Đại tiện ra máu không đau là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều người thường hay gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây mất máu và các biến chứng dài hạn. Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng đại tiện ra máu một cách hiệu quả? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Giải đáp đại tiện ra máu tươi không đau là bệnh gì?
Đại tiện ra máu là tình trạng máu lẫn ở trong phân hoặc máu ở cuối bãi, cũng có khi máu chỉ dính ở trên giấy vệ sinh, người bệnh phải thực sự quan sát và chú ý mới có thể phát hiện ra.
Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, đại tiện ra máu có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt, chấn thương vùng hậu môn, sau thủ thuật hoặc lối sống thiếu khoa học gây nên. Tuy nhiên, hết các trường hợp đại tiện ra máu nhưng không đau đều là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm cần phải được thăm khám và chữa trị ngay.
1. Đại tiện ra máu nhưng không đau do viêm đại tràng
Bệnh viêm loét đại tràng là một dạng bệnh lý về đường tiêu hóa do một số loại vi khuẩn có hại gây nên như khuẩn E Coli, Salmonella, Shigella, virus Rota, khuẩn lỵ, Amip, sán hoặc một số loại nấm xâm nhập vào cơ thể và giải phóng độc tố gây viêm nhiễm tổn thương niêm mạc đại tràng dẫn đến chảy máu kéo dài và gây đại tiện ra máu.
2. Đại tiện ra máu không đau do polyp đại tràng
Polyp đại tràng là tình trạng các tổ chức tế bào trong niêm mạc đại tràng tăng sinh quá mức nên hình thành các khối u trong lòng đại tràng.
Sự xuất hiện của các khối u trong lòng đại tràng gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, polyp đại tràng không gây hại nhưng một số polyp có thể dẫn đến ung thư ruột kết và gây một số triệu chứng khác như:
- Chảy máu trực tràng, đại tiện ra máu
- Thay đổi thói quen đại tiện, táo bón hoặc tiêu chảy
- Đau bụng
3. Đi ngoài ra máu nhưng không đau do viêm ruột
Viêm ruột là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường ruột gây tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, có thể gây tổn hại đến đại tràng gây đại tiện ra máu không đau, đi ngoài có chất nhầy kèm theo máu, tiêu chảy, căng tức ở trực tràng, đi đại tiện ra máu và rát hậu môn.
4. Đại tiện ra máu nhưng không đau do thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ là tình trạng lưu thông máu đến ruột bị suy giảm do mạch máu bị tắc nghẽn.
Tình trạng thiếu máu cục bộ có thể hình thành ở ruột non, ruột già hoặc cả hai bộ phận này gây hiện tượng đi đại tiện ra máu nhưng không đau, tăng nhu động ruột, đi ngoài liên tục.
5. Đại tiện ra máu nhưng đau do bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do sự căng phồng và giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch bên trong ống hậu môn.
Sự xuất hiện của các búi trĩ bên trong hay ngoài hậu môn khiến người bệnh bị đau đớn và gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt, đại tiện ra máu, chảy máu hậu môn, búi trĩ sa ra khỏi hậu môn gây vướng víu khó chịu và đau đớn. Nếu không khắc phục và chữa trị hiệu quả sẽ gây hoại tử búi trĩ và ung thư hậu môn.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải tình trạng đại tiện ra máu sau cắt trĩ do sau khi cắt trĩ, vết thương chưa lành, nếu người bệnh không kiêng khem, tình trạng táo bón quay trở lại gây khó khăn cho việc đại tiện, khiến vết thương bị rách ra gây tổn thương và xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu sau cắt trĩ
6. Đi ngoài ra máu đen nhưng không đau do chảy máu dạ dày
Viêm dạ dày chế độ ăn uống không khoa học hoặc sử dụng thuốc kháng sinh nặng là những nguyên nhân dẫn đến chảy máu dạ dày.
Người bệnh có thể bị viêm dạ dày từ cấp tính đến mãn tính, nếu chuyển nặng có thể dẫn đến viêm loét và ung thư dạ dày.
