[ Bệnh trĩ vòng ] là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay
Bệnh trĩ vòng được đánh giá là tổ hợp của nhiều dạng trĩ nặng và phức tạp, khi mà búi trĩ đã tiến triển mức độ nặng gây đau đớn và nguy hiểm cho sức khỏe. Việc tìm hiểu về nguyên nhân trĩ vòng, triệu chứng cũng như cách điều trị là tiền đề giúp bệnh nhân sớm chủ động đi thăm khám chuyên khoa, điều trị sớm ngăn ngừa biến chứng.
Tổng quan trĩ vòng là gì ?
Trước khi tìm hiểu bệnh trĩ vòng là gì, cùng tìm hiểu bệnh trĩ là thế nào. Bệnh trĩ là một dạng bệnh lý tại hậu môn trực tràng, là sự căng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, gây sưng viêm hoặc xung huyết. Bệnh trĩ được chia thành 3 phân loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ vòng là tổ hợp của các búi trĩ hỗn hợp liên kết, sưng to chiếm hầu hết diện tích hậu môn. Trĩ vòng được đánh giá là dạng tiến triển muộn và nặng của bệnh trĩ, gồm nhiều búi trĩ với các kích thước khác nhau xếp thành vòng tròn quanh chu vi hậu môn.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ vòng do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ vòng cũng như bệnh trĩ nói chung chủ yếu do sự suy yếu cơ vòng hậu môn cùng sự căng giãn đám rối tĩnh mạch hậu môn. Khi đó, các đám rối này dần dần bị sa ra ngoài hậu môn và hình thành các búi trĩ. Cụ thể các nguyên nhân gây ra trĩ vòng thường gặp bao gồm:
- Táo bón (hoặc tiêu chảy) kéo dài: Táo bón lâu ngày khiến người bệnh phải cố rặn mạnh, làm tăng áp lực lên đám rối tĩnh mạch, dần dần các đám rối này bị giãn ra gây nên bệnh trĩ.
- Do tính chất công việc: Ngồi lâu, đứng lâu do đặc thù nghề nghiệp làm tăng áp lực lên hậu môn, khiến các đám rối tĩnh mạch hậu môn tổn thương, sa giãn quá mức.
- Mang thai và sinh con: Tử cung phát triển trong thai kỳ gây áp lực lên vùng chậu, trong đó có hệ thống tĩnh mạch hậu môn. Khi đó các đám rối bị giãn ra, quá trình sinh con cũng có thể gây tổn thương đến đám rối tĩnh mạch hậu môn.
- Chế độ ăn uống: Thiếu chất xơ, lười ăn rau xanh gây tình trạng táo bón kéo dài cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
- Căng thẳng, stress: Gây tăng tiết cortisol làm các mạch máu hậu môn bị sa giãn.
Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ mắc trĩ vòng gồm:
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến lưu thông máu trong cơ thể, còn làm tăng nguy cơ táo bón gây sa giãn các đám rối tĩnh mạch hậu môn.
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh trì thì bạn có thể có nguy cơ mắc trĩ cao hơn (do thói quen sinh hoạt, ăn uống trong 1 gia đình sẽ tương đồng nhau).
Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ vòng thường gặp
Bệnh trĩ vòng không hiếm gặp, tuy nhiên nếu phát hiện ra mình mắc trĩ vòng thì điều này chứng minh rằng bạn đang mắc bệnh trĩ khá nặng. Các triệu chứng trĩ vòng bao gồm:
- Đau rát hậu môn: Khối trĩ vòng chiếm hầu hết chu vi hậu môn, khi ngồi sẽ làm tăng áp lực lên hậu môn hoặc bắt nguồn từ tình trạng trĩ tắc mạch gây tình trạng đau dữ dội kèm theo sưng viêm, phù nề, hoại tử búi trĩ.
- Sa búi trĩ vòng: Tổ hợp các búi trĩ hỗn hợp đã sưng to; quan sát thấy xuất hiện nhiều búi trĩ với nhiều kích thước khác nhau, bao xung quanh là các búi trĩ nhỏ và ở giữa là búi trĩ kích thước lớn.
- Đi ngoài ra máu: Trường hợp này máu thường là máu tươi, chảy nhiều thành giọt hoặc thành tia.
- Ngứa hậu môn: Búi trĩ vòng sưng và sa xuống hậu môn chảy dịch gây kích ứng, ngứa ngáy ở xung quanh hậu môn.
