Bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu, có thể thấy bệnh giang mai có diễn biến khá phức tạp, các triệu chứng lúc có nhưng lúc lại biến mất hoàn toàn. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng bệnh đã khỏi. Thực chất, bệnh giang mai lúc này chuyển sang giai đoạn khác, gây nên những ảnh hưởng lớn nội tạng trong cơ thể. Do đó bạn nên xác định bệnh giang mai từ khi bệnh ủ bệnh để có kế hoạch chữa trị kịp thời.
Bệnh giang mai là gì, có nguy hiểm không?
Hiện nay, người mắc bệnh giang mai đang càng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tại Việt Nam đã ghi nhận bé trai mắc bệnh giang mai chỉ mới 13 tuổi, ngoài ra còn rất nhiều trường hợp mắc bệnh lậu trong độ tuổi từ 15 đến 22 tuổi. Bệnh giang mai được xác định là do xoắn khuẩn Treponema Pallidum tấn công và gây bệnh.
Sau thời gian ủ bệnh xoắn khuẩn giang mai sẽ gây nên những triệu chứng khó chịu đồng thời phá hủy toàn bộ cơ quan nội tạng như hệ xương khớp, hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng.
Sự xuất hiện của bệnh giang mai thường là do người bệnh quan hệ tình dục không an toàn (chiếm 95% tổng số ca mắc). Ngoài ra, còn có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc gián tiếp, lây qua đường máu, nhiễm trùng nhau thai, nhiễm trùng khi sinh nở...
Khi mắc bệnh giang mai người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn gồm có: giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn tam phát. Mỗi giai đoạn người bệnh sẽ thấy có những triệu chứng khác nhau. Trong đó cần lưu ý ở giai đoạn âm ỉ các triệu chứng sẽ biến mất ở trên bề mặt da nhưng thực chất xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại bên trong cơ thể.
Người bệnh giang mai cần chú ý nếu mang thai có thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh giang mai di truyền. Thống kê có khoảng 40% em bé có nguy cơ mắc bệnh giang mai từ người mẹ và có nguy cơ tử vong.
Bệnh giang mai nếu được phát hiện và điều trị sớm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy cần xác định chính xác thời gian ủ bệnh giang mai.
Thời gian bệnh giang ủ bệnh bao lâu ?
Bệnh giang mai có diễn biến phức tạp, các triệu chứng bệnh giang mai không điển hình và có thời gian ẩn, hiện khác nhau do đó người bệnh khó phát hiện. Không những thế căn bệnh này còn diễn biến trong nhiều năm, có những trường hợp thời gian mắc bệnh từ 10, 20, 30 năm thậm chí mắc bệnh cả đời. Vậy bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu
Bệnh giang mai có thể rầm rộ nhưng cũng có thể diễn biến thầm lặng, điều này khiến người mắc bệnh giang mai lầm tưởng đã khỏi bệnh và lây truyền cho người khác.
Theo các bác sĩ chuyên khoa sau khi xâm nhập vào cơ thể xoắn khuẩn giang mai sẽ mất 1 khoảng thời gian để tấn công vào cơ thể, tấn công vào máu và tác động đến những vị trí tổn thương. Thông thường khoảng từ 3 đến 90 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu.
Người bệnh cần chú ý bệnh giang mai được chia thành các cấp độ, ở mỗi cấp độ sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau. Nói cách khác bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh.
Bệnh giang mai giai đoạn 1: xuất hiện các triệu chứng sau khi vi khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể khoảng 3 tuần. Người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện các triệu chứng là các săng giang mai và hạch.
Bệnh giang mai giai đoạn 2: sau khi các triệu chứng săng giang mai xuất hiện người bệnh sẽ không thấy có dấu hiệu. Thời gian ủ bệnh này có thể kéo dài tới 2 năm .
