Bệnh lậu ủ bệnh trong bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, có sử dụng thuốc kháng sinh hay không và tình trạng nhiễm trùng. Các bác sĩ chuyên gia khuyến cáo khi bạn tình phát hiện ra mắc bệnh lậu hoặc bạn nghi ngờ mắc bệnh lậu thì nên đi khám sớm vì trong thời gian bệnh lậu ủ bệnh vẫn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu cần đề phòng
Bệnh lậu là căn bệnh nhạy cảm, được biết đến chủ yếu khi lâu qua đường tình dục. Bệnh lậu có thể gặp ở tất cả các đối tượng không phân biệt độ tuổi và giới tính, nhất là những đối tượng có lối sống quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người đặc biệt là gái mại dâm.
Không những thế, với những người khỏe mạnh có đời sống quan hệ tình dục an toàn nếu không may tiếp xúc với vết thương hở, dịch nhày hoặc dùng chung bơm kim tiêm có chứa vi khuẩn lậu cầu thì cũng có nguy cơ bị mắc bệnh. Do đó người mắc bệnh lậu cần nắm bắt bệnh lậu ủ bệnh trong bao lâu để có biện pháp chăm sóc và hạn chế lây lan cho người khác.
Bệnh lậu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời như:
- Ở nữ giới bệnh lậu có thể lây lan vào tử cung, ống dẫn trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu, làm tổn thương ống dẫn trứng, tăng nguy cơ vô sinh và mang thai ngoài tử cung...
- Ở phụ nữ mang thai vi khuẩn lậu có thể lây lan cho trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị sảy thai, nguy cơ bị nhiễm trùng máu, lở loét, viêm nhiễm cho trẻ sơ sinh.
- Ở nam giới bệnh lậu có diễn biến phức tạp hơn vì ảnh hưởng đến tinh hoàn, làm tăng nguy cơ vô sinh...
Ngoài ra, bệnh lậu còn có thể để lại di chứng toàn thân và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể khi tấn công vào máu, gây viêm khớp, viêm da.
Với các biến chứng nguy hại của bệnh lậu, khi có dấu hiệu bạn nên có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời.
Thời gian ủ bệnh lậu trong bao lâu sau khi lây nhiễm?
Bác sĩ Lê Văn Minh, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: thời gian ủ bệnh lậu trong bao lâu sau khi lây nhiễm còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, giới tính và các yếu tố khác tác động. Bệnh lậu không giống như những căn bệnh khác khi tấn công vào cơ thể, vi khuẩn lậu sẽ ủ bệnh sau đó mới bộc phát các triệu chứng ra bên ngoài.
So với những bệnh lây qua đường tình dục khác, bệnh lậu có thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, khoảng từ 2 đến 5 ngày. Thời gian ủ bệnh của bệnh lậu dao động khoảng từ 1 đến 14 ngày.
Khoảng thời gian ủ bệnh lậu sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố sau đây:
1. Sức đề kháng của người bệnh
Sức đề kháng của người bệnh tác động rất lớn vào quá trình xâm nhập và tấn công của vi khuẩn lậu. Nếu người bệnh có sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch kém thì thời gian ủ bệnh lậu sẽ ngắn hơn và ngược lại.
Bên cạnh đó, sức đề kháng của người bệnh cũng quyết định đến độ mạnh và yếu của vi khuẩn lậu.
2. Giới tính
Bệnh lậu ủ bệnh trong bao lâu phụ thuộc rất lớn vào đối tượng mắc bệnh là nam giới hay nữ giới.
- Thời gian ủ bệnh lậu ở nam giới: có khoảng 10% nam giới khi mắc bệnh lậu không có triệu chứng, do đó thời gian ủ bệnh lại càng khó nhận biết. Tuy nhiên khi biểu hiện bệnh thì bệnh lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ hơn. Thời gian ủ bệnh lậu ở nam giới trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.
- Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới: cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới tương đối phức tạp, hơn thế nữa các triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới lại dễ nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa nên thường khó nhận biết. Thông thường thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới khoảng 10 ngày.
Ngoài ra, ở trẻ nhỏ thời gian ủ bệnh cũng khác ở người lớn. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh lậu từ mẹ khi mang thai sẽ không có triệu chứng khi sinh mà sau khi sinh khoảng 2 đến 21 ngày mới thấy có những triệu chứng đầu tiên.
3. Các yếu tố khác
Thời gian ủ bệnh lậu trong bao lâu bên cạnh các yếu tố về sức đề kháng hay giới tính thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:
Dùng thuốc kháng sinh: trong quá trình ủ bệnh có sử dụng thuốc kháng sinh hay không, nếu sử dụng thuốc kháng sinh thì sẽ làm ức chế tạm thời sự phát triển của virus gây bệnh, do đó sẽ kéo dài thời gian ủ bệnh lâu hơn.