Bệnh trĩ vòng nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trĩ vòng và bệnh trĩ hỗn hợp đánh đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao nhất. Nếu không được điều trị, trĩ vòng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chức năng sinh lý hậu môn về sau:
1. Gây nhiễm trùng hoại tử hậu môn
Khi búi trĩ sa ra ngoài không thể đẩy vào được, chúng sẽ càng sưng to hơn gây tắc lỗ hậu môn, lâu ngày bị viêm nhiễm, hoại tử.
2. Ung thư hậu môn trực tràng
Búi trĩ sưng to và liên kết tạo thành trĩ vòng dưới niêm mạc hoặc trống hố ngồi hậu môn. Cùng với tình trạng viêm nhiễm hậu môn kéo dài tạo điều kiện cho các
3. Mất máu nghiêm trọng
Có đến 94% bệnh nhân mắc trĩ mất máu dẫn đến cơ thể xanh xao, suy giảm thể trạng, thiếu máu mãn tính…Có nhiều trường hợp mất máu quá nhiều phải nhập viện cấp cứu, truyền máu mới tiến hành điều trị.
4. Tắc mạch trĩ
Búi trĩ sưng to, hình thành cục máu đông gây đau đớn dữ dội và khó chịu mỗi khi đi đại tiện. Ngay cả khi ngồi hoặc đứng cũng có cảm giác đau đớn vô cùng.
Cách điều trị bệnh trĩ vòng hiệu quả cùng chuyên gia
Để xác định được cách điều trị bệnh trĩ vòng phù hợp, bệnh nhân cần thăm khám cụ thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Bệnh trĩ vòng có chữa được không?
Bệnh trĩ vòng tuy là dạng bệnh trĩ nặng và phức tạp nhưng vẫn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh thăm khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ. Do là tổ hợp của các dạng trĩ phức tạp và nghiêm trọng, trong đó có dạng trĩ hỗn hợp nên việc dùng thuốc điều trị trĩ vòng không mang lại hiệu quả.
Bệnh trĩ vòng cần can thiệp ngoại khoa để điều trị, cụ thể là tiến hành cắt trĩ vòng. Người bệnh trĩ vòng cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và tiến hành cắt trĩ vòng càng sớm càng tốt, tránh gây các biến chứng tắc mạch, sa nghẹt trĩ dẫn đến những ảnh hưởng không đáng có đến sức khỏe.
2. Cách điều trị bệnh trĩ vòng hiện nay
Phẫu thuật cắt trĩ vòng có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên hiện nay, các bác sĩ - chuyên gia hậu môn trực tràng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang áp dụng phương pháp HCPT II trong điều trị trĩ vòng nói riêng và bệnh trĩ nói chung.
Ưu điểm cắt trĩ bằng phương pháp HCPT II:
- Cắt trĩ bằng sóng cao tần theo nguyên lý quang đông huyết mạch, không can thiệp dao kéo cắt trực tiếp búi trĩ.
- Phẫu thuật ít xâm lấn nên giúp hạn chế đau hoặc không đau, hạn chế chảy máu và hạn chế biến chứng hậu phẫu.
- Thời gian cắt trĩ HCPT II chỉ khoảng 15-20 phút, không cần nằm viện.
- Vết thương nhỏ, rút ngắn thời gian hồi phục so với các phương pháp cắt trĩ cổ điển.
- Hiệu quả loại bỏ búi trĩ đạt đến 99%, giảm tỷ lệ tái phát chỉ còn dưới 1%.
3. Cách phòng ngừa bệnh trĩ vòng
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và kết hợp chăm sóc tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ vòng, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát bệnh.
- Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước và hạn chế thức ăn khó tiêu, đồ ăn nhiều đạm vào buổi tối.
- Với những người làm văn phòng, đặc thù công việc phải ngồi nhiều thì nên đứng lên đi lại thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh trĩ tái phát.
- Không nên nhịn đại tiện, nên duy trì thói quen đi đại tiện mỗi ngày và vào 1 khung giờ cố định (tốt nhất là buổi sáng thức dậy).
- Thường xuyên vận động thể thao, giữ gìn vệ sinh vùng nhạy cảm sạch sẽ, mặc đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi.
- Không nên rặn mạnh, nên dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc điều trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây, thông tin về bệnh trĩ vòng đã được giải đáp trong bài viết. Mọi thông tin cần tư vấn cụ thể, vui lòng gọi ngay số máy 0243.9656.999 để được hỗ trợ nhanh nhất.