Ban An (Thanh Hóa) gửi câu hỏi như sau: Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi đợt vừa rồi em có quan hệ với một bạn nữ và sử dụng bao cao su khi quan hệ, tuy nhiên bạn ấy vừa thông báo với em là bạn đó bị giang mai, bác sĩ cho em hỏi em sử dụng bao cao su như vậy thì em có mắc bệnh giang mai không? Và bệnh giang mai có lây không ạ?
Cảm ơn bạn An đã gửi câu hỏi về cho bác sĩ tư vấn, tuy rằng bạn đã sử dụng bao cao khi quan hệ tình dục thế nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh giang mai, để biết chính xác mình có bị mắc giang mai hay không bạn nên đến cơ sở uy tín chuyên khoa để làm các xét nghiệm giang mai cần thiết.
Để giúp bạn An trả lời bệnh giang mai có lây không cùng bài viết sau đây tìm hiểu về bệnh giang mai và các con đường lây truyền của bệnh giang mai nhé!
Bệnh giang mai là bệnh gì ?
Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên gọi là Treponema pallidum gây ra. Khi xoắn khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây lên những tổn thương ở trên da hình thành các vết loét hay còn được gọi là săng giang mai. Các săng giang mai xuất hiện ở khu vực hậu môn, miệng, dương vật, bìu, âm đạo, âm hộ của người bệnh ở giai đoạn đầu.
Khi bệnh giang mai để lâu mà không điều trị sẽ phát triển đến giai đoạn nặng lúc này các tổn thương do giang mai gây ra sẽ ăn sâu vào bên trong cơ quan nội tạng khiến người bệnh xuất hiện các bệnh liên quan đến xương khớp, thần kinh, tim mạch, mắt, bại liệt và thậm chí là tử vong.
Nói tóm lại giang mai là một bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm chỉ đứng sau HIV, bệnh giang mai nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh.
Bệnh giang mai có lây không? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Bệnh giang mai có lây không? Câu trả lời là có. Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến trên thế giới. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam nữ trong độ tuổi sinh sản, và dễ lây lan nhanh chóng thông qua quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục. Những người có lối sống tình dục phóng khoáng, nhiều bạn tình và không sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thì sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai cao. Khi tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh giang mai thông qua các hành động như ôm hôn cũng có thể bị truyền nhiễm bệnh.
Có thể nói quan hệ tình dục là còn đường lây truyền chính và phổ biến của bệnh giang mai, thế nhưng cũng ghi nhận một số các trường hợp bệnh giang mai lây truyền qua các con đường khác cụ thể như là:
1. Thông qua đường tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai
Bệnh giang mai có lây không? Khi người bình thường không may tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ trong các đồ vật của bệnh giang mai như chăn gối, quần áo, bàn chải đánh răng hay tiếp xúc với vết thương hở trên da của người bệnh hoặc bị dịch mủ của người bệnh bám vào niêm mạc thì sẽ có nguy cơ cao bị lây bệnh giang mai.
2. Thông qua đường máu
Bệnh giang mai có lây không? Ngoài lây truyền qua quan hệ tình dục giang mai còn có thể lây truyền bằng hình thức tiêm chích, truyền máu khi dùng chung bơm kim tiêm hay nhận máu từ người nhiễm giang mai.
Khi người bệnh bị lây bằng con đường này, giang mai sẽ tiềm ẩn trong mạch máu bệnh nhân mà không có biểu hiện lâm sàng.
3. Lây truyền từ mẹ sang con
Người mẹ mang thai mắc bệnh giang mai nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ lây truyền sang cho con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất của đứa bé, thậm chí gây tử vong.
Bên cạnh đó giang mai cũng làm tăng khả năng nhiễm virus HIV. Chính vì thế xét nghiệm các bệnh xã hội là một việc làm cần thiết để đảm bảo quá trình chăm sóc thai kỳ được toàn diện.
Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?
Bệnh giang mai có lây không? Giang mai có thể dễ lây nhiễm thông qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân, nếu uống chung sử dụng chung các dụng cụ ăn uống với người bệnh giang mai thì cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên nếu chỉ ăn uống thông thường thì sẽ khó có khả năng lây bệnh giang mai.
Khi bị mắc giang mai sẽ có dấu hiệu như thế nào?
Nếu như không may mắc phải bệnh giang mai, người bệnh sẽ xuất hiện các săng giang mai trong giai đoạn đầu, các săng giang mai tròn hoặc hình bầu dục, không có gờ nổi cao, kích thước khoảng 0,5 – 2cm, giới hạn rõ và đều đặn, đáy sạch đỏ như thịt tươi, nền cứng, bóp và không đau. Các săng sẽ tự biến mất sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị.
Bệnh giang mai có ngứa không? Khi chuyển sang giai đoạn 2 người bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt ban đỏ trên da hay còn gọi là đào ban rải rác khắp cơ thể nhưng không gây ngứa, người bệnh có thể nổi hạch ở vùng cổ, bẹn và các triệu chứng này có thể hết rồi tái phát nhiều lần rồi biến mất mà không cần điều trị.
Khi nhìn thấy các triệu chứng như trên đó đều là hình ảnh của bệnh giang mai giai đoạn sớm, trong giai đoạn này nếu bệnh nhân tìm đến bác sĩ và kịp thời điều trị sẽ có cơ hội chữa thành công bệnh giang mai.
Nếu như bệnh nhân chủ quan khi không thấy các triệu chứng như trên xuất hiện mà không đi điều trị thì lúc này bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn cuối có thể xuất hiện từ 5 – 15 năm sau khi các triệu chứng săng giang mai xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng lúc này giang mai đã ăn sâu vào da, xương, nội tạng, tim mạch và hệ thần kinh gây ra các biến chứng mù lòa, tâm thần, bại liệt và thậm chí dẫn đến tử vong. Khi mắc bệnh giang mai ở giai đoạn này, việc chữa bệnh sẽ trở nên khó khăn do các tổn thương ở sâu bên trong và khó có thể hồi phục hoàn toàn.
Khi bệnh nhân nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai hoặc nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai cần chủ động đến cơ sở y tế làm các xét nghiệm cần thiết để điều trị giang mai kịp thời.
Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh giang mai
Giang mai là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, mỗi người trong chúng ta cần phải có ý thức tự giác phòng tránh bệnh giang mai bởi điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn bảo vệ gia đình và cộng đồng. Mỗi người, đặc biệt giới trẻ cần phải:
- Gậy dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và tránh xa việc quan hệ với gái mại dâm, trai bao.
- Không dùng chung đồ cá nhân với người nhiễm bệnh giang mai.
- Khi phát hiện có dấu hiệu bệnh kiêng quan hệ tình dục, dẫn bạn tình cùng đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
- Phụ nữ mang thai nếu biết mình mắc bệnh giang mai cần chủ động thăm khám để điều trị tránh lây truyền sang cho thai nhi
Mỗi người nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng trên lần để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
Mong rằng thông qua những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bệnh giang mai có lây không? Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ theo số 0243.9656.999 để nghe giải đáp.