

    Khi bị viêm tiết niệu, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như: Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, đau buốt khi quan hệ tình dục, vùng kín chảy dịch mủ và có mùi hôi, đau mỏi thắt lưng, cơ thể sốt, ớn lạnh, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe suy giảm…khi có các triệu chứng bất thường này xảy ra thì mọi người cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời.

    Viêm tiết niệu uống thuốc gì tốt nhất hiện nay?

    Các bác sĩ chuyên khoa Thận tiết niệu tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Viêm tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng do các loại vi khuẩn và virus xâm nhập gây nên, do đó phác đồ điều trị bệnh phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh.

    Viêm tiết niệu uống thuốc gì căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc đặc trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể là:

    1. Thuốc Doxycycline

    Viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì? Doxycycline là một loại thuốc kháng sinh phổ biến chuyên được dùng để điều trị nhiễm khuẩn trong các trường hợp bị viêm đường tiết niệu do vi khuẩn Mycoplasma và Chlamydia gây nên 

    Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén và hỗn dịch có tác dụng ức chế và tiêu diệt sự phát triển của các loại vi khuẩn này hỗ trợ điều trị các bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang hoặc viêm thận. 

    2. Thuốc Cefalexin

    Viêm nhiễm đường tiết niệu uống thuốc gì? Cefalexin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1 có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn gram (-) và gram (+) bằng cách ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào của chúng. 

    Cefalexin được chỉ định điều trị trong các trường hợp bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn thông thường gây nên, điều trị viêm đường tiết niệu nam.

    Phụ nữ bị viêm tiết niệu khi mang thai cần chú ý khi sử dụng thuốc và tốt nhất cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

    3. Thuốc Midasol

    Viêm tiết niệu uống thuốc gì tốt nhất? Maalox là loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu dưới không biến chứng, viêm đường tiết niệu cấp giúp hỗ trợ giảm đau và tình trạng viêm nhiễm. 

    4. Thuốc Mictasol Blue

    Mictasol Blue là thuốc kháng sinh chuyên điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu được bào chế dạng viên nén, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm đường tiểu dưới (bàng quang, niệu đạo) nhờ công dụng sát khuẩn nhẹ và thuốc được bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu.

    Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, khả năng hấp thu, chuyển hóa thuốc và độ tuổi của bệnh nhân bị bệnh viêm đường tiết niệu ở bà bầu hay viêm tiết niệu trẻ em, người già… mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc cho phù hợp. 

    Mọi vấn đề liên quan đến thuốc chữa viêm tiết niệu cần phải thông qua sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà, nếu không đúng thuốc, đúng bệnh sẽ khiến bệnh không thể khỏi được mà còn gây rối loạn các triệu chứng và khó khăn cho việc chữa trị về sau.

    Cách chữa viêm tiết niệu bằng dân gian đơn giản

    Các bác sĩ chuyên khoa Thận tiết niệu cho biết: Đối với các trường hợp bị viêm tiết niệu do nguyên nhân sinh lý gây ra thì có thể áp dụng một số cách chữa bệnh tại nhà bằng phương pháp dân gian giúp cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt một cách an toàn và hiệu quả.

    Một số bài thuốc dân gian phổ biến thường được áp dụng như:

    1. Chữa viêm tiết niệu bằng bông mã đề

    Theo đông y, bông mã đề là loại dược liệu có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu và tiêu viêm hiệu quả. 

    Cách làm: Bông mã đề tươi rửa sạch cho vào ấm đun sôi chung với một ít kim tiền thảo dùng nước uống hàng ngày. Nên dùng liên tục trong 1-2 tuần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

    2. Chữa viêm tiết niệu bằng râu ngô

    Viêm tiết niệu uống nước gì? Theo đông y, râu ngô được coi như một vị thuốc hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng và giải độc thanh lọc thận. 

    Cách làm: Lấy râu ngô tươi rửa sạch đem đun với nước, có thể kết hợp với bông mã đề, dùng để uống hàng ngày, sử dụng 2 – 3 lần sau ăn.

    3. Chữa viêm tiết niệu bằng lá ngải cứu

    Lá ngải cứu có tính ôn, vị đắng, nên có công năng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc, được dùng chủ trị các chứng bệnh viêm bàng quang, viêm thận và viêm niệu đạo. Nguyên liệu: Lấy lá ngải cứu, cỏ seo gà và rễ cỏ tranh đem rửa sạch, cho vào ấm nước đun sôi, cho thêm mật ong để dễ uống, sử dụng ngày 2 lần.

    4. Cách chữa viêm tiết niệu bằng rau diếp cá

    Rau diếp cá vừa có tính mát lại có công dụng diệt khuẩn kháng viêm rất hiệu quả. Do đó, người bị viêm tiết niệu có thể sử dụng lá diếp cá để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

    Cách làm: Lấy lá diếp cá tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ hết các tạp chất sau đó đem xay lấy nước uống hàng ngày giúp lợi tiểu và giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt do viêm tiết niệu gây ra.

    Có thể bạn quan tâm

    Bệnh viêm tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

    Viêm tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị và nhanh khỏi bệnh? Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có triệu  mót tiểu, tiểu bí, tiểu khó,…do đó sử dụng các thực phẩm lợi tiểu là điều mà người bệnh nên làm:

    • Uống nước ép việt quất
    • Sử dụng thực phẩm giàu probiotic
    • Bổ sung hàm lượng vitamin c
    • Uống nhiều nước
    • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh và trái cây

    Viêm tiết niệu kiêng ăn gì? Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung để tăng sức đề kháng cho cơ thể thì người bệnh bị viêm đường tiết niệu cũng cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm không có lợi như: Cà phê, sooda, bia rượu, đồ ăn cay nóng, bánh kẹo, đồ ăn chứa nhiều chất tạo ngọt. Đây là bệnh lý viêm nhiễm phổ biến do đó một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, lành mạnh đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp chống lại bệnh tật một cách hiệu quả.

    Bệnh viêm tiết niệu có lây không?

    Rất nhiều người cho rằng viêm tiết niệu là bệnh truyền nhiễm và có thể lây truyền, đặc biệt là qua quan hệ tình dục do đó cần kiêng quan hệ khi bị mắc bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Viêm đường tiết niệu không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó bệnh không lây qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu lại bao gồm cả các loại vi khuẩn gây bệnh về tình dục như vi khuẩn gây bệnh sùi mào gà, lậu cầu khuẩn, xoắn khuẩn giang mai, mụn rộp sinh dục. Vì vậy nhiều người thường có sự nhầm lẫn viêm tiết niệu là bệnh lây truyền.

    Vậy, viêm tiết niệu kiêng gì? Có cần kiêng quan hệ tình dục không? Các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành Thận tiết niệu cho biết: Bệnh viêm đường tiết niệu khiến người bệnh có các triệu chứng rất khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Vì vậy, để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên hạn chế và kiêng quan hệ tình dục khi đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu không, hoạt động tình dục có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

    • Làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn
    • Gây ra các bệnh lý viêm nhiễm khác, bao gồm cả bệnh lây qua đường tình dục
    • Lây nhiễm bệnh cho bạn đời
    • Viêm tiết niệu tiểu ra máu
    • Tiết dịch âm đạo hoặc dương vật

    Viêm tiết niệu có ảnh hưởng đến sinh sản không? Câu trả lời của các chuyên gia là CÓ. Bệnh viêm đường tiết niệu phụ nữ có thể lây lan viêm nhiễm lên buồng trứng, vòi trứng dẫn đến viêm tắc vòi trứng, cản trở quá trình thụ thai, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

    Phụ nữ có thai thường dễ bị viêm đường tiết niệu sinh dục do khi có thai, yếu tố nội tiết trong cơ thể thay đổi, cơ thể suy giảm khả năng đề kháng và miễn dịch dẫn đến dễ bị mắc bệnh. Ngoài ra, do tử cung chịu sức ép của thai nhi lên bàng quang và niệu quản làm cho dòng chảy nước tiểu chậm hơn, bàng quang bị mất trương lực, nước tiểu quay ngược trở lại về niệu quản và thận. Mặt khác, khi mang thai, nước tiểu phụ nữ thường có nhiều axit và glucose, đây là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tiết niệu cao hơn.

    Một số biện pháp phòng ngừa viêm tiết niệu người bệnh cần biết

    Để có thể phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu một cách an toàn, hiệu quả, mọi người nên chú ý các vấn đề sau:

    • Không nhịn tiểu, nên uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để đào thải vi khuẩn ra ngoài tốt hơn.
    • Nên tắm dưới vòi sen và không nên tắm bồn, việc ngâm mình trong bồn tắm sẽ khiến vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
    • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục
    • Tuân thủ các biện pháp điều trị bệnh bằng kháng sinh do bác sĩ chuyên khoa chỉ định
    • Thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra.

    Trên đây là một số những thông tin cơ bản về bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu còn có thắc mắc gì về bệnh viêm tiết niệu, mọi người hãy gọi ngay đến số máy 0243.9656.999 để được hỗ trợ kịp thời.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bác sĩ CKII Ngô Việt Thành

    Chuyên khoa: Ngoại - Tiết niệu

    Chức vụ

    - Bác sĩ chuyên khoa I Ngoại - Tiết niệu tại Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng.

    - Phó Khoa Ngoại - Bệnh viện Phổi Trung ương

    Sở trường chuyên môn

    - Bác sĩ Ngô Việt Thành đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý điển hình như

    - Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục,...

    - Bệnh nam khoa: Xuất tinh sớm, suy giảm chức năng sinh dục, rối loạn cương dương, các bệnh về bao quy đầu, tinh hoàn, các bệnh về tuyến tiền liệt…

    - Chẩn đoán và điều trị vô sinh ở nam giới, có rất nhiều bệnh nhân đã được chữa trị và có thể sinh con một cách tự nhiên.

    - Không chỉ có một nền tảng kiến thức y học sâu sắc, nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh tiết niệu và sinh dục nam, bác sĩ Thành cũng thường xuyên tham gia các hội thảo, các lớp tập huấn, nghiên cứu khoa học, hợp tác và trao đổi kỹ thuật với các chuyên gia y học tại Angola nhằm thăm khám và điều trị hiệu quả, tích cực cho từng trường hợp bệnh nhân.

    - Với kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh linh hoạt, chính xác bằng con mắt và đôi tay “trong nghề” bác sĩ luôn không ngừng tìm tòi, học hỏi tìm ra những phương pháp chẩn đoán và điều trị khoa học

    Thành tích đạt được

    Trong những năm tháng sống và làm việc tại Cộng hòa Angola, bác sĩ Thành luôn được nhận bằng khen “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong việc thăm khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh liên quan đến lĩnh vực nam khoa, ngoại – tiết niệu.

    - Năm 1998: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp quốc gia: “Phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa”

    - Năm 2002: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp quốc gia “Phẫu thuật nội soi cắt túi mật do sỏi”

    - Năm 2012: bác sĩ Thành bảo vệ thành công đề tài cấp tỉnh: “Sâm Xuân Dược điều trị rối loạn cương dương”.

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status