8+ nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại & cách phòng ngừa hiệu quả

June 2, 2020
Bệnh Trĩ
Mục lục chính [Ẩn]

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi hiện nay số người mắc bệnh trĩ ngoại không ngừng tăng cao mà không biết nguyên nhân do đâu. Đây là bệnh lý nguy hiểm và phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Việc nhận biết nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để mọi người có thể phòng trị bệnh hiệu quả.

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại phổ biến nhất là gì?

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại theo các chuyên gia hậu môn trực tràng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì: bệnh trĩ ngoại hay còn gọi là bệnh lòi dom theo cách gọi dân gian, là sự căng phồng của các tĩnh mạch trực tràng phía dưới đường lược do chịu nhiều áp lực nên giãn quá mức tạo thành các búi trĩ có dấu hiệu xơ cứng và lòi ra khỏi hậu môn gây đau đớn và viêm nhiễm.

    Khác với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại dễ nhận biết hơn do búi trĩ hình thành ngay rìa hậu  môn và sa xuống. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh, xong búi trĩ sa xuống khiến người bệnh luôn cảm thấy cộm và vướng víu khó chịu ở hậu môn mỗi khi di chuyển. 

    Các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại được xác định chủ yếu là do:

    1. Chế độ ăn uống không khoa học hợp lý

    Việc ăn ít rau và chất xơ, thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng và sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe,…là nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột, cản trở quá trình trình tiêu hóa, gây khó khăn cho việc đại tiện…

    Thói quen uống ít nước, ngại uống nước làm cho cơ thể bị thiếu nước nghiêm trọng, phân cứng lại và khó thoát ra ngoài, gây táo bón. Khi đi đại tiện người bệnh phải dùng sức rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, vô tình gây ra sức ép lên tĩnh mạch hậu môn là nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại.

    2. Thói quen sinh hoạt không đúng cách 

    Những người thường có thói quen nhịn đi vệ sinh, hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh xem điện thoại, đọc sách báo, hay vệ sinh hậu môn không sạch sẽ dẫn đến các loại vi khuẩn xâm nhập, phát triển, gây viêm nhiễm.

    3. Táo bón kinh niên hoặc tiêu chảy mãn tính

    Người có tiền sử mắc bệnh về nhu động ruột thường có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ cao hơn do hoạt động của nhu động ruột kém sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, người bệnh có thể thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy, thói quen đại tiện không ổn định gây khó khăn mỗi khi đi vệ sinh. Điều này vô tình làm tổn thương tĩnh mạch và thành ruột. Các búi tĩnh mạch dưới niêm mạc cửa hậu môn bị tạo áp lực co giãn đột ngột khiến các cơ tĩnh mạch không đàn hồi kịp. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân gây rối tĩnh mạch và là nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại.

    4. Do đặc trưng công việc

    Những người làm công việc văn phòng hoặc bán hàng, lái xe, thợ may, công nhân luôn phải ngồi lâu hoặc đứng yên trong một tư thế liên tục trong thời gian dài khiến cho các cơ và trọng lượng cơ thể dồn xuống vùng chậu, lượng máu lưu thông đến các bộ phận tại đây kém, làm giảm độ đàn hồi và co thắt của cơ hậu môn cũng bị suy yếu dần, là nguyên nhân bệnh trĩ ngoại xuất hiện ở nhiều người.

    5. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi

    Đây cũng là một trong những nguyên nhân bị bệnh trĩ ngoại mà nhiều người mắc phải do tinh thần mệt mỏi căng thẳng thì não sẽ sản sinh ra chất gây tác động và áp lực lên toàn bộ cơ thể, ức chế hoạt động của cơ quan tiêu hóa, khả năng co giãn vùng hậu môn cũng suy giảm, tạo điều kiện cho sự hình thành của bệnh trĩ ngoại.

    6. Do tuổi tác

    Những người cao tuổi thường dễ bị bệnh trĩ ngoại do tĩnh mạch vùng hậu môn ở người già theo thời gian cũng lão hóa suy yếu, và mềm, độ đàn hồi của cơ vòng hậu môn bị suy giảm nhanh, các tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây táo bón, bởi vậy mà xuất hiện nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại.

    7. Phụ nữ mang thai và sau sinh

    Khi mang thai, trọng lượng của thai nhi lớn dần lên sẽ gây sức ép xuống xương chậu và tử cung, gây chèn ép sang các cơ quan khác như - nội tạng, trực tràng,... làm tăng áp lực lên ổ bụng, các tĩnh mạch trĩ sẽ bị chèn ép lớn là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại và chứng táo bón.

    Sau khi sinh con, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ không cân bằng, ăn quá nhiều chất bổ dưỡng và thiếu chất xơ, lại ít vận động, ngồi lâu một chỗ khiến các hoạt động trong cơ thể chậm lại, tăng nguy cơ bị táo bón dẫn đến bệnh trĩ.

    8. Mắc các bệnh mãn tính

    Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, những người bị mắc bệnh mãn tính như hen phế quản, tiểu đường, ho nhiều gây gia tăng áp lực xuống ổ bụng, các tĩnh mạch cũng suy yếu dần là nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại.

    Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì sự xuất hiện của các búi trĩ ngoại còn do một số nguyên nhân phổ biến khác như: quan hệ tình dục qua hậu môn, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, uống ít nước, ngồi lâu ít vận động…

    Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại vô cùng đa dạng và phức tạp, việc nhận biết và nắm được các nguyên nhân gây trĩ ngoại là biện pháp tốt nhất giúp nhiều người có thể phòng ngừa và chữa trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả.

    Có thể bạn quan tâm

    Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

    Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho biết: Bệnh trĩ ngoại nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh như:

    Ung thư hậu môn trực tràng: Búi trĩ phát triển nặng và bị xơ hóa sẽ nhanh chóng kích thích sự phát sinh của các tế bào ác tính dẫn đến ung thư, đe dọa tính mạng của người bệnh.

    Gây hoại tử hậu môn: Tình trạng búi trĩ ngoại sa xuống hậu môn sẽ làm tăng hiện tượng tiết dịch, khiến hậu môn luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển dẫn đến viêm nhiễm, phá hủy búi trĩ, hoại tử hậu môn.

    Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ ngoại sa quá mức sẽ bị các cơ vòng hậu môn chèn ép làm tắc tĩnh mạch lưu thông đến búi trĩ khiến búi trĩ càng to và cứng hơn không thể quay trở lại hậu môn. Tình trạng nghẹt búi trĩ làm cho bệnh nhân luôn cảm thấy đau đớn khó chịu.

    Thiếu máu nghiêm trọng: Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại khiến người bệnh bị chảy máu hậu môn, đi đại tiện ra máu kéo dài dẫn đến mất máu và thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, xanh xao mệt mỏi, suy giảm trí nhớ

    Gây rối loạn chức năng hậu môn: sự phát triển và xâm lấn của búi trĩ ngoại làm cho hậu môn bị co lại, bệnh nhân bị đại tiện mất tự chủ.

    Gây ra các bệnh về da: Búi trĩ ngoại gây ra hiện tượng tiết dịch hậu môn khiến cho vùng da xung quanh bị kích thích gây ra tình trạng viêm nhiễm, dị ứng.

    Những tác hại mà nguyên nhân gây ra trĩ ngoại mang đến cho người bệnh rất nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vì vậy, theo các chuyên gia, khi có dấu hiệu bị mắc bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu kéo dài gây ra biến chứng nguy hiểm, việc chữa trị gặp nhiều khó khăn hơn.

    Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh trĩ và cách chữa trị hiệu quả

    Mặc dù nguyên nhân gây trĩ ngoại rất phức tạp, nhưng việc chữa trị bệnh không phải là không có cách. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị cụ thể. Điều quan trọng là khi có dấu hiệu mắc bệnh, mọi người cần chủ động thăm khám sớm.

    1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc

    Đối với các trường hợp bị trĩ ngoại giai đoạn đầu bác sĩ có thể sử dụng thuốc đặc trị như thuốc bôi hoặc thuốc uống hoặc thuốc đặt hậu môn. Trong đó:

    Thuốc bôi giúp làm dịu cơn ngứa, giảm đau nhức và khó chịu ở hậu môn, chống co buộc, gia tăng sức bền thành mạch và chống viêm nhiễm hậu môn hiệu quả.

    Nếu bị trĩ ngoại kèm theo nứt kẽ hậu môn, thuốc bôi trị bệnh trĩ ngoại giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào biểu mô, làm liền vết nứt, ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa.

    Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại có tác dụng cầm máu, giảm đau và nhuận tràng, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về chữa trị tại nhà mà cần thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng can thiệp ngoại khoa

    Bệnh trĩ ngoại là căn bệnh nguy hiểm và phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu không chữa trị hiệu quả và đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng như sau nghẹt búi trĩ, gây mất máu, viêm nhiễm hậu môn, sức khỏe suy giảm, ung thư hậu môn trực tràng…việc chữa trị sẽ khó khăn phức tạp hơn.

    Ngoài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại thì ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh còn có cơ hội thoát khỏi bệnh trĩ nhờ các biện pháp thủ thuật hay các công nghệ phẫu thuật hiện đại như: Chích xơ búi trĩ, thắt vòng cao su, chiếu tia laser, tia hồng ngoại hay phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo, HCPT… Mỗi phương pháp chữa bệnh sẽ có những đặc điểm và thế mạnh riêng, được áp dụng cho từng đối tượng bệnh nhân.

    Đối với các trường hợp bị trĩ ngoại nặng, búi trĩ phát triển quá lớn sa xuống hậu môn và không thể quay lại, có dấu hiệu viêm nhiễm gây hoại tử hậu môn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ một cách nhanh chóng và an toàn cho người bệnh.

    Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ đã và đang áp dụng phương pháp HCPT điều trị bệnh trĩ thành công cho rất nhiều bệnh nhân

    Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT không sử dụng dao mổ cắt trĩ mà thông qua dòng điện cao tần với mức nhiệt hoạt động từ 80-90 độ C làm đông và thắt nút mạch máu dẫn đến búi trĩ, làm cho búi trĩ lập tức rụng đi, hàn gắn tổn thương không gây tổn hại đến các vùng lân cận, bảo tồn chức năng của hậu môn.

    Ưu điểm của phương pháp HCPT điều trị bệnh trĩ ngoại là: Thời gian điều trị ngắn, hạn chế chảy máu, ít đau, người bệnh không cần nằm viện, ngăn ngừa tái phát hiệu quả, không để lại di chứng về sau.

    Đây là cách chữa bệnh trĩ tiên tiến và hiện đại nhất được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả chữa trị và mức độ an toàn.

    Một số biện pháp phòng tránh nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường gặp hiện nay

    Bên cạnh các phương pháp chữa bệnh nêu trên, để phòng ngừa các nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại, theo các chuyên gia hậu môn trực tràng người bệnh nên chú ý các vấn đề sau:

    • Tránh ngồi hay đứng quá lâu một chỗ
    • Tập thói quen đi vệ sinh vào một thời gian cố định
    • Thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
    • Thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày
    • Tăng cường vận động rèn luyện để tăng khả năng lưu thông máu đến các cơ quan trên cơ thể
    • Thăm khám sức khỏe định kỳ để loại bỏ các bệnh lý nguy hiểm

    Nếu còn có thắc mắc gì về nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại hay các bệnh lý hậu môn – trực tràng khác, hãy gọi điện thoại đến số máy 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí


    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Bs. Trịnh Tùng

    Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần. Tiến Sỹ. Bác sỹ Trịnh Tùng có gần 20 năm công tác tại Bệnh viện Xanh Pôn, 8 năm công tác tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương.

    Hiện tại TS. Bác sĩ Trịnh Tùng đang phụ trách khoa ngoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Tại phòng khám, bác sĩ Trịnh Tùng đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng về thăm khám, tư vấn, chữa bệnh:

    • Tư vấn các bệnh lý về tiêu hóa, hậu môn trực tràng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị hiệu quả, cách phòng ngừa và tái phát.
    • Thăm khám lâm sàng trực tiếp cho người bệnh và chỉ định các xét nghiệm, nội soi hậu môn nhằm đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
    • Trực tiếp điều trị và phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Bệnh Trĩ, áp-xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…
    • Chăm sóc hỗ trợ người bệnh sau điều trị

    Xem Thêm

    Để số điện thoại để được tư vấn

    Thank you! Your submission has been received!

    Oops! Something went wrong while submitting the form

    Hỏi bác sĩ

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nguồn bài viết được tham khảo từ
    tdtblog , website y khoa nổi tiếng ở Việt Nam
    DMCA.com Protection Status