Bệnh giang mai giai đoạn 3: Ở giai đoạn này vùng da và niêm mạc xuất hiện như tổn thương mới như sẩn giang mai, hoặc dát đỏ và hồng ở trên khắp cơ thể. Tuy nhiên sau đó chúng lại biến mất và không để lại sẹo.
Bệnh giang mai giai đoạn 4: Xuất hiện sau khoảng 5 đến 10 năm sau khi mắc bệnh, giai đoạn này sẽ khiến người bệnh bị tổn thương tim mạch, da, xương, hệ thần kinh. Đây là giai đoạn nguy hiểm vì xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào ngũ tạng và không còn đơn thuần ở da nữa.
Ở trong giai đoạn ủ bệnh bạn sẽ không thấy có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cả thể nhưng nếu có sự tiếp xúc với người khác bạn vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trung bình thời gian ủ bệnh giang mai khoảng từ 2 đến 4 sau khi người bệnh phơi nhiễm với xoắn khuẩn giang mai.
Các biểu hiện bệnh giang mai sau thời gian ủ bệnh
Khi người bệnh thấy xuất hiện các biểu hiện bệnh giang mai tức là bệnh giang mai đã qua giai đoạn ủ bệnh. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người mà sẽ có thời gian bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu khác nhau bạn có thể nhận biết bệnh giang mai qua các dấu hiệu ở mỗi thời kỳ như sau:
- Giang mai giai đoạn nguyên phát: người bệnh sẽ thấy xuất hiện một số các vết loét cứng và không đau. Các vết loét này có thể không đau nên không được chú ý, chúng kéo dài từ 3 đến 6 tuần rồi tự lành lại. Tuy nhiên, kể cả khi vết loét đã lành cũng cần ngăn chặn để không phát triển bệnh nặng hơn.
- Giang mai giai đoạn thứ phát: Người bệnh xuất hiện trên da với những tổn thương màng nhầy như ở niêm mạc với các vết loét tại 1 hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Các nốt ban đối xứng có màu hồng, khi ấn vào thì biến mất, có gờ cao, không bong vảy, không tự mất đi. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu khác như sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, mệt mỏi...
- Giang mai giai đoạn âm ỉ: Các biểu hiện bệnh giang mai có thể biến mất hoàn toàn khiến người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi. Thực tế, xoắn khuẩn giang mai tồn tại âm ỉ trong cơ thể và kéo dài nhiều năm.
- Giang mai giai đoạn tam phát: Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, có thể xuất hiện sau khoảng 5 đến 15 năm từ giai đoạn nguyên phát với 3 hình thức là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.
Tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các triệu chứng bệnh giang mai sẽ khác nhau. Nếu thấy những dấu hiệu nêu trên bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh hiệu quả.
Các phát hiện bệnh giang mai trong thời gian ủ bệnh
Để được phát hiện bệnh giang mai sớm, kể cả trong giai đoạn ủ bệnh cũng như bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu bạn nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm giang mai được xem là phương pháp hiệu quả giúp góp phần chẩn đoán bệnh giang mai chính xác, đặc biệt là giang mai kín.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai có thể được thực hiện như:
- Soi kính hiển vi trường tối: giúp phát hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ soi mẫu dưới kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn như vết loét âm đạo, dịch niệu đạo...
- Sàng lọc RPR: phương pháp này không chỉ giúp kiểm tra mà còn giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Nếu người mắc bệnh giang mai cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự phát triển của bệnh, thực hiện xét nghiệm sẽ giúp phát hiện ra kháng thể này.
- Tìm kháng thể đặc hiệu: Mục đích tìm ra các kháng thể chống lại vi khuẩn Treponema Pallidum giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Hiện nay các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai đang được triển khai rộng khắp tại các bệnh viện, phòng khám. Bạn có thể liên hệ và đặt lịch khám để được chẩn đoán sớm nhất.
Với câu hỏi bệnh giang mai ủ bệnh bao lâu, hy vọng qua bài viết dưới đây bạn sẽ tìm được lời giải đáp phù hợp. Nếu cần được hỗ trợ hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan bạn hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa.