[ Bệnh giang mai ] là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh hiệu quả
Bệnh giang mai là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục rất đáng sợ, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người mắc phải. Không được phát hiện và điều trị kịp thời giang mai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh giang mai là bệnh gì ?
Bệnh giang mai là một bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết có xoắn khuẩn giang mai.
Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục và dễ mắc ở đối tượng nam nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15 – 25. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi thai nhi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ do xoắn khuẩn xâm nhập thông qua dây rốn.
Bệnh giang mai chia ra làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Giang mai nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời mới có khả năng chữa khỏi, khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn hơn, thì khả năng khỏi bệnh là rất thấp, đa phần các phương pháp điều trị chỉ là cầm chừng giúp ngăn ngừa các triệu chứng mà bệnh gây ra.
Nữ giới dễ mắc các bệnh qua đường quan hệ tình dục hơn nam giới do cấu tạo mở của bộ phận sinh dục, nếu không điều trị kịp thời rất có thể gây lên những tổn thương tại các bộ phận trong cơ thể như viêm loét bộ phận sinh dục, đau nhức xương khớp, phát ban ngoài da, gây ảnh hưởng đến nội tạng.
Bệnh giang mai mắc phải có triệu chứng như thế nào?
Nếu như không may mắc phải bệnh giang mai mà không được điều trị đúng, người bệnh có thể sẽ phải trải qua các giai đoạn sau
1. Giang mai giai đoạn I (giang mai nguyên phát)
Trong giai đoạn này, sau khoảng thời gian ủ bệnh giang mai người bệnh sẽ thấy trên cơ thể xuất hiện các vết loét hay còn được gọi săng giang mai tại bìu, dương vật, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, miệng, hậu môn không gây đau hay ngứa. Đối với nữ giới sẽ khó phát hiện giang mai nếu vết loét xuất hiện ở trong âm đạo hay cổ tử cung. Các vết loét này xuất hiện từ khoảng 3 – 6 tuần do không đau nên người bệnh thường không để ý và chúng biến mất mà không cần trị, chính vì vậy có nhiều người không biết mình mắc giang mai và bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh trong giai đoạn này.
2. Giang mai giai đoạn II (giang mai thứ phát)
Khi bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn này, người bệnh sẽ phát ban xuất hiện các tổn thương trên da có lớp màng nhầy ở niêm mạc, các vết loét tại vùng miệng, âm đạo, hậu môn. Lúc mới bắt đầu, trên cơ thể xuất hiện các đào ban trên nhiều vùng tại cơ thể, các nốt bạn thường không ngứa đôi khi khá mờ có màu đỏ hoặc nâu đỏ trên lòng bàn tay hoặc dưới bàn chân.
Đi kèm với đó người bệnh có một số biểu hiện như sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, đau cơ, sụt cân, mệt mỏi. Những triệu chứng từ giai đoạn này sẽ biến mất mà không cần điều trị, khi đó bệnh chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và bệnh giang mai giai đoạn cuối.
3. Giang mai tiềm ẩn
Trong giai đoạn này bệnh giang mai dường như không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng điển hình nào, nếu không được chữa trị, người bệnh vẫn mang mầm bệnh trong nhiều năm mà không hề có triệu chứng nào.
4. Giang mai giai đoạn cuối
Khi không được điều trị bệnh giang mai sẽ chuyển sang giang mai giai đoạn III, lúc này các xoắn khuẩn đã xâm nhập vào bên trong cơ thể không còn gây các tổn thương ở ngoài da nữa mà gây tổn thương bên trong cơ quan nội tạng. Giang mai giai đoạn cuối thường rất nghiêm trọng sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 -30 năm sau khi bị lây nhiễm, tác động trực tiếp đến tim, tế bào máu, não, hệ thần kinh gây ra các bệnh như mù lòa, viêm khớp, phình động mạch, viêm màng não, bại liệt và thậm chí là tử vong
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên đó đều là những hình ảnh bệnh giang mai ở nữ và nam qua từng giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau, khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng như đã liệt kê ở trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm giang mai và biết được cách chữa bệnh giang mai phù hợp từ bác sĩ.
Những biến chứng nguy hiểm và tác hại của bệnh giang mai
Bệnh giang mai mắc phải nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Gây tổn thương lên các cơ quan quan trọng của cơ thể
- Tác động xấu lên da, viêm mạc, mắt, tim, gan, thần kinh của cơ thể
- Gây lên các chứng viêm, phình động mạch chủ, bại liệt, rối loạn tâm thần, viêm gan.
- Không chỉ vậy, bệnh giang mai có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc thai nhi biến dạng sau khi sinh.
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng thực sự rất nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV, người mắc bệnh giang mai có nguy cơ cao nhiễm HIV, nếu như không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong cho người mắc phải.
Thắc mắc: Con đường lây truyền của giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai lây qua đường nào? Tại các vùng tổn thương trên da và niêm mạc chính là nơi lưu trú của các xoắn khuẩn giang mai, bệnh rất dễ lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn, thời kỳ dễ lây nhiễm nhất là giai đoạn 1 và giai đoạn 2 khi các khuẩn giang mai vẫn đang gây tổn thương ở bên ngoài da.
Thông thường người ta vẫn ghi nhận các trường mắc giang mai thông qua một con đường chính là quan hệ tình dục không an toàn, khi quan hệ tình dục xảy ra xây xát dễ khiến đổ bệnh. Bệnh giang mai có thể lây truyền qua máu khi dùng chung bơm kim tiêm không khử khuẩn, hoặc thông qua các vật dụng cá nhân, đồ dùng bị nhiễm khuẩn.
Bệnh giang mai có thể chữa khỏi được không?
Bệnh giang mai có thể chữa khỏi được không trước hết cần xác định tình trạng bệnh. Trong đại đa số trường hợp, thử máu là có thể nhận biết chính xác người đó có mắc bệnh giang mai hay không, ngoài ra giang mai có thể được biết thông qua những phương pháp khác như là xét nghiệm dịch từ vết loét giang mai.
Giang mai hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như bệnh được điều trị ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn còn mới. Thế nhưng khi chuyển sang giai đoạn cuối, việc điều trị là vô cùng khó khăn, dường như là không thể khỏi. Cho nên nếu không may mắc bệnh giang mai, người bệnh cần đến ngay cơ sở phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời
Giang mai dù là đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có khả năng tái phát, do đó cần tuân thủ theo như chỉ dẫn của bác sĩ và các phương pháp phòng tránh bệnh giang mai, để chúng không còn cơ hội quay trở lại cơ thể nữa.
Thông tin: Cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả
Ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh giang mai chính vì vậy mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ bản thân, gia ddinhf cộng động và người bạn tình của mình bằng việc:
- Tranh thủ thời gian thăm khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện
- Sử dụng bao cao su, tấm khiên chắn miệng khi quan hệ tình dục
- Xây dựng thói quen tình dục chung thủy, an toàn
- Người mẹ mang thai chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh giang mai cho con.
- Nếu không may mắc bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự ý mua thuốc để điều trị.
Người bệnh chủ động sắp xếp thời gian thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để cải thiện tình trạng sức khỏe cho mỗi người. Địa chỉ thăm khám các bệnh xã hội uy tín trên địa bàn thành phố hà Nội chính là phòng khám đa khoa Quốc tế cộng đồng, một trong những đơn vị tư nhân khám chữa có tiếng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về bệnh giang mai, nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999 để nghe tư vấn từ chuyên gia.