[ GIẢI ĐÁP NHANH ] Bệnh trĩ ngoại có cần phẫu thuật hay không ? ( Thời điểm hợp lý)
Trĩ ngoại có cần phẫu thuật không, phẫu thuật bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nào hiệu quả? Bệnh trĩ ngoại không chỉ là căn bệnh khó nói mà các triệu chứng của nó còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đứng ngồi không yên. Do đó, đa phần người mắc bệnh trĩ ngoại đều nôn nóng muốn tìm các biện pháp chữa trị nhanh chóng và một trong số đó là phương pháp cắt trĩ ngoại.
Những điều cần biết về bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại đang ngày càng trở nên phổ biến với tỉ lệ mắc cao nhất là ở những người thường xuyên đứng nhiều, ngồi lâu 1 tư thế, bị táo bón hoặc kiết lỵ lâu ngày, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người mắc bệnh mãn tính. Sự xuất hiện của búi trĩ là khi 1 hoặc nhiều các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn quá mức làm tắc nghẽn và hình thành nên các búi trĩ.
Búi trĩ ngoại thường xuất hiện ở phía dưới đường lược, các xoang tĩnh mạch trĩ phồng to. Ở giai đoạn nặng các búi trĩ ngoại sẽ gây viêm nhiễm, người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu nóng rát, ngứa ngáy ở hậu môn. Ở trực tràng sẽ thấy đau, cơ thắt giãn nở, hậu môn bị phù nề, các khe nằm giữa búi trĩ có thể bị loét nông màu đỏ.
Bệnh trĩ ngoại gây nên triệu chứng khó chịu, các cơn đau dữ dội thậm chí xuất hiện cục máu đông được hình thành trong búi trĩ. Khi các búi trĩ ngoại bị căng phồng làm tắc hậu môn, sờ vào rất đau. Nếu người bệnh cọ xát sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu, đau đớn.
Trĩ ngoại nếu không được sớm chữa trị, không lấy được các cục máu đông sẽ hình thành mẩu da thừa làm loét và gây chảy máu kéo dài. Ngoài ra, khi búi trĩ phát triển to sẽ kèm theo triệu chứng tiết dịch nên dễ gây viêm nhiễm, người bệnh sẽ thấy đau rát, ngứa ngáy, sợ đi đại tiện, máu chảy nhiều ở hậu môn.
Một số trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại khi phát triển bệnh nặng sẽ gây nên những căn bệnh khác như áp xe hậu môn, rò hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ, tắc trĩ, viêm cấp tĩnh mạch...
Chính vì vậy, việc điều trị bệnh trĩ ngoại nên được tiến hành càng sớm càng tốt. Một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn chính là cắt trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại có cần phẫu thuật không ?
Bệnh trĩ ngoại có cần phẫu thuật không theo Tiến sĩ Trịnh Tùng còn phụ thuộc vào nhiều cấp độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Hiện nay, để chữa trị bệnh trĩ ngoại có thể dùng thuốc nội khoa hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Vì thế, để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình có cần phẫu thuật không bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa sâu về hậu môn trực tràng.
Mặc dù bệnh trĩ ngoại không được chia thành các cấp độ như bệnh trĩ nội. Tuy nhiên căn cứ vào mức độ, kích thước của búi trĩ cũng như các biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cắt trĩ hay không.
Với những trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại kích thước búi trĩ vẫn còn nhỏ các bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y cùng 1 chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ. Ngoài ra bạn có thể áp dụng các bài tập co bóp hậu môn để giúp quá trình đào thải phân ra ngoài được hiệu quả hơn.
Các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại có thể được bào chế dạng thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn. Những loại thuốc này thường có tác dụng ngay lập tức, làm giảm đi những dấu hiệu ngứa ngáy, phù nề, tiêu viêm, kháng khuẩn, hạn chế tổn thương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại dạng thuốc uống. Thuốc uống chữa bệnh trĩ ngoại có tác dụng phục hồi tĩnh mạch, hạn chế táo bón.
Đặc biệt, lưu ý với những trường hợp bệnh trĩ ngoại độ 2 cần theo dõi chặt chẽ. Bệnh trĩ ngoại có cần phẫu thuật không sẽ do các bác sĩ quyết định. Bệnh trĩ ngoại độ 2 có thể áp dụng nội khoa hoặc ngoại khoa. Nếu búi trĩ ngoại độ 2 có kích thước to, búi trĩ bị huyết khối gây tắc nghẽn cấp tính, trĩ ngoại gây chảy máu và đau đớn thì cũng có thể cân nhắc cắt trĩ.
Với những trường hợp mắc trĩ ngoại độ 3 hoặc trĩ ngoại độ 4 các búi trĩ có kích thước lớn, các búi trĩ có dấu hiệu viêm nhiễm, dùng thuốc không cải thiện triệu chứng thì nên tiến hành phẫu thuật sớm.
Như vậy, bệnh trĩ ngoại có cần phẫu thuật không cần phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như chỉ định của bác sĩ đưa ra. Bạn nên sớm thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ.
Tham khảo một số phương pháp cắt trĩ ngoại hiện nay
Có rất nhiều phương pháp cắt trĩ ngoại khác nhau. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa giỏi để được tư vấn phương pháp phù hợp.
1. Phương pháp cắt trĩ ngoại đơn độc
Phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp người bệnh mắc bệnh trĩ ngoại tắc mạch. Tuy nhiên, không áp dụng với trường hợp bị viêm nhiễm hậu môn, sa trĩ vòng.
2. Kẹp búi trĩ và kéo ra ngoài
Bác sĩ sẽ dùng panh kẹp búi trĩ sau đó kéo búi trĩ ra ngoài. Trước khi thực hiện sẽ cần tiêm thấm dung dịch Xylocain có Adrenalin pha loãng để phân tích và bóc tách búi trĩ.
Phương pháp này sẽ loại bỏ búi trĩ từ da tới niêm mạc hậu môn khỏi cơ tròn tới gốc búi trĩ. Cuối cùng bác sĩ sẽ khâu thắt gốc búi trĩ bằng chỉ chậm tiêu. Phương pháp này cũng có thể để hở hoặc khâu kép niêm mạc da bằng chỉ tiêu nhanh
3. Phẫu thuật trĩ ngoại tắc mạch
Phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp bị trĩ ngoại tắc mạch nhằm lấy cục máu đông ra ngoài. Tuy nhiên, không áp dụng với những trường hợp bị sa trĩ tắc mạch lan rộng có dấu hiệu hoại tử hoặc viêm nhiễm hậu môn,
Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiêm dung dịch Xylocain pha với Adrenalin, rạch lớp niêm mạc ở ngay trên cục máu đông, đem phân tích mẫu niêm mạc, có thể để mở hoặc khâu niêm mạc bằng chỉ tiêu nhanh.
4. Phẫu thuật cắt mẩu da thừa do trĩ ngoài
Cắt mẩu da thừa do trĩ ngoại thường được thực hiện tốt nhất là để hở. Phương pháp này thường được chỉ định với những trường hợp vùng hậu môn có cục da thừa do vệ sinh khó khăn hoặc do mất thẩm mỹ.
5. Cắt trĩ ngoại bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Nếu bạn lo lắng, thắc mắc không biết trĩ ngoại có cần phẫu thuật không thì có thể tham khảo phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay không sử dụng dao cắt y tế thông thường mà sử dụng sóng cao tần tác động vào búi trĩ và loại bỏ búi trĩ bằng dao điện.
Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội: thời gian thực hiện thủ thuật nhanh chóng, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, hạn chế tác động đến vùng da lân cận xung quanh, hạn chế sưng đau, chảy máu.
Biện pháp chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ ngoại có cần phẫu thuật hay không sẽ do các bác sĩ chuyên khoa quyết định. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi mắc bệnh trĩ cũng như khi điều trị bệnh trĩ bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:
- Luôn vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch, sau khi đi vệ sinh có thể dùng nước muối pha loãng để vệ sinh hậu môn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nước trà xanh, nước lá trầu không để vệ sinh hậu môn. Sau khi rửa sạch hậu môn bạn nên dùng dung dịch betadine 10%, dung dịch xanh methylen.
- Luôn giữ vùng hậu môn khô ráo, tránh ẩm ướt sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm trùng hậu môn.
- Khi vùng da hậu môn lành lại bạn không nên gãi mạnh cho dù lúc đó có dấu hiệu ngứa ngáy.
- Tránh các nguyên nhân gây táo bón, rặn mạnh sẽ làm tổn thương vùng hậu môn.
- Nếu bạn có dấu hiệu đi đại tiện nhiều lần trong ngày, ngứa ngáy hậu môn, dùng thuốc nhưng các dấu hiệu không khỏi nên báo ngay cho các bác sĩ để được hướng dẫn
- Tái khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cân bằng để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
Tóm lại, trĩ ngoại có cần phẫu thuật không sẽ do các bác sĩ thăm khám và quyết định dựa vào dấu hiệu cũng như tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải. Nếu bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng, có dấu hiệu biến chứng hoặc tái phát sau 1 số năm thì vẫn có thể can thiệp ngoại khoa. Vì vậy, bạn hãy tìm những cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ.