Bệnh trĩ ngoại là bệnh lý nguy hiểm phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng mà rất nhiều người có thể mắc phải do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy, làm thế nào để nhận biết và điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả? Những chia sẻ của các chuyên gia hậu môn trực tràng trong bài viết dưới đây sẽ là đáp án đầy đủ chính xác nhất cho mọi người về vấn đề này.
Tìm hiểu: Bệnh trĩ ngoại là gì?
Bệnh trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ hình thành ở phía dưới đường lược trong ống hậu môn do các tĩnh mạch thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ ổ bụng dồn xuống nên căng phồng gãy gập và tạo thành búi trĩ.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ ngoại là:
- Thói quen ăn uống không hợp lý, ăn theo sở thích nên gây ra các bệnh về đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu hóa và đại tiện, hình thành nên bệnh trĩ ngoại
- Tâm lý căng thẳng stress và áp lực cuộc sống gây tác động tiêu cực lên các bộ phận trên cơ thể trong đó có vùng hậu môn trực tràng.
- Tình trạng táo bón kéo dài chính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ ngoại
- Đặc trưng công việc ngồi lâu một chỗ ít vận động khiến máu lưu thông đến hậu môn bị cản trở gây áp lực lên thành hậu môn, hình thành nên bệnh trĩ.
- Phụ nữ có thai và sau sinh là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ ngoại do quá trình mang thai và sinh nở vùng xương chậu và hậu môn phải chịu áp lực quá lớn gây chèn ép đến các bộ phận khác làm tăng áp lực lên hậu môn và các tĩnh mạch.
- Ngoài ra, những người mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ gan, táo bón, rối loạn tiêu hóa, hen phế quản, giãn phế quản là những người có nguy cơ bị mắc bệnh trĩ ngoại cao nhất.
- Quan hệ đồng tính, quen dùng sức rặn mạnh khi đi cầu, thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh cũng là nguyên nhân gây trĩ ngoại.
Việc nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại là cách tốt nhất giúp mọi người có thể phòng tránh và chữa trị bệnh an toàn hiệu quả.
Các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại cần khám bác sĩ ngay
So với bệnh trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn do búi trĩ hình thành ngay bên ngoài mép hậu môn nên người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường hoặc sờ bằng tay.
Các nếp gấp ở hậu môn sưng to :
Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ ngoại do các chất cặn bẩn đọng lại ở hậu môn gây viêm nhiễm khiến hậu môn bị đau rát, khó chịu
Lớp da ngoài hậu môn lồi lên :
Các nếp gấp hậu môn bị sưng phồng lên gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt cũng như tiểu tiện, nếu kéo dài sẽ khiến lớp da bên ngoài hậu môn lồi lên.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn hơn khi tế bào da xung quanh hậu môn có biểu hiện xơ cứng kết hợp với sự co thắt của cơ vòng hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn :
Quá trình lưu thông máu đến hậu môn bị cản trở gây hình thành các cục máu đông, hậu môn sưng phồng và kéo dài gây hiện tượng nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu.
Sưng phồng hậu môn :
Áp lực xung quanh tĩnh mạch hậu môn làm cho vùng da khu vực này căng phồng và chồng chéo lên nhau, búi trĩ sưng to và lồi lên quanh hậu môn, người bệnh có cảm giác vướng cộm, búi trĩ phát triển to và xoắn lại gây cảm giác đau rát bất tiện cho người bệnh.
So với bệnh trĩ nội, các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện hơn có thể sờ bằng tay hoặc quan sát bằng mắt thường. Trĩ ngoại không gây chảy máu, trừ khi búi trĩ phát triển to gây tắc tĩnh mạch.
Xem thêm: 9 nguyên nhân bệnh trĩ không thể bỏ qua [Xem ngay]
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không nếu để lâu ngày?
Chuyên gia hậu môn trực tràng TS, BS CKII Trịnh Tùng cho biết: Bệnh trĩ ngoại là bệnh lý nhạy cảm xuất hiện ở vùng kín nên mọi người thường có tâm lý e ngại xấu hổ không muốn đi thăm khám bác sĩ. Chính điều này khiến bệnh có thời gian kéo dài và phát triển nặng, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Ung thư hậu môn trực tràng: Búi trĩ phát triển to và có dấu hiệu bị xơ hóa sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển, đây là biến chứng nguy hiểm nhất của trĩ ngoại đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Hoại tử hậu môn: Búi trĩ ngoại phát triển to và sa ra khỏi hậu môn tiết dịch nhiều hơn bình thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm, nhiễm trùng và phá hủy búi trĩ, sau đó sẽ dẫn đến hoại tử hậu môn
- Ung thư trực tràng: Tình trạng viêm nhiễm do trĩ ngoại gây ra có thể lan rộng và dẫn đến ung thư trực tràng.
- Gây đau đớn cho người bệnh: So với bệnh trĩ nội thì bệnh trĩ ngoại gây đau đớn cho người bệnh nhiều hơn do khu vực hình thành trĩ ngoại tập trung nhiều đầu mút thần kinh nên người bệnh dễ bị đau đớn khi vận động di chuyển hay làm việc nặng.
- Gây bội nhiễm: tình trạng búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn gây chảy máu, nứt kẽ hậu môn, nếu dùng sức rặn mạnh có thể gây rách tầng sinh môn dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn từ phân và nước tiểu xâm nhập vào.
- Nghẹt búi trĩ: Trường hợp bị bệnh nặng, búi trĩ ngoại sa quá mức khiến các cơ vòng hậu môn chèn ép gây tắc tĩnh mạch và lưu thông máu đến búi trĩ làm tắc nghẹt búi trĩ khiến búi trĩ càng sưng to và cứng hơn, không có khả năng quay lại hậu môn mà thường trực ở bên ngoài gây đau đớn.
Ngoài ra, khi bệnh trĩ ngoại phát triển nặng còn có thể khiến chức năng hậu môn bị rối loạn, người bệnh mắc các bệnh về da, suy giảm ham muốn tình dục và thiếu máu nghiêm trọng…những tác hại mà trĩ ngoại gây ra đối với sức khỏe người bệnh là không nhỏ, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của người bệnh. Vì vậy, ngay khi có biểu hiện của bệnh trĩ, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị.
Bệnh trĩ ngoại có chữa được không?
Theo chuyên gia hậu môn trực tràng TS.Bs CKII Trịnh Tùng thì bệnh trĩ ngoại tuy nguy hiểm nhưng vẫn có cách chữa trị an toàn nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, đúng cách.
Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp chữa bệnh khác nhau:
1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà đơn giản hiệu quả
Đối với các trường hợp mắc bệnh trĩ ngoại nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị bệnh tại nhà như:
1.1. Sử dụng lá ngải cứu
Lá ngải cứu được xem là vị thuốc dân gian rất tốt có tác dụng giảm đau và cầm máu hiệu quả. Người bệnh bị mắc trĩ ngoại khi có biểu hiện chảy máu hậu môn thì có thể dùng la ngải tươi rửa sạch, để khô và giã lấy nước uống.
1.2. Hạt gấc
Lấy khoảng 30g nhân hạt gấc giã nhỏ, đem trộn với giấm gạo rồi bọc vào vải sạch đắp lên búi trĩ giúp giảm đau, khử trùng và co búi trĩ hiệu quả.
1.3. Cây thiên lý
Lấy một nắm lá thiên lý tươi đem rửa sạch rồi giã nát với một ít muối và khoảng 30ml nước rồi lọc qua vải màn.
Rửa sạch vùng trĩ bằng nước muối pha loãng hoặc thuốc tím rồi dùng bông tẩm tẩm dung dịch nước lá thiên lý đắp trực tiếp lên búi trĩ, để trong khoảng 20-30 phút, mỗi tuần thực hiện 1-2 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, để việc chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà đạt hiệu quả, người bệnh cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng
- Hạn chế làm việc nặng, dành thời gian nằm nghỉ ngơi trên giường
- Duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng stress kéo dài
- Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày
2. Bệnh trĩ ngoại uống thuốc gì an toàn và nhanh khỏi bệnh nhất?
Các trường hợp bị trĩ ngoại nhưng búi trĩ còn nhỏ và chưa phát triển nặng thì có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại giúp kháng viêm, giảm sưng, chống co buộc búi trĩ và cầm máu hiệu quả.
Thuốc chữa bệnh trĩ có thể là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn. Mọi vấn đề về liều lượng và cách sử dụng, thời gian điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mọi người không nên tự ý mua thuốc về dùng tại nhà sẽ rất nguy hiểm.
Một số loại thuốc phổ biến có tác dụng khá tốt trong việc điều trị bệnh trĩ như: SpoBio Trĩ, An Trĩ Khang, Khang Trĩ Hoàn, Tottri, Safinar, An Trĩ Vương, Preparation H…
- Dung dịch bôi chữa bệnh trĩ: Recticare, Nupercainal,…
- Kem bôi điều trị bệnh trĩ: Anusol, Americaine, Mayinglong Musk
3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng biện pháp can thiệp ngoại khoa
Đối với các trường hợp bị bệnh trĩ ngoại nặng, việc chữa trị tại nhà hay chữa bệnh bằng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ phải sử dụng đến các biện pháp can thiệp ngoại khoa để chữa trị cho người bệnh.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ như: Phương pháp Longo, PPH, HCPT…tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Xem thêm: Tổng hợp triệu chứng bệnh trĩ theo từng loại bệnh
Bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Ngoài việc áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tại nhà thì khi bị mắc bệnh trĩ ngoại, để việc chữa trị đạt hiệu quả, người bệnh cần phải chú ý kiêng một số loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như:
- Không sử dụng nước ngọt có gas, điều này sẽ làm tăng áp lực xuống hậu môn khiến các tĩnh mạch bị tổn thương.
- Không sử dụng thức ăn có dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá, cà phê
- Không ngồi một chỗ quá lâu
Ngoài ra, để có thể hỗ trợ cho việc chữa bệnh, bên cạnh việc kiêng khem những thực phẩm không tốt thì người bệnh cũng cần chú ý bổ sung một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe cơ thể như:
- Ăn nhiều rau xanh bổ sung chất xơ, giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón, sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Ăn nhiều hoa quả tươi giúp bổ sinh vitamin và khoáng chất như đu đủ chín, trái bơ, việt quất, cam quýt, thanh long…
Người bệnh cần lưu ý: Chế độ ăn uống chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại chứ không có khả năng chữa khỏi bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu của bệnh, mọi người cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Vậy Bệnh trĩ ngoại có lây không? Các chuyên gia hậu môn trực tràng khẳng định là KHÔNG, nhưng những người sống trong cùng gia đình có chế độ sinh hoạt giống nhau thì có khả năng bị mắc bệnh trĩ giống nhau.
Bệnh trĩ ngoại là bệnh lý nguy hiểm ở vùng hậu môn trực tràng cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để tránh trường hợp biến chứng có thể xảy ra. Nếu còn thắc mắc hay cần tìm hiểu thêm về bệnh trĩ, mọi người hãy gọi ngay đến số máy 0243.9656.999 để được các chuyên gia hỗ trợ kịp thời.