Khi bị viêm đau và chảy máu dạ dày người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, đi đại tiện ra máu nhưng không đau
7. Đại tiện ra máu nhưng không đau do bệnh Crohn
Crohn là một dạng tổn thương ở đường ruột, viêm nhiễm hệ tiêu hóa dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài ra máu tươi không đau, cơ thể mệt mỏi, phát sốt, giảm cân.
Đại tiện ra máu không đau có nguy hiểm không?
TS.Bác sĩ CKII Trịnh Tùng cho biết: Tình trạng đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau nếu chỉ xảy ra 1,2 lần rồi khỏi thì có thể là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, người bệnh không cần quá lo lắng mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau kéo dài nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần phải được thăm khám và chữa trị kịp thời, nếu không người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:
- Mất máu và thiếu máu nghiêm trọng: Đại tiện ra máu ở cả nam và nữ nếu kéo dài, đặc biệt là bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ nặng, máu chảy thành giọt hoặc bắn thành tia sẽ khiến cơ thể mất máu và thiếu máu trầm trọng, có thể gây suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, hoa mắt chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
- Gây suy giảm sức đề kháng: Tình trạng đi đại tiện ra máu nhưng không đau khiến cơ thể người bệnh bị suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch hoạt động kém dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đại trực tràng, bệnh xã hội, bệnh lây qua đường tình dục.
- Làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày: Ngoài ra, tình trạng đi ngoài ra máu còn có thể gây nhiễm trùng hậu môn, nếu không chữa trị hiệu quả sẽ dẫn đến hoại tử hậu môn, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi thấy có các biểu hiện đi ngoài ra máu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
Đại tiện ra máu khám ở đâu uy tín an toàn và hiệu quả?
Đại tiện ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng để thăm khám.
Sau khi thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.
Điều trị nội khoa :
Đối với các trường hợp bị đi ngoài ra máu không đau mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị, có thể là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống co buộc và cầm máu hiệu quả.
Mọi vấn đề về thuốc trị đi ngoài ra máu người bệnh phải tuân thủ theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa trị tại nhà sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn rất nguy hiểm.
Điều trị ngoại khoa :
Đối với các trường hợp bị đi ngoài ra máu mức độ nặng thì bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật hoặc phẫu thuật để cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.
Nếu bị đi ngoài ra máu do áp xe, rò hậu môn, bệnh trĩ, polyp…thì sẽ được điều trị bằng phương pháp HCPT, nay đã phát triển thành HCPTII hạn chế đau đớn, ít chảy máu, vết thương nhỏ, không để lại sẹo, không ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn…
Đi đại tiện ra máu không đau nên ăn gì để cải thiện triệu chứng?
Tình trạng đi đại tiện ra máu và rát hậu môn khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Theo các chuyên gia y tế, để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên chú ý đến chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày bằng cách lựa chọn một số thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón kéo dài.
Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm mà người bệnh có thể lựa chọn để bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày của mình.
1. Nhóm thực phẩm giàu magie
Các nghiên cứu đã chỉ ra magie có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể, giúp tăng cường nhu động ruột.
Nhóm thực phẩm giàu magie như súp lơ xanh, rau dền, bí đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân…người bệnh nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
2. Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, thanh nhiệt giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh đi ngoài ra máu nhưng không đau.
Khi bị đi ngoài ra máu, người bệnh có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, mận, bưởi…
3. Thực phẩm giàu chất xơ
Một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu là tình trạng táo bón kéo dài, vì vậy để cải thiện táo bón và nguyên nhân gây đi ngoài ra máu người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn hàng ngày bằng cách lựa chọn các thực phẩm rau củ quả như diếp cá, mồng tơi, rau đay, mướp, bơ, cà rốt, đậu đen…
Nếu cần tìm hiểu thêm về hiện tượng đi đại tiện ra máu tươi nhưng không đau hay các bệnh lý hậu môn trực tràng khác, mọi người hãy gọi ngay đến số máy 0243.9656.999 để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.