Tình trạng nhiễm trùng: bệnh lậu được chia thành 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Nếu tình trạng nhiễm trùng nhẹ sẽ ở giai đoạn cấp tính còn nếu tình trạng nhiễm trùng nặng sẽ ở giai đoạn mãn tính.
Như vậy, bệnh lậu ủ bệnh thường trong khoảng từ 2 đến 5 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian này còn có sự thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh lậu thì nên có biện pháp thăm khám và chữa trị sớm.
Các giai đoạn phát triển của bệnh lậu cần nắm rõ
Bên cạnh giai đoạn ủ bệnh nguy hiểm, bệnh lậu còn qua các giai đoạn phát triển bệnh. Ở mỗi giai đoạn các triệu chứng lại gây nên những triệu chứng khó chịu, thông thường bệnh lậu sẽ trải qua 3 giai đoạn chính bao gồm:
- Giai đoạn vi khuẩn lậu xâm nhập và tấn công qua niệu đạo, vi khuẩn lậu tấn công vào bên trong cơ thể.
- Giai đoạn vi khuẩn lậu bắt đầu phát triển
- Giai đoạn xuất hiện các triệu chứng của bệnh lậu
Trong đó, giai đoạn phát triển của bệnh lậu người bệnh sẽ thấy có những triệu chứng khó chịu. Bạn có thể thấy có những triệu chứng dưới đây:
- Vùng kín có dấu hiệu chảy mủ: nếu nam giới sẽ thấy dương vật có dấu hiệu chảy mủ, nữ giới sẽ thấy dấu hiệu bất thường ở khí hư. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn sẽ thấy chảy mủ nhiều hoặc chảy mủ ít. Mủ chảy ra từ trong niệu đạo, có màu vàng đặc hoặc màu vàng ngả xanh.
- Đi tiểu buốt, tiểu rắt: người bệnh khi mắc bệnh lậu sẽ thấy có dấu hiệu rối loạn tiểu tiện như: tiểu rắt, tiểu buốt, mệt mỏi, tiểu đêm, tiểu ra mủ, cảm giác nóng rát mỗi lần đi tiểu
- Đau và sưng vùng kín: khi vùng kín có dấu hiệu nhiễm trùng, vi khuẩn lậu lan rộng sang các bộ phận lân cận sẽ dẫn đến tình trạng đau tinh hoàn, đau háng rất nguy hiểm.
Ngoài những triệu chứng bệnh lậu ở cơ quan sinh dục người bệnh còn thấy có các triệu chứng tại bộ phận tiếp xúc với vi khuẩn lậu như: miệng, họng, hậu môn...
Phương pháp phát hiện và điều trị bệnh lậu sớm
Nếu bạn đang nghi ngờ mắc bệnh lậu hoặc bệnh lậu đang ở trong giai đoạn ủ bệnh cần được hỗ trợ phát hiện bệnh lậu thì có thể thực hiện các biện pháp thăm khám và chẩn đoán bệnh lậu.
Thời gian ủ bệnh lậu thường không có các triệu chứng rõ ràng nên để phát hiện bệnh lậu thực hiện xét nghiệm bệnh lậu là hết sức cần thiết.
Để phát hiện bệnh lậu bạn có thể thực hiện xét nghiệm vi khuẩn lậu bằng cách nhuộm Gram hoặc xét nghiệm vi nấm, nuôi cấy. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và giá thành khác nhau, bạn nên tư vấn các bác sĩ để được chỉ định phương pháp phù hợp.
Nếu sau khi xét nghiệm bệnh lậu ở giai đoạn ủ bệnh cho kết quả âm tính bạn có thể đợi 1 tuần sau thực hiện xét nghiệm lại, tránh trường hợp âm tính giả.
Nếu trong trường hợp xét nghiệm bệnh lậu dương tính bạn sẽ được các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để đánh giá tình trạng.
Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả. Hiện nay để điều trị bệnh lậu phương pháp hiệu quả nhất chính là tiêm ceftriaxone. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc azithromycin hoặc doxycycline.
Với những trường hợp bị nhiễm trùng nặng sẽ cần điều trị lâu hơn hoặc điều trị bằng đường tiêm tĩnh mạch. Trong suốt quá trình điều trị bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên để đánh giá tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, dù bệnh lậu đang ở trong giai đoạn ủ bệnh hay đã phát bệnh lậu bạn cũng cần chú ý: quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, hạn chế sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, quan hệ chung thủy với 1 bạn tình, nếu có dấu hiệu mắc bệnh bạn nên có biện pháp thăm khám và chữa trị ngay.
Trên đây là những thông tin giải đáp bệnh lậu ủ bệnh trong bao lâu. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ sớm tìm được câu trả lời hiệu quả và phù hợp. Nếu cần được các bác sĩ tư vấn và giải đáp thắc mắc khác liên quan đến bệnh lậu bạn có thể đặt câu hỏi tại Khung chat bên dưới.